Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

 - 8 câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.

 + Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.

 + Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.

 - 82 câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm.

 + 12 câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.

 + 70 câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc:

 4 câu đầu đoạn khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắc;

 28 câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây;

 28 câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng;

 16 câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến).

 

doc21 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bị nhiễm HIV/AIDS và phải đoàn kết, hợp tác hơn nữa trong cuộc đấu tranh đẩy lùi căn bệnh thế kỉ.
b) Nghệ thuật
- Cách trình bày chặt chẽ, lô gich cho thấy ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt của cuộc chiến chống lại HIV/AIDS.
- Bên cạnh những câu văn truyền thông điệp trực tiếp, có rất nhiều câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Do đó, tránh được lối “hô hào” sáo mòn, truyền được tâm huyết của tác giả đến người nghe, người đọc.
c) Ý nghĩa văn bản 
- VB tuy ngắn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ sâu sắc, những dẫn chứng, số liệu cụ thể, thể hiện trách nhiệm và lương tâm của người đứng đầu Liên hợp quốc. Giá trị của VB còn thể hiện ở tư tưởng có tầm chiến lược, giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống căn bệnh thế kỉ.
3. Hướng dẫn tự học
- Anh (chị) hiểu như thế nào về câu cuối của bản thông điệp: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại bắt đầu từ chính các bạn”?
- Viết một VB về thực trạng phòng chống HIV/AIDS ở địa phương, trong đó đưa ra những giải pháp cụ thể theo quan điểm của anh (chị).
——&––
TÂY TIẾN
(QUANG DŨNG)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến.
	- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
	- Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.
2. Kĩ năng
	- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn kĩ năng cảm thu thơ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
a) Tác giả
	- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc.
	- Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa.
b) Tác phẩm
	- Những hiểu biết về đoàn quân Tây Tiến (quá trình thành lập, nhiệm vụ, thành phần, địa bàn hoạt động,…).
s Thành lập: 1947
s Thành phần: Học sinh, sinh viên, trí thức Hà Nội
s Địa bàn hoạt động: núi rừng phía tây Tổ quốc; thiên nhiên dữ dội, thơ mộng.
s Nhiệm vụ: bảo vệ biên giới Việt - Lào.
s Điều kiện sinh hoạt: vô cùng thiếu thốn.
s Hoàn cảnh sống: đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều.
- Quang Dũng gia nhập Tây Tiến năm 1947, năm 1948 chuyển đơn vị; viết bài thơ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh năm 1948, nhan đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
	- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi” về một người Tây Tiến:
	+ Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình.
	+ Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh. Chung vui với bản làng xứ lạ.
	+ Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo.
	+ Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn.
	- Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng:
	+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn;
	+ Vẻ đẹp bi tráng.
b) Nghệ thuật
	- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
	- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,…
	- Kết hợp chất hợp và chất họa.
c) Ý nghĩa văn bản 
	Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.
3. Hướng dẫn tự học
- Đối sánh phần một và phần hai của bài thơ để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả.
- So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. 	 
——&––
VIỆT BẮC
(Trích – TỐ HỮU)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước;
	- Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
	- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
2. Kĩ năng
	- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
a) Tác giả
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
	- Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
b) Tác phẩm	
	- Bài thơ được ra đời vào tháng 10 năm 1954 (nhân sự kiện nhũng người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô).
	- Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
	- 8 câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
	+ Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.
	+ Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.
	- 82 câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm..
	+ 12 câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.
	+ 70 câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc:
à 4 câu đầu đoạn khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắc;
à 28 câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; 
à 28 câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng; 
à 16 câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến).
b) Nghệ thuật
	Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi,…
c) Ý nghĩa văn bản
	Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
3. Hướng dẫn tự học
	- Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc.
	- Chọn bình giảng một đoạn khoảng từ 8 đến 10 câu thơ (chẳng hạn đoạn từ câu 9 đến câu 16, từ câu 35 đến câu 42, từ câu 43 đến câu 52,…).
	- Phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô mình – ta trong bài thơ.
——&––
ĐẤT NƯỚC
( Trích trường ca Mặt đường khát vọng – NGUYỄN KHOA ĐIỀM)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở;
	- Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu của văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.
	- Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung:
a) Tác giả:
	- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
	- Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén.
b) Tác phẩm:
	- Giới thiệu trường ca Mặt đường khát vọng (SGK).
	- Đoạn trích Đất nước là phần đầu của chương V, thể hiện tư tưởng : “Đất nước của nhân dân”.
2. Đọc – hiểu văn bản:
a) Nội dung:
	- Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.
	+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.
	+ Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.
	+ Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước.
	- Phần 2: tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.
	+ Từ không gian địa lí;
	+ Từ thời gian lịch sử;
	+ Từ bản sắc văn hóa.
	Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.
b) Nghệ thuật:
	- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
	- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
	- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
c) Ý nghĩa văn bản:
	Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
3. Hướng dẫn tự học:
	- Hình ảnh đất nước được thể hiện như thế nào trong chín câu thơ đầu đoạn trích?
	- Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện tập trung trong những câu thơ nào? Trình bày cảm nhận của anh (chị) về những câu thơ đó.
——&––
ĐỌC THÊM
ĐẤT NƯỚC
(NGUYỄN ĐÌNH THI)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Thấy được mạch cảm xúc thơ: từ mùa thu của đất trời suy nghĩ đến mùa thu CM, niềm vui làm chủ, lòng tự hào về ĐN;
	- Nắm được nghệ thuật của thơ NĐT: dạt dào cảm xúc, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong hình thức thể hiện theo hướng hiện đại và giàu nhạc điệu.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Từ mùa thu hiện tại nhớ về mùa thu trong quá khứ.
	- Niềm vui sướng, tự hào được làm chủ ĐN và sức mạnh vùng lên của DT.
	- Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.
2. Kĩ năng
	- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ (SGK).
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
	- Mùa thu gợi nhớ (bảy câu đầu): từ mùa thu hiện tại, tác giả đưa ta về với mùa thu HN trước CMT8. Chú ý những hình ảnh sáng mát trong, hương cốm mới; những cảm giác chớm lạnh; âm thanh xao xác,...những câu thơ đậm màu sắc hội họa và giàu nhạc điệu, nhân vật trữ tình thoáng nỗi buồn, lưu luyến nhưng vẫn quyết tâm ra đi.
	- Mùa thu hiện tại: phân tích những hình ảnh trời thu thay áo mới; trời xanh, núi rừng, ruộng đồng, dòng sông,...để thấy được mùa thu CM mang niềm vui đến cho con người. Con người được làm chủ. Nhân vật trữ tình gắn bó với vận mệnh của DT, vui buồn cùng ĐN.
	- Sức mạnh vùng lên của ĐN: thảo luận để cảm nhận được sức mạnh của DT được dồn nén, tích tụ đã quật khởi vùng lên. Chú ý những câu thơ diễn tả những tội ác mà kẻ thù gây ra. Sức mạnh DT biểu hiện qua hình ảnh khái quát Ôm ĐN những người áo vải – Rù bùn đứng dậy sáng lòa.
	- Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu ĐN, lí tưởng.
b) Nghệ thuật
	Thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc.
c) Ý nghĩa văn bản 
	Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người được làm chủ ĐN và khẳng định sức sống của DT.
3. Hướng dẫn tự học
- Bình giảng bảy câu thơ đầu.
- So sánh cách cảm nhận về ĐN qua hai TP: Đất nước của NĐT và đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của NKĐ.
——&––
ĐỌC THÊM
DỌN VỀ LÀNG
(NÔNG QUỐC CHẤN)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Thấy được nỗi gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác dã man của TD Pháp, niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng;
	- Cảm nhận được cách diễn đạt riêng vừa cụ thể, vừa sinh động.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Nỗi thống khổ của ND và tội ác của TDP; niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.
	- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ có những đặc sắc riêng, vừa sinh động,vừa cụ thể, thể hiện cách cảm nhận riêng của người dân miền núi.
2. Kĩ năng
	- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Vài nét về tác giả và hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ (SGK).
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
	- Cuộc sống khổ nhục của nhân dân Cao – Bắc – Lạng, tội ác của giặc: phân tích nỗi khổ của ND do tội ác của kẻ thù gây ra. Chú ý những chi tiết giặc cướp phá, bắn giết, cuộc sống li tán.
	- Niềm vui khi được giải phóng: chú ý những câu thơ diễn tả niềm vui, những hình ảnh so sánh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
b) Nghệ thuật
	Lựa chọn từ ngữ, cách nói của đồng bào các DT.
c) Ý nghĩa văn bản 
	Hình ảnh quê hương Cao – Bắc – Lạng trong những năm đầu chống TDP đau thương mà anh dũng.
3. Hướng dẫn tự học
Cảm nhận của anh (chị) về niềm vui của nhân dân Cao – Bắc – Lạng khi quê hương được giải phóng.
——&––
ĐỌC THÊM
TIẾNG HÁT CON TÀU
(CHẾ LAN VIÊN)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Hiểu được diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: lời giục giã thôi thúc, bày tỏ trực tiếp tình cảm qua dòng hoài niệm và khát vọng lên đường.
	- Nắm được nghệ thuật thơ giàu chất triết lí, suy tưởng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Sự trăn trở, lời mời gọi lên đường; những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình thắm thiết và khúc hát lên đường sôi nổi, say mê;
	- Từ ngữ, hình ảnh giàu triết lí, suy tưởng.
2. Kĩ năng
	- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ (SGK).
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
	- Bốn câu đề từ: hình ảnh con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường. Tây Bắc – một địa danh cụ thể - cũng là biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc, cho nhân dân, ĐN và ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo thi ca. Tiếng hát con tàu là tiếng hát của một hồn thơ đã tìm thấy chân trời nghệ thuật của mình trong đời sống ND, ĐN.
	- Sự trăn trở, mời gọi lên đường: nhân vật trữ tình tự phân thân. Chú ý câu hỏi (hỏi người cũng là hỏi mình), hướng lòng mình đến với TB, tạo ra hàng loạt sự đối lập càng làm cho lời mời gọi trở nên thôi thúc.
	- Niềm vui của người nghệ sĩ khi được trở về với ND: nhà thơ đã sử dụng phép tu từ so sánh để diễn tả niềm vui. Chú ý mỗi đối tượng gợi một ý nghĩa. Con nai, cây cỏ, chim én khao khát trở về cuộc sống quen thuộc, bộc lộ niềm vui và hạnh phúc. Trẻ thơ đói lòng gặp sữa là những mong mỏi trở về ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hạnh phúc trong sự nuôi dưỡng, cưu mang. Giọng thơ ở đoạn này trầm lắng, kết hợp với nhiều hình ảnh giàu liên tưởng đã nâng cảm xúc thơ thành những suy nghĩ, triết lí. Cần nhấn mạnh: về với ND là về với những kỉ niệm một thời chiến đấu, về với ngọn nguồn sự sống, nơi nuôi dưỡng những sáng tạo nghệ thuật.
	- Khúc hát lên đường: con tàu mộng tưởng đã đi vào thực tế đời sống. Nó đến với nơi mà chính con người đã được tôi luyện, thử thách (chú ý những hình ảnh: Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến; Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng;nhịp thơ tạo âm hưởng thôi thúc, giục giã như khúc hát lên đường).
	Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng.
b) Nghệ thuật
	CLV có nhiều sáng tạo nghệ thuật trong lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ; thơ ông giàu tính triết lí.
c) Ý nghĩa văn bản 
	Bài thơ làm sống lại không khí những ngày xây dựng ĐN những năm sáu mươi của thế kỉ XX.
3. Hướng dẫn tự học
Cảm nhận của anh (chị) về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu.
——&––
ĐỌC THÊM
ĐÒ LÈN
(NGUYỄN DUY)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người qua hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm của thời thơ ấu.
	- Thấy được cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, gần gũi nhưng có sức biểu cảm cao, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Cuộc sống lam lũ, tần tảo của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của người cháu và sự thức tỉnh của nhân vật trữ tình.
	- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình.
2. Kĩ năng
	- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác bài thơ (SGK).
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
	- Nhân vật trữ tình hồi tưởng cuộc sống lam lũ, tần tảo của người bà và sự vô tư đến vô tâm của mình: tuổi thơ của người cháu sống trong thế giới của truyện cổ tích và sự bình yên của cuộc sống lam lũ đời thường, người cháu không thấy được nỗi vất vả, cực nhọc của bà, thành ra vô tâm, yêu bà nhưng không biết thương bà. Chú ý những chi tiết câu cá, bắt chim sẻ, níu váy bà đi xem lễ hội. Phân tích hai câu thơ: Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực –giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần để làm rõ nội dung này. Đặc biệt cần nhấn mạnh: hiện thực của chiến tranh đã phá vỡ thế giới mộng mơ hồn nhiên, vô tư của tuổi thơ, buộc nhân vật trữ tình phải nhìn thẳng vào sự thật khốc liệt của đời sống.
	- Sự thức tỉnh của người cháu: để nhận ra chân lí của cuộc đời, con người phải qua trải nghiệm thực tế và vì thế nhiều khi phải tiếc nuối. Chú ý khổ thơ cuối với sự kiện tôi đi lính , hình ảnh dòng sông bên lở bên bồi. Nhân vật trữ tình đã nhận ra, sự sống quanh ta là vĩnh hằng, nhưng con người không thể tồn tại mãi, từ đó càng thương bà.
b) Nghệ thuật
	Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, từ ngữ giản dị mà tinh tế, tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện sâu sắc.
c) Ý nghĩa văn bản 
	Bài thơ giúp ta nhận thức sâu sắc: mỗi cá nhân hãy hướng về nguồn cội của mình; nhìn thẳng vào sự thật nhiều khi nghiệt ngã để rút ra chân lí cuộc đời.
3. Hướng dẫn tự học
Tình cảm của người cháu đối với bà được thể hiện ntn trong bài thơ?
——&––
SÓNG
( XUÂN QUỲNH)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu;
	- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung:
a) Tác giả:
	 - Cuộc đời bất hạnh; luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.
	 - Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
b) Tác phẩm:
	 - Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết tại Biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967.
	 - Đề tài và chủ đề:
	 + Đề tài: tình yêu.
	 + Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một hình ảnh đẹp và xác đáng.
2. Đọc – hiểu văn bản :
a) Nội dung:
 - Phần 1: Sóng và em – những nét tương đồng:
	+ Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí.
	+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.
	+ Đầy bí ẩn..
	+ Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt.
 - Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:
	+ Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc.
	+ Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu.
b) Nghệ thuật:
	- Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp theo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
	- Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.
c) Ý nghĩa văn bản:
	Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
3. Hướng dẫn tự học
	 - Tìm những bài thơ sử dụng hình ảnh sóng và biển để diễn tả tình yêu.
	 - Bài thơ đ

File đính kèm:

  • docHỌC KÌ I.doc
Giáo án liên quan