Kiểm tra 1 tiết lớp 8 môn Tiếng việt (Đề + đáp án)
10. Dấu ngoặc đơn trong câu “ Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định” có tác dụng gì?
A. Thuyết minh cho phần đứng trước.
B. Giải thích cho phần đứng trước.
C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
D. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước.
11. Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để làm gì?
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
A . Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó.
B. Đánh dấu lời thoại.
C. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
D.Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó.
Trường THCS Vĩnh Thành. KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp 8. MÔN : TIẾNG VIỆT Tên. ĐIỂM LỜI PHÊ I-TRẮC NGHIỆM: (3điểm) 1/ Thán từ là những từ dùng để : Nhấn mạnh thái độ đánh giá sự việc Biểu thị thái độ đánh giá sự việc Bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc gọi đáp Đi kèm với một từ ngữ khác để biểu thị tình cảm 2/ Xác định thán từ trong câu sau “ Lan ơi ! Con đâu rồi ?” A. Con. B. đâu . C.ơi. D. rồi. 3/ Tình thái từ “à” trong câu “Bạn chưa về à ?” được dùng trong : Câu cầu khiến C. Câu biểu thị sắc thái tình cảm Câu nghi vấn D. Câu cảm thán 4/ Các vế trong câu ghép: “ Vì hôm qua trời mưa to nên con đường này trở nên lầy lội” có quan hệ : Nguyên nhân – kết quả C. Bổ sung Điều kiện D. Giải thích 5/ Các vế của câu ghép : “Tuy nhà nghèo nhưng Lan vẫn cố gắng học thật giỏi” có quan hệ : Nguyên nhân C. Giải thích Lựa chọn D. Tương phản. 6/ Trong câu: “Buổi chiều ở biển thật đẹp, ngay cả Bình, một người nổi tiếng lầm lì cũng phải xuýt xoa....”, từ nào là trợ từ : ngay cả C. đẹp lầm lì D. xuýt xoa 7.Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh ? A. vắng teo B. lạnh buốt C. vi vu D. trắng xoá 8. Trong câu “ Hôm nay nó tậu được những hai con ngỗng đấy” đã sử dụng loại từ ngữ nào? A. Từ ngữ địa phương. C. Từ toàn dân. B. Biệt ngữ xã hội D. Cả A,B,C đều sai. 9. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? A. Không có gì, người ta lảng dần đi. B. Mẹ đi làm còn em đi học. C. Hắn chửi trời và hắn chửi đời. D. Hắn uống đến say mèm người rồi hắn đi. 10. Dấu ngoặc đơn trong câu “ Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định” có tác dụng gì? A. Thuyết minh cho phần đứng trước. B. Giải thích cho phần đứng trước. C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. D. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước. 11. Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để làm gì? Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! A . Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó. B. Đánh dấu lời thoại. C. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó. D.Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó. 12. Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau có tác dụng gì? Hôm sau,bác sĩ bảo Xiu: “ Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom- thế thôi”. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. II-TỰ LUẬN: (7 điểm) 1/ Phân tích các câu ghép sau (Xác định cụm C – V trong các vế câu, chỉ ra quan hệ giữa các vế câu). (2 điểm) a. Mình nói với bạn ấy hay là bạn nói với bạn ấy. b. Nếu bạn cố gắng trong học tập thì bạn sẽ đạt kết quả cao trong kì thi tới. 2/ Đặt câu ghép với các cặp quan hệ từ sau (2 điểm) a)Vì..................................................nên............................................................. . .. b)Giá..............................................................thì............................................................. c)Tuy.nhưng d)Nếu.thì. 3.Dấu hai chấm dùng để làm gì? Cho ví dụ một trường hợp sử dụng dấu hai chấm, nêu tác dụng cụ thể? ( 3 điểm) ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP ÁN C C B A D A C B A D B D II. TỰ LUẬN. 1. Xác định đúng C- V (0,5 đ) , chỉ ra quan hệ (0,5đ) a. Quan hệ lựa chọn. b. Quan hệ điều kiện . 2. Học sinh tự làm. Mỗi câu 0,5 đ 3. Công dụng d61u hai chấm( 1đ) , ví dụ đúng (1 đ), nêu đúng công dụng ( 1đ) Dấu hai chấm dùng để : -Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; -Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). Ví dụ HS tự làm. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG THẤP CAO kiến thức TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Thán từ 1 câu 1 câu 2 câu Trợ từ 1 câu 1 câu Câu ghép 2 câu 1 câu 2 câu 3 câu 2 câu Dấu câu 3 câu 1 câu 1 câu 3 câu 2 câu Biệt ngữ xh 1 câu 1 câu Từ tượng thanh 1 câu 1 câu Tình thái từ 1 câu 1 câu
File đính kèm:
- kiem tra 1t TV 8.doc