Kiểm tra 1 tiết học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn

10 . Người đương thời gọi Nguyễn Thiếp là gì?

 A. La Sơn Phu Tử. B. Hải Thượng Lãn Ông.

 C. Không Lộ Thiền Sư. D. Tam Nguyên Yên Đổ.

11 .Tác hại lớn nhất của lối học mà Nguyễn Thiếp phê phán trong văn bản “ Bàn luận về phép học” là gì?

 A. Làm cho nhân tài bị mai một.

 B. Làm cho “ nền chính học bị thất truyền”.

 C. Làm cho chúa tầm thường, thần nịnh hót.

 D. Làm cho nước mất nhà tan.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS ..	KIỂM TRA (1 tiết)
Lớp :8 	 Môn : Ngữ Văn
Tên :..	
ĐIỂM
LỜI PHÊ
ĐỀ:
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. (3đ)
1. Tác giả văn bản Hịch tướng sĩ của ai ?
A. Lí Công Uẩn.	B. Trần Quốc Tuấn.
C . Hồ Chí Minh. 	D. Nguyễn Trãi.
2. Người ta thường viết hịch khi nào?
A. Khi đất nước kết thúc chiến tranh.
B. Khi đất nước thanh bình.
C. Khi đất nước phồn thịnh.
D. Khi đất nước có giặc ngoại xâm.
3. Hình ảnh nào không xuất hiện ở đoạn văn miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặctrong văn bản”Hịch tướng sĩ” ?
	A. Cú diều	B. Trâu ngựa.
	C. Dê chó	D. Hổ đói.
4. Ai là người thường dùng thể chiếu?
	A. Nhà sư.	B. Nhà nho ở ẩn.	C. Nhà vua.	D. Quan lại.
5. Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của người viết trong văn bản “Chiếu dời đô”?
	A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?
	B. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
	C. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
	D. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
6. Từ nào có thể thay thế từ “ mưu toan” trong cụm từ “mưu toan nghiệp lớn” ở văn bản “Chiếu dời đô”?
	A. Mưu tính.	B. Mưu hại.	C. Mưu sinh. 	D. Âm mưu.
7.Văn bản “Bình Ngô đại cáo” được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ mấy của dân tộc ta?
	A. Thứ nhất.	B. Thứ hai.	C. Thứ ba.	D. Thứ tư.
8. Dòng nào nói đúng nhất chức năng của thể cáo?
	A. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn để mọi người cùng biết.
	B. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc của thủ lĩn một phong trào.
	C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
	D. Dùng để tâu lên vua ý kiến, đề nghị của bề tôi.
9. Văn bản “ Bình Ngô đại cáo” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
	A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh. 
	B. Khi giặc Minh đô hộ nước ta.
	C. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.
	D. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.
10 . Người đương thời gọi Nguyễn Thiếp là gì?
	A. La Sơn Phu Tử.	B. Hải Thượng Lãn Ôâng. 
	C. Không Lộ Thiền Sư.	D. Tam Nguyên Yên Đổ.
11 .Tác hại lớn nhất của lối học mà Nguyễn Thiếp phê phán trong văn bản “ Bàn luận về phép học” là gì?
	A. Làm cho nhân tài bị mai một.
	B. Làm cho “ nền chính học bị thất truyền”.
	C. Làm cho chúa tầm thường, thần nịnh hót.
	D. Làm cho nước mất nhà tan. 
12. Văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Miêu tả.	B. Tự sự.	C. Nghị luận.	D. Biểu cảm.
II. TỰ LUẬN. (7đ)
 1/ Chép lại chính xác bài thơ Đi đường của chủ tịch Hồ Chí Minh , nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (3đ)
 2/ Em hiểu thế nào là thể văn “ Chiếu” ? (1đ)
 3/ Văn bản Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp đã phê phán lối học lệch lạc sai trái nào và đề cao phương pháp học tập đúng đắn nào? Tác hại của lối học lệch lạc sai trái và kết quả của phương pháp học tập đúng đắn ra sao? ( 3 đ)
BÀI LÀM
....
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án 
B
D
B
C
D
A
B
A
C
A
D
C
II. TỰ LUẬN
	1. Học sinh chép lại bài thơ.
Hoàn cảnh sáng tác: Trong tgian bị chính quyền TGT bắt giam từ 8/1942- 9/1943
 2/ Thể chiếu là thể văn do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh
3 / Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học:
-Lối học lệch lạc, sai trái:
+ Chuộng hình thức.
+Cầu danh lợi.
-Tác hại:
+Chúa tầm thường, thần nịnh hót.
+Nước mất, nhà tan.
Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn :
-Việc học phải được phổ biến rộng khắp.
-Phương pháp học phải:
+Tuần tự từ thấp đến cao, từ những kiến thức cơ bản đến khái quát.
+Học rộng, nghĩ sâu, tóm lượt những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
+Học phải biết kết hợp với hành, theo điều học mà làm.
Tác dụng của việc học chân chính:
-Đất nước nhiều nhân tài.
-Chế độ vững mạnh.
-Quốc gia hưng thịnh.
MA TRẬN
Mức độ
Tên bài 
Biết 
Hiểu
Vận dụng
( Tự luận)
Hịch tướng sĩ
1 ,3
2
Chiếu dời đô.
4
5, 6
2
Bình Ngô đại cáo.
7, 9
8
Bàn luận về phép học
10
11, 12
3
Đi đường
1

File đính kèm:

  • dockt1tiet K8 II.doc
Giáo án liên quan