Kiểm tra (số 1) – môn : Vật lý 11

Câu 17. Đưa vật A mang điện tích dương tới gần quả cầu kim loại nhỏ treo bằng một dây tơ thì ta thấy vật A hút quả cầu. Từ kết quả này có thể kết luận :

A. Quả cầu mang điện âm.

B. Quả cầu bị nhiễm điện do hưởng ứng .

C. Có tương tác giữa vật mang điện và không mang điện.

D. A hoặc B.

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra (số 1) – môn : Vật lý 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA (SỐ 1) –
MÔN : VẬT LÝ 11
	Câu 1. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí:
Tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 2. Theo thuyết electron cổ điển thì thế nào là một vật nhiễm điện dương hay nhiễm điện âm. Câu nào là đúng?
Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương.
Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm.
Vật nhiễm điện dương là vật thiếu các electron, vật nhiễm điện âm là vật có dư các electron.
Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít.
Câu 3. Tính chất cơ bản của điện trường là:
Điện trường gây ra cường độ điện trường tại mọi điểm trong nó.
Điện trường gây ra điện thế tác dụng lên điện tích đặt trong nó.
Điện trường gây ra đường sức điện tại mọi điểm đặt trong nó.
Điện trường gây ra lực điện tác dụng lên điện tích đặt trong nó.
Câu 4. Câu nào là đúng khi nói về vectơ cường độ điện trường.
Vectơ cường độ điện trường cùng phương và cùng chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó.
Vectơ cường độ điện trường cùng phương và cùng chiều với lực tác dụng lên một điện tích dương đặt trong điện trường đó.
Vectơ cường độ điện trường cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó.
Vectơ cường độ điện trường cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng lên một điện tích âm đặt trong điện trường đó.
Câu 5. Trong các qui tắc vẽ các đường sức điện sau đây, qui tắc nào sai ?
Tại một điểm bất kỳ trong điện trường nói chung có thể vẽ được một đường sức đi qua điểm đó.
Các đường sức nói chung xuất phát từ các điện tích âm và tận cùng tại các điện tích dương.
Các đường sức không cắt nhau.
Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức được vẽ dày hơn.
Câu 6. Cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại điểm cách nó một khoảng r có độ lớn :
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 7. Hai vật dẫn mang điện tích cách nhau một khoảng r. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai vật đó giảm đi hai lần nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng. Khi đó lực tương tác giữa hai vật :
A. Tăng lên hai lần.	B. Giảm đi hai lần.
C. Tăng lên bốn lần	D. Giảm đi bốn lần.
Câu 8. Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm.
A. Điện tích Q.	B. Điện tích thử q.
C. Khoảng cách r từ Q đến q.	D. Hằng số điện môi của môi trường.
Câu 9. Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?
A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.	
B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.
C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.	
D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.
Câu 10. Dựa vào hình ảnh đường sức điện ở các hình vẽ sau:
 H.a H.b H.c
a) Hình ảnh đường sức điện ở hình vẽ nào ứng với các đường sức của một điện tích âm?
A. Hình ảnh đường sức điện ở H.a.	B. Hình ảnh đường sức điện ở H.b	
C. Hình ảnh đường sức điện ở H.c.	D. Không có hình ảnh nào.
b) Hình ảnh đường sức điện ở hình vẽ nào ứng với các đường sức của một điện tích dương?
A. Hình ảnh đường sức điện ở H.a.	B. Hình ảnh đường sức điện ở H.b	
C. Hình ảnh đường sức điện ở H.c.	D. Không có hình ảnh nào.
c) Hình ảnh đường sức điện ở hình vẽ nào ứng với các đường sức của một điện trường đều?
A. Hình ảnh đường sức điện ở H.a.	B. Hình ảnh đường sức điện ở H.b	
C. Hình ảnh đường sức điện ở H.c.	D. Không có hình ảnh nào.
Câu 11. Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì?
A. B âm, C âm, D dương.	B. B âm, C dương, D dương.
C. B âm, C dương, D âm.	D. B dương, C âm, D dương.
Câu 12. Hình dưới vẽ dạng đường sức của một điện trường nằm trong vùng không gian giữa hai điểm A và B. Gọi EA và EB là cường độ điện trường tại A và B. Chọn câu khẳng định đúng.
A. EA > EB	B. EA < EB 	C. EA = EB 	
D. Không khẳng định được vì không biết chiều các đường sức.
Câu 13. Lực tác dụng giữa hai điện tích – 3.10-9C nằm cách nhau 50mm là :
A. 1,8.10-16N	B. 3,6.10-15N	C. 1,6.10-6N	D. 3,2.10-5N
Câu 14. Một điện tích điểm q = 10-7C đặt tại một điểm A trong điện trường, chịu tác dụng của lực F = 3.10-3N. Cường độ điện trường tại A có độ lớn :
A. v/m	B. 3.104 v/m	C. 3.1010 v/m	D. Một giá trị khác.
Câu 15 : Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7C và 4.10-7C tác dụng vào nhau một lực 0,1N trong chân không. Tính khoảng cách giữa chúng.
A. r = 3cm.	B. r = 4cm.	C. r = 5cm.	D. r = 6cm.
Câu 16. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 v/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4N. Độ lớn của điện tích đó là :
A. 1,25.10-4C	B. 8.10-2C	C. 1,25.10-3C	D. 8.10-4C.
Câu 17. Đưa vật A mang điện tích dương tới gần quả cầu kim loại nhỏ treo bằng một dây tơ thì ta thấy vật A hút quả cầu. Từ kết quả này có thể kết luận :
A. Quả cầu mang điện âm.	
B. Quả cầu bị nhiễm điện do hưởng ứng .
C. Có tương tác giữa vật mang điện và không mang điện.	
D. A hoặc B.
Câu 18. Một quả cầu kim loại bán kính r mang điện tích Q>0 đặt cô lập trong chân không. Cường độ điện trường tại một điểm cách tâm quả cầu một khoảng d là:
A. 	B. 	C. 	D. Một giá trị khác.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10a
10b
10c
11
12
13
14
15
16
17
18
Đáp án
D
C
D
B
B
C
C
B
C
B
A
C
C
A
D
B
D
C
D
A
KIỂM TRA (SỐ 2) – 
MÔN : VẬT LÝ11
	Cho sơ đồ mạch điện (h.vẽ): Hai đèn giống nhau có ghi (50V – 25W). Nguồn điện có suất điện động ε = 24V, điện tử trong r = 1, R = 9.
ε, r
	a) Tính điện trở của mỗi đèn?
	b) Xác định cường độ dòng điện qua mạch?
	c) Tính hiệu điện thế mạch ngoài?
	d) Các đèn có sáng bình thường không? Vì sao?
	e) Tính hiệu suất của nguồn điện?
	f) Nếu tháo một bóng đèn thì đèn còn lại sáng mạnh hay yếu hơn so với trước đó? Tại sao?
ĐÁP ÁN
	a)	
	 	 = 	
	b) Điện trở của mạch ngoài:	 	
	Cường độ dòng điện qua mạch:	
	 = 	
	c) Hiệu điện thế mạch ngoài:	
	 = 0,4.59 = 23,6 V	
	d) Hiệu điện thế đặt vào 2 đầu của mỗi đèn:
	UĐèn = I.R2Đèn 	
	 = V	
	UĐèn< Uđ m đèn nên đèn sáng yếu
 e) Hiệu suất của nguồn:	H% = 	
	 = 	
	f) Nếu tháo một bóng đèn thì cường độ dòng điện qua đèn:
	 = (A)	
	(Với RN = R + Rđ = 9 +100 = 109 )	
	Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn:
	U’đèn = I.Rđ = 0,22.100 = 22 V	
	Ta thấy U’đèn > Uđèn nên đèn sáng hơn trước đó.	
KIỂM TRA (SỐ 3) – 
MÔN : VẬT LÝ11
Câu 1: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là gì? So sánh tính dẫn điện của môi trường chất điện phân với môi trường kim loại? Giải thích?
Câu 2: Một bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song; mỗi pin có suất điện động = 0,9V và điện trở trong r = 0,6. Một bình điện phân có điện trở R = 205 được mắc vào 2 cực của bộ nguồn nói trên. Tính khối lượng đồng bám vào catôt của bình trong thời gian 50 phút.
ĐÁP ÁN 
	Câu 1:
	- Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong 
	điện trường 	
	- Môi trường chất điện phân dẫn điện kém hơn môi trường kim loại	
	Giải thích. Vì:
+ Mật độ ion trong chất điện phân thường nhỏ hơn mật độ electron tự do trong kim loại.	
+ Khối lượng và kích thước của ion lớn nên vận tốc chuyển động có hướng của chúng nhỏ.	
+ Chuyển động của ion bị cản trở mạnh do môi trường dung dịch rất mất trật tự.	
	Câu 2:	
	Tính:	(V)	
	 ()	
	Cường độ dòng điện qua bình điện phân: 
	 (A)	
	Khối lượng đồng bám vào catôt:
	= (g)	

File đính kèm:

  • docVat ly 11002.doc
Giáo án liên quan