Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 - Trường mầm non Cát Thành
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trực Ninh, Đảng uỷ, HĐND, UBND thị trấn Cát Thành; sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thị trấn.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên tâm huyết, yêu nghề, mếm trẻ ham học hỏi, nghiệp vụ sư phạm vững vàng.
Cơ sở vật chất đã và đang từng bước được xây dựng khang trang, trang thiết bị tơơng đối đảm bảo cho việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao.
Ban đại diện cha mẹ trẻ hoạt động tích cực hiệu quả quan tâm ủng hộ nhiệt tình các phong trào của trường của lớp.
Công tác xã hội hóa đạt hiệu quả tích cực, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện của nhà trường.
hỉ tiêu huy động trẻ ra lớp cho từng giáo viên trong trường và đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện, sử dụng hiệu quả Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; tăng cường bồi dưỡng, hướng dẫn, củng cố nghiệp vụ công tác giáo dục trẻ em 5 tuổi, phổ cập xóa mù. Thường xuyên theo dõi, cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ một cách hiệu quả. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục nâng cao hiểu biết và trách nhiệm của cộng đồng về công tác phổ cập giáo dục từ đó huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội phát triển giáo dục mầm non nói chung, công tác phổ cập giáo dục mầm non nói riêng. Tăng cường tham mưu với các cấp đầu tư trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ dưới 5 tuổi theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo Quyết định 3141; sắp xếp đội ngũ giáo viên 5 tuổi đảm bảo số lượng, chất lượng, tạo mọi điều kiện duy trì và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện, tiếp tục sử dụng hiệu quả Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; tăng cường tập huấn chuyên môn, hướng dẫn, củng cố nghiệp vụ công tác giáo dục trẻ em 5 tuổi, phổ cập xóa mù. Phân công đ/c Thêu, Nhung thường xuyên theo dõi, cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ một cách hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của trẻ khuyết tật học hòa nhập theo hướng dẫn; lập kế hoạch, thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập phù hợp với từng trẻ, đảm bảo công bằng cho trẻ; phối hợp với cấp Tiểu học thực hiện việc chuyển giao trẻ khuyết tật mầm non vào tiểu học; tăng cường tuyên truyền cho cha mẹ trẻ, các bậc phụ huynh, cộng đồng, các ban, ngành, đoàn thể về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Phối hợp với các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm hỗ trợ các điều kiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm các đơn vị thực hiện tốt để áp dụng hiệu quả và phù hợp ở đơn vị mình. Làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Rà soát chính xác, lập tờ trình gửi cấp trên, các đối tượng thuộc diện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho con em các hộ nghèo theo quy định; quan tâm, đối xử công bằng đối với trẻ khuyết tật. 4. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; phát triển Chương trình giáo dục mầm non 4.1. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ a) Chỉ tiêu 100% các nhóm, lớp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, không để xảy ra bạo hành trẻ, ngộ độc thực phẩm và mất an toàn. Có quy định về quản lý trẻ, thẻ đưa đón- trả trẻ; quy định về xử phạt nếu để xảy ra tình trạng mất an toàn; Ban giám sát công tác nuôi dưỡng hoạt động hiệu quả. 26/27 nhóm, lớp tổ chức nuôi ăn bán trú. Phấn đấu đạt 96,6% đối với nhà trẻ, Mẫu giáo đạt 97% trên tổng số trẻ đến trường; định mức khẩu phần ăn, thực đơn đáp ứng yêu cầu; Thực hiện nghiêm túc việc hợp đồng thực phẩm đảm bảo quy định về tài chính, VSATTP. 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm; tỷ lệ suy dinh dưỡng Nhà trẻ: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 3,7%, suy dinh dưỡng thể thấp còi: 4,5%: Mẫu giáo: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 2,3%, suy dinh dưỡng thể thấp còi: 3,0% 100% giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng được tập huấn kiến thức về VSATTP. Phấn đấu trường được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” vào cuối năm học. b) Biện pháp Triển khai thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong trường mầm non”; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo hành trẻ; thực hiện các quy định về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn cho trẻ theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT; Tham mưu UBND thị trấn rà soát, đánh giá đúng thực trạng công tác an toàn trường học, tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá và đề nghị UBND huyện cấp giấy chứng nhận trường đủ điều kiện theo quy định. Xây dựng quy chế làm việc, qui chế ứng xử văn hóa đảm bảo qui định tại Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng quy định cụ thể, rõ ràng về đón, trả trẻ như: đăng ký người đưa, đón trẻ và dán ảnh công khai người đưa đón trẻ; sử dụng thẻ đón, trả trẻ trong việc tiếp nhận và trả trẻ cho phụ huynh học sinh. Cử cán bộ, giáo viên tập huấn về phòng chống bạo hành trẻ, kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ cho trẻ em, thực hiện các qui định về VSATTP. Tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng, tình cảm xã hội cho trẻ, giáo dục an toàn giao thông, chú trọng giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân, tránh xa nguy hiểm. Ký hợp đồng mua bán thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, ưu tiên những đơn vị cung ứng có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định; thành lập ban quản lý, ban giám sát chất lượng nuôi dưỡng trong đó có thành phần đại diện cha mẹ trẻ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát về nguồn gốc thực phẩm cung ứng vào nhà trường, quy trình nuôi dưỡng, chế độ ăn, lưu mẫu thức ăn...của trẻ, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường. Phối hợp chặt chẽ với Trạm y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ 2 lần/ năm, tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng khám sức khỏe định kỳ tại phòng khám đa khoa bệnh viện huyện. Xây dựng thực đơn định hướng theo mùa đảm bảo chất lượng bữa ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, tăng cường sữa chua, trái cây 2 bữa/tuần; chú trọng kiểm tra việc chế biến theo thực đơn, thực hiện quy trình 1 chiều tại bếp ăn, công tác tổ chức ăn tại nhóm, lớp. Thực hiện hiệu quả phần mềm tính khẩu phần ăn Nutiall cho 100% trường mầm non để hỗ trợ công tác xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhóm tuổi và điều kiện thực tế của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc việc vận hành theo quy trình 1 chiều tại các bếp ăn; chuẩn hóa hệ thống bảng biểu, hồ sơ nuôi bán trú; tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trong đó ưu tiên đầu tư các phương tiện chăm sóc sức khoẻ trẻ: Bình ủ nước ấm, chăn, đệm về mùa đông, điều hòa, quạt mát cho các nhóm, lớp về mùa hè...; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh cho trẻ ăn bán trú tại trường; thực hiện tốt việc tổ chức bữa ăn, lưu mẫu thức ăn; thực hiện nghiêm túc công khai tài chính, khẩu phần ăn hàng ngày. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả mô hình "Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng", chú trọng giáo dục hình thành hành vi, nền nếp, thói quen văn minh có lợi cho sức khoẻ của trẻ. Thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh, khử khuẩn đồ dùng cá nhân, đồ chơi, đồ dùng nhà bếp, vệ sinh trường lớp, cảnh quan môi trường xung quanh theo quy định. Triển khai ứng dụng phần mềm y tế trong quản lý sức khỏe trẻ tại trường; tăng cường kiểm tra đột xuất các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu xử tố có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động ở trường mầm non. 4.2. Đổi mới hoạt động giáo dục, phát triển, sáng tạo Chương trình giáo dục mầm non. a) Chỉ tiêu 100% các nhóm, lớp thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu độ tuổi và thực tế của nhóm, lớp, 21/21 lớp mẫu giáo áp dụng góc thực hành cuộc sống trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non; 100% các nhóm lớp tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ. 100% trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày; theo dõi, đánh giá sự phát triển theo quy định; trẻ 5 tuổi được đảm bảo các chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu; 90% trở lên số trẻ đạt các lĩnh vực theo độ tuổi. Thực hiện có chiều sâu chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Phát triển vận động”, chú trọng chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện môi trường giáo dục trong và ngoài lớp khoa học, sáng tạo, mang tính ứng dụng cao; Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, sử dụng phần mềm poki giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 2 buổi/tuần cho các lớp mẫu giáo từ 3-5 tuổi. Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3 độ tuổi tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế theo các chủ đề trong năm Tổ chức 5 hoạt động lễ hội cho trẻ vào tháng 9,10,12,3,6 (Bufe: Ngày hội đến trường của bé, tết trung thu, Lễ hội mùa xuân, ngày vui của Bà của Mẹ của Cô giáo, Quốc tế thiếu nhi) Phấn đấu loại tốt theo tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tháng 10/2020; Tổ chức tốt Hội thi "rung chuông vàng", "Ngày hội thể dục thể thao của bé","Sáng tạo đồ chơi trải nghiệm từ vật liệu phế thải" cấp trường tháng 3,4/2021. Xây dựng 02 thư viên thân thiện, tủ sách lớp học ở 21 nhóm lớp. b) Biện pháp Cử cán bộ, giáo viên tham gia lớp tập huấn về phát triển Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với thực tế của từng địa phương, phát huy tối đa thế mạnh của nhà trường. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường biển, hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu... trong thực hiện Chương trình ở các chủ đề phù hợp; tăng cường giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, triển khai áp dụng góc thực hành cuộc sống theo chương trình Montessori tại 100% các nhóm lớp; Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các tổ chức xã hội, cha mẹ trẻ tổ chức các hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng như: hoạt động buffet, hoạt động lễ hội, hoạt động tập thể, thực hành trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa... để hình thành những hành vi đúng với môi trường, thói quen tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, tăng cường các biện pháp Giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ, "Bé tập làm nội trợ", các hội thi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục con theo khoa học phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Tích cực tham mưu, huy động các nguồn lực tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình như: đồ dùng, thiết bị theo Thông tư 02 tối thiểu đạt 70% cho các lớp dưỡi 5 tuổi và 100% cho các lớp 5 tuổi Thực hiện quy hoạch tổng thể sân vườn đảm bảo môi trường giáo dục trẻ phong phú về cách bài trí, đa dạng về hình thức, chủng loại, phù hợp với lứa tuổi theo tiêu chí cô và trẻ cùng làm, tăng cường sự tham gia tích cực của trẻ trong làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí môi trường lớp học...; triển khai thực hiện có chiều sâu chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", đảm bảo 100% các điểm trường có khu vực trải nghiệm, thực nghiệm; Tích cực trồng cây xanh, cây bóng mát, cây ăn quả, tăng cường các khoảng đất trống được trồng cỏ... đảm bảo 60% diện tích sân chơi được phủ màu xanh, tạo không gian cho trẻ vận động và tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài không gian lớp học. Đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường đảm bảo chất lượng, tránh hình thức, chú trọng nội dung, hình thức thực hành, hội thảo chia sẻ knh nghiệm; phát huy hiệu quả vai trò cốt cán chuyên môn; bố trí, sắp xếp giáo viên giữa các khối, nhóm lớp đảm bảo chất lượng đồng đều, ưu tiên lớp 5 tuổi. Tích cực xây dựng môi trường giao tiếp tích cực, xây dựng quy chế ứng xử văn hóa trong trường, môi trường chữ viết, môi trường đọc sách thông qua tủ sách lớp học tại nhóm, lớp và thư viện mở tại nhà trường, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi, phát triển kỹ năng giáo tiếp, đặc biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm, tình cảm yêu mến và thói quen đọc sách cho trẻ em. Chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường, tạo cơ hội cho giáo viên được sáng tạo các hoạt động, đổi mới phương pháp, hình thức; khuyến khích các hoạt động tổ chức dưới hình thức trải nghiệm, lấy tiêu chí sự tích cực, thỏa mãn của trẻ khi tham gia hoạt động là một trong những yếu tố cho điểm cộng; Tăng cường công tác truyền thông về giáo dục mầm non, huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ thông qua Hội thi "Bé khỏe, bé sáng tạo" cấp trường vào tháng 10.11/2020, "Ngày hội thể dục thể thao của bé", "Rung chuông vàng",...cấp trường vào tháng 2/2021. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ trong công tác đánh giá trẻ; tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, ích lợi của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1, tác hại của việc dạy trước chương trình lớp 1 tới các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, không dạy chữ và chương trình lớp 1 cho trẻ 5 tuổi. Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng; tổ chức kiểm tra công tác đánh giá trẻ tại các nhóm, lớp cuối học kỳ và cuối năm học, lấy kết quả kiểm tra là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện Chương trình. Từng bước thực hiện để tiếp cận với mô hình trường học văn minh, trường học hạnh phúc. 4.3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non a) Chỉ tiêu Thực hiện tốt công tác tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn và quy trình ban hành tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Phấn đấu thực hiện kiểm định chất lượng đánh giá ngoài đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2. b) Biện pháp Thành lập Hội đồng tự đánh giá gốm 21 thành viên trong đó hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng, các phó hiệu trưởng là phó chủ tịch Hội đồng thành viên Hội đồng là các đ/c Chủ tịch Công đoàn, Bí thư chi đoàn thanh niên, tổ trưởng, tỏ phó chuyên môn và giáo viên cốt cán, xây dựng kế hoạch tự đánh giá và phân công phụ trách các nhóm công tác phù hợp với năng lực, trình độ và sở trường cá nhân. Thực hiện hiệu quả lưu trữ hồ sơ theo hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm của từng nhóm lớp, từng giáo viên trên cơ sở bám sát các văn bản của cấp trên. Thực hiện tự đánh giá đúng thực trạng từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm duy trì, giữ vững chất lượng giáo dục. 5. Xây dựng, nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non Tổng số CBGVNV: 70 người. Trong đó: BGH 5 người; Giáo viên đứng lớp: 59 người; nhân viên nuôi dưỡng: 6 người. Trình độ đào tạo: Trên chuẩn (ĐH) 28 = 43,8%; Đạt chuẩn 25 = 39%; Chưa đạt chuẩn 11=17,2% Đảng viên: 32/64 CB,GV đạt Tỷ lệ 50% a) Chỉ tiêu 100% cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nghiêm văn hóa công sở, không vi phạm đạo đức nhà giáo. 100% cán bộ quản lí và giáo viên được bồi dưỡng nâng cao đạo đức nhà giáo, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật, chương trình giáo dục mầm non. Phấn đấu kết quả bồi dưỡng thường xuyên có 90% loại khá, giỏi. 100% cán bộ quản lí, 80% giáo viên biết sử dụng máy vi tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ. 100% cán bộ quản lí, giáo viên đánh giá theo chuẩn đạt yêu cầu trở lên, trong đó 25% trở lên cán bộ quản lý, 20% giáo viên trở lên đạt loại tốt; Phấn đấu nâng tỷ lệ đảng viên lên 60%. 100% cán bộ quản lí, giáo viên được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ chính sách theo quy định. b) Biện pháp Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 11/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, đạo đức công vụ trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định đạo đức nhà giáo. Thực hiện Quy chế ứng xử trong trường học gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025. Làm tốt công tác quy hoạch bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý giai đoạn 2020-2025 và đội ngũ cốt cán chuyên môn nhà trường. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non, theo Nghị 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ, chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên mầm non theo Công văn số 1105/SNV-TCBCTL ngày 21/7/2020 của Sở Nội vụ, chuyển giáo viên mầm non đang hợp đồng trước 31/12/2015 thành viên chức theo Công văn số 1150/SNV-TCBC&TCPCP ngày 27/7/2020 của Sở Nội vụ Tạo điều kiện cho 03 giáo viên đi học Cao đẳng sư phạm, 19 giáo viên đi học Đại học Sư phạm mầm non; Chứng chỉ tin học: 21; CBQL được cử đi học để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định: 31 Tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; gắn với triển khai thực hiện chương trình giáo dục giáo dục mầm non. Tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nhà giáo, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, chú trọng bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng phát hiện và chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập; Cử CBQl, giáo viên cốt cán tham gia học tập về Chương trình giáo dục mầm non, phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kiến thức về quản lý tài chính, quản lý nuôi dưỡng, kỹ năng soạn thảo văn bản, công nghệ thông tin, công tác sáng kiến kinh nghiệm, công tác thi đua - khen thưởng. Triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng tại trường: gắn bồi dưỡng lý thuyết với tổ chức thực hành các hoạt động; tăng cường tổ chức hội thảo các chuyên đề, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua thực hành, tham quan, trao đổi chuyên môn trong tổ nhóm chuyên chuyên môn theo quan điểm giáo dục ″lấy trẻ làm trung tâm″. Thực hiện đánh giá đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn hiệu trưởng; gắn với Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chúc, viên chức. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá giáo viên gắn với thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; quan tâm đội ngũ giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật. Thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường hình thức thảo luận theo khối, tổ, nhóm, tập trung; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm, tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên ở các nhóm lớp độc lập tư thục. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong nhà trường, phấn đấu kết nạp mới 1- 2 đảng viên. Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp và đạo đức nhà giáo đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, chống biểu hiện tiêu cực trong quản lý và hoạt động dạy học. 6. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin a) Chỉ tiêu Triển khai thực hiện hiệu quả phần mềm quản lý nuôi bán trú và phần mềm y tế trong trường mầm non; 100% cán bộ quản lý cập nhật và sử dụng hiệu quả hệ thống điều hành văn bản điện tử, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu cấp học. 80% cán bộ, giáo viên ứng dụng CNTT thành thạo; Khai thác hiệu quả cổng thông tin điện tử của trường, xây dựng kho tư liệu dùng chung trong đơn vị. b) Biện pháp Quán triệt, triển khai Đề án 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo; Triển khai hoạt động trang thông tin điện tử của trường; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; Sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý nuôi bán trú trong việc tính khẩu phần ăn và quản lý
File đính kèm:
- ke_hoach_thuc_hien_nhiem_vu_nam_hoc_2020_2021_truong_mam_non.doc