Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tuần 33 - tiết 130
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Thế nào là câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ? Cho ví dụ. (2 điểm)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (trên 10 câu) theo chủ đề về mẹ. Trong đó có sử dụng các kiểu câu (cảm thán, trần thuật). Gạch chân các kiểu câu đã sử dụng trong đoạn văn. (4 điểm)
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 8 LỚP: TUẦN: 33 - TIẾT: 130 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ. A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) Câu 1: Những từ nào sau đây là từ nghi vấn? a. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào. b. Ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi. c. Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu. d. Không, chưa, chả, không phải (là), đâu có phải (là). Câu 2: Xác định kiểu hành động nói trong câu: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” a. Bộc lộ cảm xúc b. Trình bày c. Điều khiển d. Hứa hẹn. Câu 3: Câu nào sau đây là câu cầu khiến? a. Là con chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ. b. Các em im lặng có được không ? c. Hãy lao động cần cù gắng sức. d. Ngoài trời mưa rơi mãi không thôi. Câu 4: Câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn” có trật tự từ: a. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. b. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. c. Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm của lời nói. d. Liên kết câu với câu khác trong văn bản. Câu 5: Câu nào dưới đây là câu phủ định miêu tả? a. Mẹ chẳng còn tiền cho anh em mình ăn quà vặt đâu. b. Chúng con không hư như mẹ nói đâu mẹ ạ. c. Thực ra là thế này, không phải tôi nói dối mọi người đâu. d. Có lẽ ai cũng bảo tôi nhầm, nhưng tôi không nói sai bao giờ. Câu 6: Quan hệ giữa chú bé Hồng và người cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc kiểu quan hệ xã hội nào? a. Quan hệ trên - dưới. b. Quan hệ ngang hàng. c. Quan hệ giai cấp. d. Quan hệ thân - sơ Câu 7: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán? a. Thảm hại thay cho nó! b. Ta thích thú biết bao khi lại được ngồi vào bàn ăn! c. Ngột làm sao, chết uất thôi! d. Thế thì con biết làm thế nào. Câu 8: Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng gì trong các chức năng sau? a. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, b. Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). c. Cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. d. Thông báo, xác nhận, phản bác một ý kiến, một nguyện vọng. II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) Cột A (Kiểu câu) Cột B (Ví dụ) Trả lời Câu nghi vấn Câu trần thuật. Câu cầu khiến. Câu phủ định a. Bạn Nhung là học sinh Trường THCS Tam Thanh. b. Bạn có thích món quà đó không? c. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! d. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! e. Hãy sống như đời núi, vươn tới những tầm cao! 1 → 2 → 3 → 4 → III. Chữa những lỗi sai trong các câu sau cho đúng và nêu lí do sai: (1 điểm) 1. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. 2. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Thế nào là câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ? Cho ví dụ. (2 điểm) Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (trên 10 câu) theo chủ đề về mẹ. Trong đó có sử dụng các kiểu câu (cảm thán, trần thuật). Gạch chân các kiểu câu đã sử dụng trong đoạn văn. (4 điểm) ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 8 TUẦN 33 (TV) A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án đúng c b c a a a d c II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) 1→ b ; 2→ a; 3→ e; 4→ c III. Chữa những lỗi sai trong các câu sau cho đúng và nêu lí do sai: (1 điểm) 1. Đúng mỗi ý 0,25 điểm. - “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta Cách mạng tháng Tám 1945. Hoặc: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta Cách mạng tháng Tám 1945. - Dùng từ không thuộc cùng một trường từ vựng. 2. Đúng mỗi ý 0,25 điểm. - Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung. Hoặc: Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ. Hoặc: Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng. - Dùng từ bao hàm nhau trong quan hệ lựa chọn. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Câu phủ định miêu tả: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Ví dụ: Ngôi nhà này chưa đẹp. - Câu phủ định bác bỏ: Phản bác một ý kiến, một nhận định. Ví dụ: Con không phải là người ăn cắp. Câu 2: (4 điểm) - Viết đúng đoạn văn theo chủ đề, hình thức. (2 điểm) + Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, đúng chính tả. + Viết đoạn văn có nội dung rõ ràng, lành mạnh. - Có sử dụng 2 kiểu câu (cảm thán, trần thuật). (Đúng mỗi kiểu câu 0,5 điểm) - Gạch chân đúng 2 kiểu câu (cảm thán, trần thuật). (Đúng mỗi kiểu câu 0,5 điểm).
File đính kèm:
- BAI_33_20150726_104419.doc