Kĩ năng bình thơ
Tôi trú ở am phóng sinh của Tây Hồ, ban đêm thường đi một mình dạo trên đường cầu gãy, lúc trở về hay sợ lạc đường, chỉ nhớ nhìn ánh đèn xa xa ở chùa Phật mà lần về. Nhờ chuyện ấy mới biết câu thơ Ngư phủ từ là hay”.
- Liên hệ đến một hành động có ý nghĩa thực nghiệm.
Bình ba chữ tầng khói phủ trong câu thơ: Nước biếc trông như tầng khói phủ trong bài Thu ẩm của Nguyễn Khuyến.
“Tầng khói phủ, khói gì ? Khói thổi cơm chiều toả ra từ các mái nhà? Không có lẽ. Vậy là hơi nước bốc lên thành sương chiều, màu lam mờ mờ như khói. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai là thứ khói sóng ấy. Trông như là so sánh nhưng không xác định, tạo ra cái gì lửng lơ, vừa là nó vừa không phải là nó. Nước biếc trong các ao chuôm lẫn vào trong sương mờ trông như có tầng khói phủ lên trên. Đó là đặc trưng của cảnh thu chăng.”
- Liên hệ đối lập với thơ đang bình.
Bình bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
“Ngày xưa các tác giả thường ít nói đến vợ mình. Có nói đến thì phần nhiều là khi vợ đã qua đời. Thỉnh thoảng mới thấy nói đến vợ đang còn sống. Cố nhiên cũng để ca ngợi đức thờ chồng của các bà. Nghĩa là các ông thương vợ nhưng với tư cách của một ông chồng phong kiến. Được thư và quà vợ gởi (Cao Bá Quát), Giã vợ đi làm quan (Phan Thanh Giản), Đưa vợ về Nam (Nguyễn Thông) không thoát ra khỏi tư tưởng ấy.
Tú Xương không giống các nhà thơ ấy trong Thương vợ. Cho nên bài thơ có vị trí riêng trong văn chương.”
Nói sơ không hết, nói dày thảm thương. (Ca dao) Ta đã nghe: nói ngọt ngào, nói như ru, nói mặn mà; còn nói sơ, nói dày quả là lạ. Khi người ta yêu nhau có nhiều cách nói: Thương thì thương cho chắc, nay lại dặn: Đừng thương lã chã. Tình yêu cũng nhiều ngôn ngữ, dặn nhau một điều khá lạ.” (Phỏng theo Chế Lan Viên). - “Nghệ sĩ dân gian viết: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề. Hàng loạt câu hỏi tu từ gợi liên tưởng. Hình ảnh cái khăn, ngọn đèn, nước mắt,... gợi tả nỗi dằn vặt khổ đau thao thức của người con gái thôn dã. Đoạn ca dao không trực tiếp miêu tả tâm trạng nhân vật. Bằng con đường gián tiếp, chiếc khăn, ngọn đèn, con mắt đã nhân vật hoá tâm trang cô gái một cách sống động; khiến người đọc liên tưởng đến người con gái và nghĩ về tâm trạng của cô. Cái vắng mặt hiện dần, sự hiện diện mở ra một trời liên tưởng, dung lượng ý nghĩa của thơ mở rộng như sự hiển nhiên, tất yếu.” 2.4.6. Bình nhạc thơ. “Rắn mất đầu rắn sầu không chạy Chim mất cánh chim chẳng biết bay Từ ngày anh xa bậu tới nay Cơm ăn chẳng đặng, áo gài hở bâu. (Ca dao) Ngôn ngữ mộc mạc như lời nói bính thường, nhưng nhờ vần thơ hợp nhau thành một khối mà giàu chất thơ. Vần gieo trong bài đa dạng, lúc quấn quýt biểu lộ nỗi lòng xao xuyến nhớ thương (đầu, sầu); lúc thanh thản (bay, nay) nhưng suy tư. Và có lúc trầm nhẹ xuống (bay, nay, gài) như nỗi ngậm ngùi. Lạ hơn nữa trong cách nói: rắn không chạy và lạ trong cách nói ví von: Anh xa bậu như rắn mất đầu, như chim mất cánh.” 2.5. Bình thơ dựa vào lí luận văn học và mĩ học. - “Cảm quan vũ trụ và cảm quan sự sống quyện nhuyễn vào làm một. Thơ là cái này, thơ là cái nọ; nhưng chắc chắn thơ cũng là ánh chớp, là sự sáng bừng của cảm quan toàn diện ấy. Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. (Ca dao) Nhớ lại tuổi nhỏ ở quê nhà. Những buổi chiều quê, nhớ những vườn cải và những con ong làm cho hoa bay trong trời xanh. Cảm giác vũ trụ rưng rưng nơi những cánh hoa vàng lấm tấm quyện với cảm thụ đắng cay về cuộc đời: Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.” - “ Mở đầu câu ca dao là tả cảnh bâng quơ: Trời mưa bong bóng phập phồngnhưng đến câu thơ thứ hai, người đọc bỗng giật mình, chính khung cảnh thiên nhiên đó làm nền cho một bi kịch nội tâm của người thiếu phụ goá chồng, làm bật lên một câu hỏi nhức nhối: Mẹ đi lấy chồng con ở với ai ? Hai câu thơ thôi, nhưng là cả một thiên truyện đầy kịch tính. Người mẹ trẻ goá chồng ngồi ôm đứa con thơ, tựa cửa nhìn mưa xối xả ngoài trời mà lòng chị bào xé. Chị con trẻ quá ! Mưa buồn lê thê ! Hành trình hạnh phúc của chị nửa đường đứt gánh. Tâm hồn chị vẫn rạo rực yêu đương, khát khao hạnh phúc lứa đôi. Nhưng chị bước một bước nửa, con chị sẽ ở với ai ? Ý nghĩ về tương lai chợt bùng lên rồi tắt ngóm, bị chặn đứng lại. Chị bì vò xé day dứt. Câu hỏi dội lên trong lòng chị âm thầm mà khốc liệt. Chị tìm cách giải đáp và những câu trả lời lần lượt bị loại bỏ: Con ở với bà, bà không có vú Con ở với chú, chú là đàn ông Con ỏ với ông, ông không biết mớm ! Và chị cứ ngồi ôm con mà miên man, rối bời tâm trạng. Chị vẫn ngồi đó với nỗi buồn thân phận.” 2.4.6. Bình thơ bằng cách đưa giả thiết. - Bình câu thơ Sáng ra bờ suối tối vào hang (Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh) Chế Lan Viên viết: “Nếu viết: Tối vào hang sáng ra bờ suối, câu thơ sẽ sáng quá không hợp với tình hình lịch sử bấy giờ, nhởn nhơ quá không hợp với tâm hồn tác giả luc ấy. Câu thơ sẽ mở về phía suối, phía cảnh đẹp thưởng thức, phía thi sĩ hơn là khép lại phía hang, phía căn cứ hoạt động, phía nhà cách mạng. Nhưng ở Bác, con người thứ hai này mới là chính Bác “Lai vô ảnh khứ vô hình””. - Lê Trí Viễn bình hai câu thơ Kiều: Hải đường lả ngọn đông lân Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà. “Cây hải đường lả ngọn sang nhà hàng xóm, cành lá đẫm sương, đẫm trăng, ướt rượt, hoa lên la đà. Đêm xuân, trăng xuân, sương xuân hoá thành sức xuân đang lên dào dạt khiến cành xuân nghe mình nằng nặng sà sà xuống thấp và ngọn xuân nghiêng lả qua rào nhà bên. Tả cảnh nhưng tả tình. Cái xôn xao bên trong cây lá là cái rạo rực trong lòng người, rạo rự đêm xuân, rạo rực tình yêu. Ví thử đổi đi vài chữ Hải đường lả ngọn đầu sân, âm điệu bằng trắc không thay đổi, nhưng câu thơ thuần tả thực; đánh mất vẻ đẹp của cây, của tình cảm trong lòng người. Chỉ có câu Hải đường lả ngọn đông lân mới nói được cây mà cốt nói đợc người như câu thơ cổ: Xuân sắc mãn viên quan bất trú Nhất chi hồng hạnh nhất tường lai. (Sắc xuân đầy quá rào khôn xiết Cứ vượt tường ra hạnh một cành) 2.4.7. Bình thơ bằng cách liên hệ so sánh với bài thơ, câu thơ khác. - Liên hệ để củng cố. “Sông xuân, nước xuân, trời xuân, ba nét chính, ba thành viên của bức tranh xuân. Cũng như lạc hà, cô lộ, thu thuỷ, trường thiên là bốn nét chính của bức tranh thu trong bài phú Đằng Vương các tự của Vương Bột đời Đường. Đối với người xưa, khói sóng trên sông khiến người sầu (Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu). Đối với Bác, khói sóng là nơi để bàn việc quân, ở đâu Bác cũng bàn việc lớn và đêm về chở một khoang trăng đầy” (Phỏng theo Huỳnh Lý). - Liên hệ bằng chuyện ngoài thơ. Tuỳ Viên thi thoại (Viên Mai) kể: “Ngư phủ từ đời Tống có câu: Chớ lo trời tối về nhầm bến Cứ nhắm nơi nao chuối vượt rào. Tôi trú ở am phóng sinh của Tây Hồ, ban đêm thường đi một mình dạo trên đường cầu gãy, lúc trở về hay sợ lạc đường, chỉ nhớ nhìn ánh đèn xa xa ở chùa Phật mà lần về. Nhờ chuyện ấy mới biết câu thơ Ngư phủ từ là hay”. - Liên hệ đến một hành động có ý nghĩa thực nghiệm. Bình ba chữ tầng khói phủ trong câu thơ: Nước biếc trông như tầng khói phủ trong bài Thu ẩm của Nguyễn Khuyến. “Tầng khói phủ, khói gì ? Khói thổi cơm chiều toả ra từ các mái nhà? Không có lẽ. Vậy là hơi nước bốc lên thành sương chiều, màu lam mờ mờ như khói. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai là thứ khói sóng ấy. Trông như là so sánh nhưng không xác định, tạo ra cái gì lửng lơ, vừa là nó vừa không phải là nó. Nước biếc trong các ao chuôm lẫn vào trong sương mờ trông như có tầng khói phủ lên trên. Đó là đặc trưng của cảnh thu chăng.” - Liên hệ đối lập với thơ đang bình. Bình bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. “Ngày xưa các tác giả thường ít nói đến vợ mình. Có nói đến thì phần nhiều là khi vợ đã qua đời. Thỉnh thoảng mới thấy nói đến vợ đang còn sống. Cố nhiên cũng để ca ngợi đức thờ chồng của các bà. Nghĩa là các ông thương vợ nhưng với tư cách của một ông chồng phong kiến. Được thư và quà vợ gởi (Cao Bá Quát), Giã vợ đi làm quan (Phan Thanh Giản), Đưa vợ về Nam (Nguyễn Thông) không thoát ra khỏi tư tưởng ấy. Tú Xương không giống các nhà thơ ấy trong Thương vợ. Cho nên bài thơ có vị trí riêng trong văn chương.”C. KẾT LUẬN. 1. Bình thơ là ta cảm thấy hay diễn tình cảm cảm xúc đó thành văn bản để người đọc cùng rung độc với mình. Bình thơ vì thế đa dạng đòi hỏi năng lực thụ cảm và có kĩ năng bình thơ tốt. 2. Cảm thụ văn học là đồng sáng tạo với tác giả, bình thơ vì vậy luôn luôn là sự sáng tạo. HD-2001 PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Phân tích hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Phân tích hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học là phân tích : Hoàn cảnh lớn, Hoàn cảnh nhỏ và Hoàn cảnh cảm hứng. 1. Phân tích “Hoàn cảnh lớn” a. Hoàn cảnh lớn là hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá của thời đại. b. Xét đến cùng, tác phẩm văn học là con đẻ của thời đại. b1- Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn. Mỗi nhà văn sống trong một thời đại khác nhau nên tác phẩm văn học mang dấu ấn, chịu sự tác động của hoàn cảnh mà nhà văn sống. b2- Mỗi thời đại có một đặc trưng riêng biệt. Từ giai đoạn trong một thời đại có những nét khác nhau. Có thể thấy giai đoạn văn học văn học Việt Nam 1932 -1945 gồm những thời kì: 1932-1935, 1936-1939 và 1940-1945. Mỗi thời kì có những nét đặc thù của nó do hấp thu không khí của lịch sử của từng thời kì ấy. - Thời kì 1932-1935 + Đây là thời kì Mặt trận dân chủ: quyền dân chủ được mở rộng, phong trào dân chủ phát triển mạnh mẽ. Đảng Cọng sản hoạt động công khai. + Các nhà văn tập trung phản ánh mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp; tập trung khắc hoạ những nhân vật điển hình thuộc tầng lớp, giai cấp quý tộc. Tác phẩm vì vậy thể hiện sâu sắc và mãnh liệt sức phê phán tố cáo cái xấu, cái ác. Ví dụ: Nghị Hách (Giông tố - Vũ Trọng Phụng), Nghị Quế (Tắt đèn – Ngô Tất Tố), Nghị Lại (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan). - Thời kì 1936-1939 + Thế chiến thứ hai bùng nổ, Đảng Cọng sản chuyển vào hoạt động bí mật. + Các nhà văn đã có sự thay đổi khuynh hướng sáng tác. Khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi kéo theo sự đổi thay về khunh hướng văn học. Ví dụ: Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao là tác phẩm duy nhất trực tiếp thể hiện mâu thuẫn giai cấp. Chí Phèo (1941) là dư âm của thời kì Mặt trận dân chủ. Các tác phẩm khác của Nam Cao tập trung miêu tả mâu thuẫn, giằng xé nội tâm, gián tiếp lột tả mâu thuẫn xã hội. Tất các nhà văn khác như Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân,… thì viết về phong tục. - Thời kì 1940-1945 Nguyễn Công Hoan viết Danh tiết (1942) ca ngợi mẫu người lí tưởng của xã hội phong kiến. 2. Phân tích “Hoàn cảnh nhỏ” a. Hoàn cảnh nhỏ là hoàn cảnh riêng gắn liền với cuộc đời riêng của mỗi nhà văn. Mỗi nhà văn có cá tính, tiểu sử, thành phần xuất thân riêng. Nhà văn ________ trình độ học vấn quê hương, truyền thống, gia đình tâm sinh lí sở thích, thị hiếu môi trường sống b. Do hoàn cảnh riêng mà các nhà văn trong cùng một giai đoạn, một thời kì phản ánh và biểu hiện hiện thực trong tác phẩm khác nhau. - Các nhà văn lãng mạn tập trung thể hiện mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ. - Các nhà văn hiện thực thể hiện mâu thuẫn giữa các giai cấp. - Các cây bút yêu nước thể hiện vấn đề dân tộc, giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. - Các nhà văn cùng trong một khuynh hướng văn học nhiều khi có tư tưởng nghệ thuật khác nhau làm nên những nét riêng trong tác phẩm của họ. Ví dụ: Sự khác nhau giữa Nhất Linh và Thạch Lam. Khái Hưng và Trần Tiêu; Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan; Nguyễn Đình Chiểu và Tôn Thọ Tường. Xuân Diệu: “Cánh buồm thơ Nguyễn Đình Chiểu đã bọc lấy gió, lấy thời đại, gió bão than khóc, gào thét… đến nỗi không thể tách gió bão ra khỏi buồm”. 3. Phân tích “Hoàn cảnh cảm hứng” a. Hoàn cảnh cảm hứng gắn liền với tâm trạng tác giả, được hình thành do sự gặp gỡ giữa chủ thể (nhà văn) và khách thể (hoàn cảnh cụ thể) làm bùng cháy tình cảm, cảm xúc tiềm tàng trong trái tim nhà văn. Đó là giây phút lay động sâu sắc nhất, rung động mãnh liệt nhất tâm trí nhà văn; cảm xúc hưng phấn không thể kìm nén tuôn trào mạnh mẽ qua đầu ngọn bút. Nhà văn sáng tạo xuất phát từ những ám ảnh, day dứt về một vấn đề nào đó. Sự ám ảnh sẽ bùng vỡ khi gặp sự tương đồng ở một hoàn cảnh hiện thực, trong một khoảnh khắc đời sống nhất định nào đó. Đó là giây phút đốt cháy cảm xúc, thăng hoa cảm hứng sáng tạo, tác phẩm ra đời. Ví dụ: Tập thơ Từ ấy của Tố Hữu trong đó có đề tài thơ trẻ mồ côi, bất hạnh, bơ vơ: Mồ côi, Hai đứa bé, Một tiếng rao đêm,… Bài thơ Một tiếng rao đêm, như Tố Hữu tự bạch: bao đêm nằm trong xà lim, nghe tiếng đứa trẻ rao bán bánh bột lọc, thương lắm nhưng chưa đủ rung động để viết. Đây là hiện tượng thiếu một giọt nước để nước tràn lí, thiếu hoàn cảnh cảm hứng. Đến khi anh bạn tù tên Tùng tâm sự đứa bé ấy là con gái anh. Anh đi tù. Hai mẹ con tự nuôi sống nhau không biết có thiếu đủ răng không ? Chính lúc ấy, nguồn thơ Tố Hữu tuôn trào. Ai ăn bánh bột lọc không ? Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng ? Không phải giọng của một hầu đứng tuổi Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi Đây âm thanh của một cổ non tơ Mà dây ngân còn vương vấn dại khờ Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ. Ví dụ: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.II. Phân tích trực tiếp tác phẩm văn học Sau khi phân tích hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ta tiến hành phân tích trực tiếp tác phẩm văn học. Phân tích trực tiếp bao gồm: tổng hợp ban đầu, phân tích chi tiết, tổng hợp trên cơ sở đã phân tích. 1. Tổng hợp ban đầu a. Đọc kĩ tác phẩm, cảm thụ trực giác. b. Cảm thụ tác phẩm trong tính chỉnh thể, toàn vẹn về ội dung, nhận ra tinh thần chung và đặc điểm nghệ thuật, chú ý đặc điểm thể loại. Đây là quy luật tự nhiên của tiếp nhận văn học: cảm thụ toàn diển, tổng thể, không so sánh máy móc chi tiết của tác pẩm với hiện thực cuộc sống. Chẳng hạn: Bức tranh mùa thu trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu luôn chuyển động, vận động của khộng gian và thời gian (tuyến tính, một đi không trở lại). Đây mùa thu tới, mùa thu tới: tiếng reo thầm hồ hỡi của thi nhân Xuân Diệu. Khác với các nhà thơ trung đại ung dung đón nhận thời gian tuần hoàn bất động nhưng bất lực. 2. Phân tích chi tiết tác phẩm a. Đây là thao tác tháo rời tác phẩm thành các yếu để cảm thụ, phân tích và đánh giá. Phân tích từng yếu tố, từng phương diện của tác phẩm với ánh sáng tinh thần chung đã được cảm nhận ở bước thứ nhất: tổng hợp ban đầu. b. Khi lựa chọn chi tiết để phân tích phải lựa chọn những chi tiết đặc sắc bởi tron những yếu tố cấu thành tác phẩm văn học bao giờ cũng nổi lên một số yếu tố kết tinh tư tưởng và tình cảm của nhà văn. Trong thơ người xưa gọi là nhãn tự, thi nhãn, thần cú, cảnh cú (câu thơ reo vang lên). Chẳng hạn với bài thơ Ở Lai Tân của Hồ Chí Minh, câu thơ: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình là cảnh cú bởi nó rung lên đảo lộn tất cả bài thơ. c. Khi phân tích cần tôn trọng tính chỉnh thể, hệ thống của tác phẩm vì chi tiết chỉ có ý nghĩa khi trong một văn cảnh cụ thể. d. Phân tích nghệ thuật không chỉ là chia tách ra từng thành phần cấu tạo mà chủ yếu phải chỉ ra chức năng thẩm mĩ của bộ phận đó, khảo sát nội dung tư tưởng ẩn đằng sau mã kí hiệu (giải mã) của hình thức đó. e. Tăng cường so sánh đồng đại và lịch đại. 3. Tổng hợp trên cơ sở đã phân tích a. Tổng hợp nội dung tư tưởng, tình cảm được gởi gắm trong tác phẩm. c. Tổng hợp hình thức nghệ thuật, chỉ ra cái mới cái độc đáo của tác phẩm. III. Phân tích nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm văn học. Mỗi thể loại có những đặc trưng lời văn nghệ thuật riêng. Trong hệ thống lời văn nghệ thuật ấy cần chú ý đến nghệ thuật của tác giả. Nghệ thuật trần thuật thể hiện qua: quan điểm trần thuật, giọng điệu trần thuật và nhịp điệu trần thuật. 1. Quan điểm trần thuật (điểm nhìn trần thuật) a. Nhà văn không thể miêu tả sự vật, hiện tượng nếu không chọn cho mình một điểm nhìn. Đấy là: - Từ góc độ nào ? - Cao hay thấp ? - Xa hay gần ? - Ngoài vào trong hay trong ra ngoài ? b. Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Chính điểm nhìn đem đến giá trị thẩm mĩ, tạo sưc hấp dẫn cho tác phẩm văn học. Trong lịch sử văn học có hai trường nhìn chính: - Trường nhìn tác giả: đây là trần thuật theo sự quan sát, hiểu biết của người đứng ngoài truyện nên không bị hạn chế, rất khách quan. Ví dụ: văn học dân gian và văn học trung đại. - Trường nhìn nhân vật: trần thuật theo quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm. Kiểu trần thuật này thường hạn chế địa vị, hiểu biết; nhưng đem đến cho tác phẩm sắc thái riêng về tâm lí, cá tính, mang đậm tính chủ quan. Vì vậy tác phẩm văn học được tăng cường tính trữ tình. Ví dụ: Văn học hiện đại. Những nhà văn lớn không bao giờ sử dụng duy nhất một quan điểm trần thuật mà có sự thay đổi, biến chuyển quan điểm trần thuật. Đây chính là sự song trùng quan điểm trần thuật. Quan điểm của tác giả nhưng tâm lí, tính cách của nhân vật. Dựa vào cơ sở này, có thể chia loại ngôn ngữ trần thuật thành: Ngôn ngữ trần thuật ________ Trực tiếp (của tác giả) nhân vật Gián tiếp (kể, tả) Nửa trực tiếp 2. Giọng điệu trần thuật a. Giọng điệu trần thuật là một yếu tố quan trọng thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm văn học. Nhờ giọng điệu trần thuật mà ta nhận ra thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với đối tượng thẩm mĩ trong tác phẩm. b. Giọng điệu trong một tác phẩm văn học bao gồm: giọng chính và giọng phụ. Hai giọng điệu này chi phối nội dung tư tưởng của tác phẩm. Giọng điệu chính bao giờ cũng gắn liền với câu văn câu thơ mở đầu tác phẩm. Ví dụ: Giong điệu chính trong Một đám cưới của Nam Cao là giọng buồn thương, chua chát. Giọng điệu chính của Chí Phèo bề ngoài khách quan, lạnh lùng, nhưng bên trong là khao khát, nặng yêu thương. Đằng sau lời trần thuật khách quan là nỗi đau vô hạn về kiếp người của Nam Cao. Đằng sau giọng khách quan lạnh lùng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ là thái độ căm phẫn, uất ức. Đời thừa giọng chua chát, xót xa, cay đắng, cười ra nước mắt. Dù Hộ có đời sống tinh thần giống Nam Cao nhưng được nhà văn kể bằng giọng khách quan. 3. Nhịp điệu trần thuật: nhanh chậm, khoan thai, dồn dập, liềm mạch hay đứt đoạn đều thể hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn. KĨ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP THƠ A. Phần mở đầu. I. Một số khái niệm. 1. Phân tích (Analusis-Hi Lạp) là phân tách một sự vật hiện tượng ra thành nhiều yếu tố rồi xem xét đánh giá cái hay cái đẹp, cái bản chất của sự vật hiện tượng đó. 2. Tổng hợp (Synthetis) là tổ hợp yếu tố của một sự vật hiện tượng thành một hệ thống, là sự nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự thống nhất của nó. 3. Tư duy là sự phân giải những đối tượng của ý thức thành những yếu tố của nó, cũng như trong việc thống nhất liên hệ của chúng với nhau thành một thể thống nhất (không có phân tích thì không có tổng hợp). 4. Phân tích và tổng hợp là những phương tiện nhận thức một sự vật hiện tượng. Ta không thể biết cụ thể nếu không phân giải nó ra thành những yếu tố của nó; nếu không phân tích nó. Tuy nhiên, thao tác phân tích bản thân nó không cho ta hiểu biết toàn bộ sự vật hiện tượng. Nó phải dược bổ sung bằng thao tác tổng hợp, nhờ các kết quả của sự phân tích - tổng hợp nên có thể nhìn bao quát được sự vật hiện tượng trong chirng thể của nó. II. Phân tích và tổng hợp thơ. 1. Phân tích – tổng hợp một bài thơ là phân giải những yếu tố
File đính kèm:
- kĩ năng phân tích - thẩm bình thơ.doc