Kì thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT lần 4 môn Ngữ văn - Trường THCS Thị Trấn Tứ Kỳ

Câu 1: (2.0 điểm)

 “ Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao không lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất ”

a. Cho biết tác giả và tác phẩm có đoạn văn trên?

b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Nhân vật đó tâm sự với ai?

c. Công việc có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật có lời thoại ở trên? Phẩm chất của nhân vật được biểu hiện trong đoạn văn?

Câu 2 :( 3.0 điểm)

 Một số bạn em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở:

" Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng làm được gì có ích".

Câu 3: (5.0 điểm)

Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển về đêm là một bức tranh rất đẹp về hình ảnh con người lao động làm chủ, hài hoà với thiên nhiên vũ trụ.

Em hãy phân tích làm rõ nhận xét trên?

 

doc7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT lần 4 môn Ngữ văn - Trường THCS Thị Trấn Tứ Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ G. D & Đ.T HẢI DƯƠNG KÌ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT (Lần IV)
	TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TU KY Ngày thi: 15/6/2014 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 
	 Thời gian làm bài: 120 phót 
Câu 1: (2.0 điểm)
 “ Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao không lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất”
Cho biết tác giả và tác phẩm có đoạn văn trên?
Đây là lời thoại của nhân vật nào? Nhân vật đó tâm sự với ai?
Công việc có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật có lời thoại ở trên? Phẩm chất của nhân vật được biểu hiện trong đoạn văn?
Câu 2 :( 3.0 điểm)
	Một số bạn em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở:
" Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng làm được gì có ích".
Câu 3: (5.0 điểm)
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển về đêm là một bức tranh rất đẹp về hình ảnh con người lao động làm chủ, hài hoà với thiên nhiên vũ trụ.
Em hãy phân tích làm rõ nhận xét trên?
---------------------- HẾT --------------------------
 SBD thí sinh: -------------- Chữ kí GT 1: ------------------
 SỞ G.D & Đ.T HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
KÌ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 
	Thời gian làm bài:120 phút- Ngày 15 /6/2014 
Câu - Ý
 Đáp án
Biểu điểm
Câu1: 
2 điểm
a. Nguyễn Thành Long - Tác phẩm Lặng lẽ Sa pa 
0.5 điểm
b. Lời thoại của anh thanh niên. Anh thanh niên tâm sự với ông họa sĩ. 
0.5 điểm
c. Anh Thanh niên có nhận thức sâu sắc về vai trò công việc mình làm. Công việc đối với anh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.Nó là niềm vui, là lẽ sống của anh. Qua đó bộc lộ phẩm chất của nhân vật là người yêu nghề, hết lòng vì công việc.
1.0 điẻm
Câu 2:
3 điểm
A- Yêu cầu:
1. Về hình thức:
- Biết cách làm kiểu nghị luận xã hội
- Luận điểm đúng đắn, sỏng tỏ
- Diễn đạt lưu loát
2. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại nêu được các ý sau:
* Yêu cầu nội dung:
- Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
a, Mở bài: - Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của một con người.
- Người xưa từng nhắc nhở "Nếu..........có ích " 
0.5 điểm
b, Thân bài: 
LĐ1: giải thích thế nào là học:
- Học là tiếp thu các tri thức vốn có của nhân loại qua hoạt động học tập ở nhà trường và ngoài xã hội.
- Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
LĐ2: Khẳng định lời dạy bảo của người xưa là đúng
- Còn trẻ mà không học đến nơi đến chốn thì sẽ không có đủ kiến thức sơ đẳng để bước vào đời.
- Trình độ học vấn thấp dẫn đến suy nghĩ, tiếp thu kém do đó không có khả năng làm tốt mọi công việc.
- Trong thời đại khoa học kĩ thuật phátt triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao.
0.75 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
- LĐ3: Liên hệ - bổ sung.
- Học vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mỗi người
- Biển học vô bờ nên mỗi chúng ta phải học (Liên hệ với lời khuyên của Lê nin, của Bác Hồ)
- Phải biết học những cái đúng, cái có ý nghĩa. Học không ngừng mọi nơi, mọi tuổi tác
- Áp dụng những điều học vào làm những điều có ích
- Là học sinh cần nỗ lực không ngừng để có tri thức vững chắc bước vào tương lai phục vụ đất nước.
0.75 điểm
c, Kết bài: Khái quát lại nội dung hoặc đưa ra lời khuyên, lời nhắc nhở với mọi người - đặc biệt là thế hệ trẻ.
0,5 điểm
B- Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lý lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt
- Điểm 1: Đạt được nửa yêu cầu nội dung. Mắc lỗi về hình thức
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp
Câu 3:
5 điểm
A* Yêu cầu: 
- Trên cơ sở những kiến thức khái quát về tác giả Huy Cận, về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, học sinh có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ về đoạn thơ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau:
1. MB: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu khái quát nội dung của đoạn thơ - Trích dẫn ý kiến nhận xét.
0,5 điểm
2. TB: 
(1) Khung cảnh đánh cá giữa biển đêm được khắc họa bằng nhiều vẻ đẹp:
+ Vẻ đẹp của con người: 
- Được miêu tả ở nhiều góc độ: khỏe khoắn, đầy hứng khởi (được thể hiện qua không khí lao động - hoạt động đánh bắt cá - khẩn trương sôi nổi (Ra đậu dặm xa dò bụng biển / Dàn đan thế trận lưới vây giăng ; Ta hát bài ca gọi cá vào / Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao); 
+Tư thế làm chủ, tầm vóc lớn lao, thậm chí sánh ngang cùng vũ trụ (Thuyền ta lái gió với buồm trăng / Lướt giữa mây cao với biển bằng); 
+Tình yêu, lòng biết ơn đối với biển cả (Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào). 
+Tinh thần lao động hăng say, sức mạnh tập thể ( Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng)
+ Vẻ đẹp - giàu của thiên nhiên: không gian bao la, rộng mở, vừa kỳ vĩ vừa nên thơ với biển, trăng, sao, mây, gió (Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng; Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long...); với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy tựa như vẻ đẹp của tranh sơn mài (Cá nhụ cá chim cùng cá đé / Cá song lấp lánh đuốc đen hồng / Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe); với sự giàu có, phong phú  của các loài cá trên biển. 
+ Vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên hài hòa, hô ứng nhau tạo thành vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa gần gũi với con người. 
- Đặc biệt vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng làm tôn lên vẻ đẹp và tầm vóc của con người. Con người lao động làm chủ thiên nhiên làm chủ cuộc đời mở ra tương lai tốt đẹp đang chờ đón. 
(2)  Nét nổi bật là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Chính bút pháp lãng mạn với cảm hứng say sưa, bay bổng, với các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh con người, vũ trụ... đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đoạn thơ cũng như bài thơ này.  
- Sự sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ: vừa kỳ vĩ, vừa lung linh, huyền ảo, được tạo nên bởi trí tưởng tượng bay bổng và những liên tưởng phong phú, bất ngờ.
- Âm hưởng, giọng điệu trong đoạn thơ vừa sôi nổi, khỏe khoắn vừa bay bổng, nhịp thơ biến hóa linh hoạt, kết hợp các biện pháp tu từ tinh tế,... 
4.0 điểm
3.0 điểm
1.25 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.75 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
3. KB: 
- Đây là đoạn thơ đặc sắc của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, kết tinh vẻ đẹp, thể hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ, góp phần khiến cho bài thơ trở thành khúc tráng ca khỏe khoắn, say sưa, bay bổng ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới, cuộc sống mới động thời thể hiện sự biến chuyển về tư tưởng, tình cảm trong thơ Huy Cận.  
0.5 điểm
B Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 4<5: Đạt được các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
- Điểm 3<4: Đạt được cơ bản yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1,2<3: Chưa đạt được hết yêu cầu nêu trên, nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Chú ý: Nếu học sinh có những ý sáng tạo so với đáp án thì sẽ cho điểm khuyến khích (tùy theo mức độ) nhưng điểm của bài làm không vượt quá tổng điểm của câu hỏi này.

File đính kèm:

  • docki_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_lan_4_mon_ngu_van_truo.doc