Kiểm tra 1 tiết học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn

10. Câu văn : “ Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn !” biểu hiện điều gì ?

 A. Sự tự an ủi của Lão Hạc đối với bản thân mình.

 B. Sự chua chát của Lão Hạc khi nói về thân phận mình.

 C. Sự hối hận của Lão Hạc đối với cậu Vàng.

 D. Sự thương tiếc của Lão Hạc đối với cậu Vàng

11. Khi ông giáo nói với Lão Hạc “ Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.” nhằm mục đích gì?

 A. An ủi Lão Hạc. B. Lừa gạt Lão Hạc.

 C. Tự an ủi mình. D. Cười đùa Lão Hạc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VĨNH THÀNH	KIỂM TRA 1 TIẾT
LỚP 8	MÔN : NGỮ VĂN
HỌ TÊN:..	Thời gian: 45 phút
ĐIỂM
LỜI PHÊ
I. Trắc nghiệm ( Khoanh tròn câu trả lời em cho là đúng nhất)
1 . Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm nào của Ngô Tất Tố ?
	A. Tắt Đèn	B. Lều chõng	C. Việc làng	D. Tập án cái đình.
2. Văn bản “Lão Hạc” là sáng tác của nhà văn nào? 
	A. Nguyên Hồng	B. Thanh Tịnh	C. Nam Cao	D. Ngô Tất Tố.
3. Văn bản “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào?
	A. Hồi kí	B. Truyện ngắn .	C. Tùy bút.	D. Bút kí.
4. Trong văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh ai là nhân vật chính?
	A. Oâng đốc. 	B. Thầy giáo.	C. Người mẹ. 	D. Nhân vật “ tôi”.
5. Nhân vật “ Tôi” trong văn bản “Tôi đi học” nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình khi nào?
	A. Khi về thăm trường cũ.
	B. Khi đi qua cánh đồng trước đây mình thả diều.
	C. Khi thời tiết sang thu và khi nhìn những em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
	D. Khi về thăm thầy giáo cũ của mình.
6. Theo em, nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà Ngô Tất Tố muốn gửi gắm qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
	A. Nông dân là người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả.
	B. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ.
	C. Trong đời sống có một quy luật tất yếu :có áp bức thì có đấu tranh.
	D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất. 
7. Phần trích sau : “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [.] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” nói lên điều gì?
A. Sự yếu đuối của Lão Hạc.	B. Sự khổ cực của Lão Hạc .
 C. Sự già nua của Lão Hạc.	D. Sự đau đớn về tinh thần của Lão Hạc.
8. Trong tác phẩm “ Lão Hạc”, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
	A. Là người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
	B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
	C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
 	D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
9. Nguyên nhân sâu xa nào khiến Lão Hạc phải chọn cái chết?
	A. Lão Hạc ăn phải bã chó.
	B. Lão Hạc ăn hận vì trót lừa Cậu Vàng.
	C. Lão Hạc không muốn sống nghèo khổ nữa .
	D. Lão Hạc rất thương con và không muốn liên lụy đến bà con hàng xóm.
10. Câu văn : “ Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn !” biểu hiện điều gì ?
	A. Sự tự an ủi của Lão Hạc đối với bản thân mình.
	B. Sự chua chát của Lão Hạc khi nói về thân phận mình.
	 C. Sự hối hận của Lão Hạc đối với cậu Vàng.
	D. Sự thương tiếc của Lão Hạc đối với cậu Vàng
11. Khi ông giáo nói với Lão Hạc “ Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.” nhằm mục đích gì?
	A. An ủi Lão Hạc.	 	B. Lừa gạt Lão Hạc.
	C. Tự an ủi mình.	D. Cười đùa Lão Hạc.
12. Em hiểu từ “ rất kịch” trong câu văn “ Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi lại cuối đầu không đáp” của Nguyên Hồng có nghĩa là gì?
	A. Đẹp.	B. Giả dối.	C. Hay. 	D. Độc ác.
II. Tự luận : (7 đ)
	1. Văn bản “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng có ý nghĩa gì đối với chúng ta? (1đ)
.
	2. Tóm tắt lại văn bản “ Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.	( 4 đ)
.....	
	3. Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 dòng nêu nhận xét của em về nhân vật Lão Hạc.
......
ĐÁP ÁN 
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án 
A
C
B
D
C
C
D
A
D
B
A
B
II. TỰ LUẬN
	Câu 1. Tình mẫu tử là nguồn tình cảm thiêng liêng không bao giờ vơi cạn trong tâm hồn cua3a mổi con người.
 Câu 2. Học sinh nêu được những sự việc chính trong văn bản theo trình tự nhất định.
 èVì thiếu suất sưu người em chồng đã chết từ năm ngoái , anh Dậu bị đánh trói đem ra đình cùm kẹp vừa được tha về. Một bà hàng xóm ái ngại cảnh gia đình chị nhịn đói suốt từ hôm qua mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo đưa lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ lí trưởng lại xột vào định trói anh mang đi. Van xin tha thiết rồi dùng lí lẽ không xong chị Dậu liều mạng đá ngã nhào hai tên vô lại.
 Câu 3: Học sinh trình bày theo nhận xét của mình nhưng phải thấy được Lão Hạc là một lão nông chất phác, nhân hậu , thương con và có lòng tự trọng
MA TRẬN
Mức độ
Tên bài 
Biết 
Hiểu
Vận dụng
( Tự luận)
Tôi đi học
4,5
Tức nước vỡ bờ
1
6
2
Lão Hạc
2,3
7,8,9,10,11
3
Trong lòng mẹ
12
1

File đính kèm:

  • docKT 1 tiet van hkI .doc
Giáo án liên quan