Kế hoạch soạn giảng Lớp Chồi - Chủ đề 1: Trường mầm non – Tết trung thu

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 Đề tài:Trò chuyện về tên, công việc của cô giáo.

I. Mục đích yêu cầu:

 - KT: Cháu thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. Cảm nhận vẽ đẹp của ánh trăng.

 - KN: Đọc thơ diễn cảm.

 - NN: Trẻ trả lời tròn câu, mạch lạc, đọc thơ to, rõ ràng.

 - GD: Giáo dục trẻ yêu vẽ đẹp của thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

 Quyển sách chữ to, bài thơ chữ to, giấy viết.

III. Đội hình:

 Tập trung, hàng ngang, vòng tròn.

 

doc63 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch soạn giảng Lớp Chồi - Chủ đề 1: Trường mầm non – Tết trung thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhẹ nhàng. 
Kết thúc Nhận xét - Tuyên dương
* Hoạt động nối tiếp tiếp: 
 - Tiếp tục cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
* Đánh giá:
 ĐÓNGCHỦ ĐỀ NHÁNH: CÔ GIÁO
 Thời gian thực hiện: chiều thứ sáu
1/ Chuẩn bị:
 - Khách mời: Cô giáo cạnh lớp
 - Hướng dẫn viên: Giáo viên lớp
2/ Tổ chức hoạt động:
 */ Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề vừa học
 - Các bạn vừa học chủ đề gì?
 - Các bạn đã làm được những sản phẩm gì?
 - Các bạn hãy đặt tên cho sản phẩm của mình? GV ghi lên sản phẩm cho trẻ.
 - Các cháu trưng bày sản phẩm, cháu tự sắp xếp
 */ Hoạt động 2: Tham quan các sản phẩm
 - Sau khi đã trưng bày, các cháu lần lượt xem tranh, cùng trò chuyện về nội dung tranh của mình và của các bạn thể hiện
 - Mời khách mời cùng xem tranh và giới thiệu sản phẩm do các bạn trong lớp tự tạo ra
 */ Hoạt động 3: Gioi thiệu chủ đề mới
 - Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc của Bác cấp Dưỡng
 - Trưng bày một số đồ dùng, dụng cụ của Bác cấp Dưỡng
 - Gợi ý cho trẻ về sưu tầm hình ảnh về các món ăn, về đầu bếp trong sách báo
GIÁO ÁN
- Ngày dạy: 08 / 9 / 2008
- Hoạt động chung:Tạo hình. 
- Đề tài: Nặn quả bàng - Tiết mẫu.
I. Mục đích yêu cầu:
	- KT: Trẻ biết cách xoay tròn, vuốt nhọn nhỏ đầu và ấn bẹp tạo thành sản phẩm. 
	- KN: Cháu biết chia đất 2 phần to nhỏ khác nhau, biết lăn dọc tạo thành cuống.
	- NN: Trẻ biết gọi tên nhận xét sản phẩm tròn câu, mạch lạc. 
 - GD: Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng và sản phẩm.
III. Đội hình:
	Tập trung , 1 bàn 4 bạn 	
IV. Tổ chức hoạt động:
 *Hoạt động 1: Quan sát - Đàm thoại
- Chơi trò chơi: Gieo hạt
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về cây bàng: Con đã thấy cây bàng chưa? Ở đâu? Cây bàng có gì? Trái như thế nào? Có màu gì? ( Trẻ trả lời câu hỏi theo ý trẻ )
	- Cô giới thiệu đề tài.
	- Cho cháu quan sát mẫu và nêu nhận xét ( màu sắc, hình dạng) 
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu 
	- Cô làm mẫu lần 1 và giải thích: Cô chia đất làm hai phần to nhỏ khác nhau. Phần to xoay tròn và vuốt nhọn một đầu, sau đó vỗ hơi bẹp. Phần nhỏ lăn dọc tạo thành cuống. 
 	- Cô làm mẫu lần 2. Cho cháu nhắc lại cách thực hiện và mô phỏng.
 *Hoạt động 3: Trẻ thực hiện 
	- Cháu hát: “Vui đến trường” và vào bàn thực hiện.
	- Cho cháu nặn quả bàng.
	- Quan sát cháu thực hiện. Nhắc nhở cháu tư thế ngồi và sáng tạo.
 *Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm 
	- Tập trung sản phẩm. Hát “Trường chúng cháu là trường MN”.
	- Con vừa nặn gì?
	- Cho cháu nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. 
	- Cô nhận xét chung so với mẫu. 
 	- Giáo dục cháu giữ gìn sản phẩm và giữ vệ sinh sân trường.
Nhận xét - Tuyên dương
* Kế hoạch tiếp theo: ...............................................................
 GIÁO ÁN
- Ngày dạy: 08 / 9 / 2008
- Hoạt động chung:Tạo hình. 
- Đề tài: Nặn quả - Đề tài .
I. Mục đích yêu cầu:
	- KT: Trẻ biết cách xoay tròn, lăn dọc, vuốt nhọn, ấn bẹp  tạo thành sản phẩm. 
	- KN: Cháu biết sử dụng thành thạo kỷ năng lăn dọc, xoay tròn  tạo thành cuống nhiều sản phẩm khác nhau.
	- NN: Trẻ biết gọi tên, nhận xét sản phẩm tròn câu, mạch lạc. 
 - GD: Giáo dục trẻ về dinh dưỡng lợi ích của quả.
II. Chuẩn bị: 
	- Cô: Đất nặn, bảng, mẫu của cô ( 3 - 4 loại quả )’
	- Cháu: Đất nặn, bảng con, đĩa, ký hiệu, khăn lau.
III. Đội hình:
	Tập trung, hàng ngang, 1 bàn 4 bạn 	
IV. Tổ chức hoạt động:
 *Hoạt động 1: Quan sát - Đàm thoại
- Hát: Trung thu
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày tết Trung thu: Tết trung thu thường có gì? Các bạn nhỏ làm gì?
- Cho cháu kể tên các loại quả ở mâm cổ.
	- Cho cháu quan sát mẫu (đĩa quả) và nêu nhận xét ( màu sắc, hình dạng) 
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu 
	- Cô làm mẫu lần 1 (quả cam, quả chuối) và giải thích những phần khó (xoay tròn, bẻ cong, tạo dáng, gắn cuống lá..)
 	- Cô làm mẫu lần 2 gợi cháu nói cách nặn.
 *Hoạt động 3: Trẻ thực hiện 
	- Đọc thơ “”trăng sáng” và vào bàn thực hiện.
	- Cho cháu nặn quả.
	- Quan sát cháu thực hiện. Nhắc nhở cháu tư thế ngồi và sáng tạo.
 *Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm 
	- Tập trung sản phẩm. Hát “Rước đèn dưới trăng”
	- Con vừa nặn gì?
	- Cho cháu nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. 
	- Cô nhận xét chung. 
 	- Giáo dục cháu về dinh dưỡng lợi ích của quả.
Nhận xét - Tuyên dương
* Kế hoạch tiếp theo: ...............................................................
 GIÁO ÁN
- Ngày dạy: 12 / 9 / 2008
- Hoạt động chung: Giáo dục âm nhạc - Tiết 2
- Đề tài: Mẹ yêu không nào 
I. Mục đích yêu cầu:
	- Cháu nhận ra giai điệu bài hát, hiểu nội dung bài hát.
	- Hát đúng lời, to, rõ ràng, diễn cảm. 
	- Giáo dục cháu biết chào hỏi người lớn.
II. Chuẩn bị: 
	Đàn, máy hát, nhạc cụ. 
III. Đội hình:
 	Tập trung, 2 hàng ngang và dọc.
IV. Tổ chức hoạt động:
 * Hoạt động 1: Nghe hát: Lý cây bông - Dân ca Nam bộ.
- Cho cháu nghe 1 đoạn nhạc, đoán tên bài nghe hát.
- Cô hát lần 1. Hỏi cháu làn điệu dân ca gì?
- Cô hát lần 2 kèm minh hoạ:
+ Trong bài hát có mấy loại hoa?
+ Đó là những loại hoa nào?
+ Hoa có màu gì?
- Cho cháu nghe nhạc hoà tấu đoán giai điệu vui buồn, tiết tấu nhanh chậm.
 *Hoạt động 2: Dạy hát: Mẹ yêu không nào
	- Cháu nghe nhạc, đoán tên bài hát và tác giả.
	- Cô hát cháu nghe 1 lần.
	- Cho cả lớp hát với nhiều hình thức thi đua.
	- Nhóm, cá nhân hát. Cô chú ý sửa sai.
	- Giáo dục.
 *Hoạt động 3: Ôn vận động: Trường chúng cháu là trường Mầm Non
	- Hát nhạc không lời.
	- Cho cháu đoán tên bài hát và vận động.
	- Cháu hát 1 lần, sau đó hát và vận động ( nhóm, cá nhân ). Cô quan sát sửa sai.
	- Giáo dục cháu biết chào hỏi khi đi và về mới là bé ngoan.
Nhận xét - Tuyên dương
* Kế hoạch tiếp theo: ...............................................................
Thứ ba ngày 07 / 9 / 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Đề tài:Trò chuyện về tên, công việc của cô giáo.
I. Mục đích yêu cầu:
	- KT: Cháu thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. Cảm nhận vẽ đẹp của ánh trăng.
	- KN: Đọc thơ diễn cảm.
	- NN: Trẻ trả lời tròn câu, mạch lạc, đọc thơ to, rõ ràng. 
 - GD: Giáo dục trẻ yêu vẽ đẹp của thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
	 Quyển sách chữ to, bài thơ chữ to, giấy viết.
III. Đội hình:
	Tập trung, hàng ngang, vòng tròn.
IV. Tổ chức hoạt động:
 *Hoạt động 1: Giới thiệu
- Hát: Đêm trung thu.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về đêm Trung thu: Con vừa hát bài hát nói về gì? Đêm trung thu con thấy gì? Con thấy ông trăng như thế nào?
- Cô cũng có 1bài thơ nói về ánh trăng, con lắng nghe bài thơ miêu tả ông trăng như thế nào nhé. 
 *Hoạt động 2: Dạy đọc thơ.
	- Cô đọc diễn cảm lần 1. Giới thiệu tên bài thơ, tác giả Nhược Thuỷ. 
	- Tóm tắt nội dung: Bài thơ nói về vẽ đẹp của ánh trăng vào đêm trăng tròn trăng khuyết
	- Cô đọc lần 2, cho cháu xem tranh và giải thích:
	+ 4 câu đầu: vẽ đẹp của đêm trăng tròn.
	+ 2 câu tiếp: vẽ đẹp của đêm trăng khuyết.
	+ 2 câu cuối: sự gần gũi giữa người và thiên nhiên.
	- Dạy đọc thơ:
	+ Cho cả lớp đọc bài thơ 2 lần. Cô chú ý sửa sai.
	+ Nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai.
 *Hoạt động 3: Đàm thoại 
	- Con vừa đọc bài thơ gì? 
	- Bài thơ miêu tả trăng tròn như thế nào? 
	- Khi trăng khuyết như thế nào?
	- Con có thích ánh trăng không? Vì sao?
 *Hoạt động 4: Củng cố giáo dục
	- Cho cháu chia nhóm vào bàn vẽ và tô màu đêm trăng tròn, trăng khuyết/ nhóm.
	- Tập trung dán tranh và nói nội dung của tranh vẽ.
 	- Giáo dục cháu yêu vẽ đẹp của thiên nhiên.
Nhận xét - Tuyên dương
* Kế hoạch tiếp theo: ...............................................................
Ngày dạy: Thứ hai 07 / 9 / 2009
Môn dạy: Thể dục
Đề tài : Tung bóng lên cao và bắt bóng
I. Mục đích yêu cầu :
- Cháu thực hiện đúng động tác. Thực hiện đúng thao tác: Tung bóng lên cao và bắt được bóng .Phát triển các cơ , xương cho trẻ.
- Kết hợp: Vận động, trò chơi 
- Tích hợp: Âm nhạc, MTXQ
II. Chuẩn bị : 
- 5 quả bóng , 1 băng vải màu 
III. Đội hình :
- Vòng tròn , 3 hàng ngang, sân bãi
IV. Tổ chức hoạt động :
*Hoạt động 1:Khởi động 
- Mở nhạc:”Vui đến trường”. Cháu đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi: mũi chân ,gót chân, cúi người về trước,chạy nhanh, chậm.. 
*Hoạt động 2 : Trọng động
a. Bài tập phát triển chung : 
- Hô hấp: thổi nơ
- Tay: 2 (Tay đưa ra phía trước lên cao)
- Chân: 4 (Bước khụyu chân ra phía trước chân sau thẳng)
-Bụng: 5(Đứng đan tay ra sau lưng gập người về phía trước)
- Bật: thổi nơ
b.Vận động cơ bản :” Tung bóng lên cao và bắt bóng”
- Giới thiệu tên VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng 
- Làm mẫu: lần 1 
- Làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích: 2 tay cầm bóng và tung lên cao dùng 2 tay bắt bóng không cho bóng chạm đất khi bóng rơi xuống.
- Cho cháu thực hiện thử 3 cháu tung bóng thử
- Cho cháu thực hiện. Quan sát và sửa sai .
+ Lần 1: mỗi cháu cầm 1 quả bóng tự tung và bắ t bóng
+ Lần 2: 2 cháu tung bóng cho nhau 
c.Trò chơi vận động :” Bịt mắt bắt dê”
- Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Cho cháu chơi thử 1 lần
 - Cho cháu chơi cùng bạn 
* Hoạt động 3 : Hồi tĩnh 
- Mở nhạc : Em đi mẫu giáo 
- Đi tự do, hít thở nhẹ nhàng, vừa đi vừa vung tay hít vào thở ra
- Giáo dục: 
Nhận xét – Tuyên dương 
Kế hoạch tiếp theo: 
Nhận xét của Giáo viên
Ngày dạy: Thứ ba 08 / 9 / 2009
Hoạt động chung : Văn học
Đề tài : Bàn tay cô giáo 
I. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết tên bài thơ , nhà thơ . Nắm được nội dung bài thơ.Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ , biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ . Trẻ biết được công việc và tình cảm của cô giáo với trẻ thông qua lời thơ .
- Tích hợp: bài hát, MTXQ
- Kết hợp: múa hát, đọc thơ, nhanh chậm, to nhỏ
II. Chuẩn bị : 
- Tập tranh khổ to , bài thơ chữ to 
III. Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thơ
-Hát: Em đi mẫu giáo. Hát và tập trung lên cô 
- Khi đến trường con gặp ai ? Cô giáo , bạn 
- Khi đến lớp con thấy cô giáo làm những công việc gì ?
- Con thấy cô giáo có thương con không ?
- Các con có biết không , có 1 bài thơ nói về nói về công ơn của cô giáo dành cho con . Đó là bài thơ “ Bàn tay cô giáo ”của nhà thơ Định Hải
*Hoạt động 2: Dạy đọc thơ 
a. Đọc diễn cảm :
- Cô đọc diễn cảm lần 1.
- Tóm tắt nội dung: Cô là người chăm sóc các cháu như là người mẹ, như là người thân trong gia đình luôn yêu thương các cháu.
- Cô đọc lần 2 kết hợp tranh chữ to . 
+Trích dẫn nội dung 
- Đọc diễn cảm lần 3 kết hợp minh hoạ động tác 
b. Dạy đọc thơ: Cô đọc cháu đọc theo 
- Nghe cháu đọc và chú ý sửa sai về cách phát âm
- 3 cháu nhắc lại tên bài thơ , nhà thơ
- 3 cháu khá nói nội dung bài thơ 
- 5 cháu nêu ý kiến của mình 
* Đàm thoại:
- Con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai ? Cả lớp trả lời 
- Bài thơ này nói về cái gì ?
- Trong bài thơ này , miêu tả bàn tay cô giáo như thế 
- Con thấy cô giáo có thương con không ? 
- Con sẽ làm gì cho cô giáo vui lòng ?
-Cô giáo là người rất thương yêu các con Vì thế các con phải vâng lời cô giáo để cô giáo được vui lòng .
*Hoạt động 3: Vui đến trường
- Gợi ý cho cháu tạo tranh tặng cô giáo. Cháu vẽ, cắt dán Đặt tên cho bức tranh . 
* ChơiTC : Pha nước chanh
- Đọc bài thơ chữ to
- Giáo dục: 
Nhận xét- Tuyên dương
Kế hoạch tiếp theo:
Nhận xét của Giáo Viên
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày dạy: Thứ tư 09 /9 / 2009
Môn dạy: Tạo hình 
Đề tài : Vẽ cô giáo em (Mẫu)
I. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết những đặc điểm của cô giáo Thực hiện các kỹ năng chia bố cục tranh , tô màu , vẽ nét thẳng , nét cong tròn , nét lượn Trẻ biết miêu tả những đặc điểm của cô giáo một cách rõ ràng , mạch lạc .
- Tích hợp: Âm nhạc, thơ
- Kết hợp: quan sát, đặc tên sản phẩm
II. Chuẩn bị : 
- Tranh mẫu của cô , giấy , bút 
III. Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1: Quan sát tranh – Đàm thoại :
- Đọc thơ:”Cô dạy”. Tham gia đoc thơ và tập trung lại cô 
- Khi đến lớp con thấy cô giáo làm những công việc gì?
- Con biết gì về cô giáo ? Mỗi cháu tự kể các ý kiến của mình 
- Cô có 1 bức tranh về cô giáo. Con hãy quan sát và nêu ý kiến về tranh
- Cô giáo trong tranh có đặc điểm gì ?
- Muốn vẽ cô giáo con sử dụng những nét vẽ nào ?
- Cô thực hiện những kỹ năng khó mà cháu không thực hiện được.
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện 
- Đọc thơ “ Cô giáo của em ” .
- Nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. 
- Quan sát, hướng dẫn trẻ yếu thực hiện . 
- Cô nhắc nhở tư thế ngồi và cầm bút đúng tư thế. Thực hiện các kỹ năng  tô màu , chia bố cục tranh 
*Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm 
- Hát “ Em đi mẫu giáo ” Hát và tập trung lên cô
- Con vừa vẽ ai ? 
- Mời trẻ giới thiệu sản phẩm của mình ? 
- Con sử dụng những kỹ năng nào để vẽ ?
- Con có hài lòng với bức tranh của con không 
- Con thấy bứctranh của con có giống với tranh của cô và bạn không ? ở chỗ nào? Khác nhau ở chỗ nào?
 - Nếu còn thời gian con sẽ làm gì ?
- Trong các bức tranh này, con thích bức tranh nào nhất ? vì sao?
- Cô nhận xét sản phẩm.So sánh sản phẩm của các cháu với của cô.
* Giáo dục: Cháu yêu thương cô giáo.
Nhận xét- Tuyên dương
Kế hoạch tiếp theo:
Nhận xét của Giáo viên:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Ngày dạy: Thứ năm 10 / 9 / 2009
Hoạt động chung: Làm quen với Toán 
Đề tài : Ôn số lượng 1 - 2. Nhận biết chữ số 1-2 .So sánh chiều dài 
I. Mục đích yêu cầu :
- Nhận biết , phân biệt 2 nhóm số lượng 1-2 . Nhận biết số 1-2 . Ôn so sánh chiều dài .Ôn kỹ năng xếp cạnh , đếm , so sánh Sử dụng đúng 1 số thuật ngữ toán học : dài hơn , ngắn hơn , tất cả là . .
- Tích hợp: âm nhạc, đồ dùng học tập
- Kết hợp: phân mhóm
II. Chuẩn bị : 
- Cô: 2 sợi dây , 2 cái khăn , chữ số 1-2 , những đồ dùng xung quanh lớp có số lượng 1-2
- Cháu: 2 cây bút , 2 băng giấy , 2 cái ly , 1 cái chén , 1 cái muỗng , 1 cái khăn , chữ số 1-2 , đất nặn , dây , hạt , phấn - bảng , chữ số với nhiều dạng  
III. Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết số lượng 1 - 2 
- Mở nhạc:Vui đến trường. 
- Trường có những gì ? 
- Vào lớp con thấy những gì ? 
 - Con hãy tìm cho cô những đồ vật trong lớp có số lượng là 1 & 2?
* Hoạt động 2: Luyện tập cách so sánh chiều dài . Nhận biết số 1 - 2 :
- Hát “ Em đi mẫu giáo ” Hát di chuyển theo cô 
- Trong lớp mình có những đồ dùng gì ? 
- Gắn 1 khăn tay lên bảng .Trên bảng cô có gì? Cô có mấy cái khăn? Cô gắn chữ số 1 và đọc “ số 1 ”. Số 1 được tạo thành từ 1 nét xiên trái , nét thẳng đứng.
+ Cô gắn thêm 1 cái khăn nữa. Bây giờ cô có mấy cái khăn? Cô gắn chữ số 2 và đọc “ số 2”. Số 2 là số tạo thành từ 1 nét cong và 1 nét thẳng. 
+ Chiều dài của 2 cái khăn có bằng nhau không? Khăn nào dài hơn? ngắn hơn? Vậy chiều dài 2 cái khăn này như thế nào so với nhau? 
- Trên tay cô có gì ? Có mấy sợi dây ? Vậy ta gắn chữ số mấy ? 
- Mở nhạc “ ngày đầu tiên đi học ” Hát và di chuyển theo cô.
*Hoạt động 3: Luyện tập nhận biết số 1 - 2 
- Phân nhóm đồ dùng trong rỗ và gắn chữ số tương ứng.
 - Tạo chữ số 1-2 từ các nguyên vật liệu: Nặn , xếp hình
4 nhóm thực hiện 
- Chơi thi xem ai nhanh Chia thành 2 nhóm tìm số gắn lên tương ứng. 
* Giáo dục: 
 Nhận xét- Tuyên dương
Kế hoạch tiếp theo:
Nhận xét của Giáo viên
.
 Ngày dạy: Thứ sáu 11 / 9 / 2009
Môn dạy : Giáo dục âm nhạc 
Đề tài : Ngày vui của bé 
I. Mục đích yêu cầu :
 - Hát đúng diễn cảm , thể hiện được niềm vui đến trường .Biết hát kết hợp với đệm theo nhịp theo phách hoặc theo tiết tấu chậm .Giáo dục cháu yêu thương , kính trọng cô giáo .
 - Tích hợp: trò chơi 
 - Kết hợp: nhạc cụ, múa hát, biểu diễn
II. Chuẩn bị: Đàn , máy hát , nhạc cụ 
III. Tổ chức hoạt động :
*Hoạt động 1: Ôn hát : Ngày vui của bé
- Mở nhạc “ Ngày vui của bé ” 
- Nghe nhạc của bài hát gì ? Nói tên bài hát 
- Các con hãy hát cùng cô bài hát này ? 
- Cho cháu tạo thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tự vận động không giống nhau 
- Cho cá nhân tự sáng tác động tác minh hoạ cho bài 
- Cho 1 vài cháu lên biểu diễn .Tự sáng tác động tác
*Hoạt động 2: Nghe hát : “ Ngày đầu tiên đi học ”
- Mở nhạc : “Ngày đầu tiên đi học” Nghe nhạc đoán tên bài hát
- Hát lần 1 diễn cảm. Tóm tắt nôi dung : tâm trạng của bé ngày đầu tiên đi học rất bỡ ngỡ nhưng được các cô giáo chăm sóc dạy dỗ nên các bé đã thích đi học hơn. 
- Giáo dục cháu.
- Hát lần 2 kết hợp múa minh hoạ . Nghe cô hát và hát theo
- Mở nhạc lần 3 cô múa kết hợp với hát. 
*Hoạt động 3: Trò chơi : Tiếng hát ở đâu 
- Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi 
- Cho cháu chơi thử . Cả lớp cùng chơi - Quan sát cháu chơi nhận xét
Nhận xét- Tuyên dương 
Kế họach tiếp theo:
Nhận xét của giáo viên
.........................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TUẦN II:TRƯỜNG MẪU GIÁO
(Từ 14/09 đến 18/09)
THỜI GIAN
NỘI DUNG
THỨ HAI
THỨ BA
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
Trao đổi trực tiếp với PH , rèn nề nếp chào cô chào ba mẹ, Trao đổi với 
- Thực hiện các động tác HH2 : tay 4, chân 2 , bụng 2 , bật 4.
ĐIỂM DANH
TRÒ CHUYỆN
- Điểm danh : Nhận biết tên các bạn trong tổ
- Thời gian: Nhận biết thứ , ngày , tháng hôm nay và 2 ngày nghỉ
- Thời tiết: Quan sát bầu trời và nhận xét 
- Thông tin: Trao đổi thông tin-tâm trạng 
- Chế độ sinh hoạt: Nêu các hoạt động trong ngày 
- Họp mặt : Họp mặt đầu tuần 
- Điểm danh xen kẽ các tổ 
- Nhận biết thứ ,ngày ,tháng hôm qua , hôm nay ,ngày mai
- Quan sát thời tiết , khí hậu
-Trao đổi thông tin-tâm trạng 
- Nêu chế độ sinh hoạt 
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Thể dục:
Bò bằng bàn tay và cẳng chân , chui qua cổng
Làm quen chữ cái 
Làm quen chữ o , ô , ơ
HOẠT ĐỘNG GÓC
Phân vai: Cô giáo, ba mẹ đưa con đi học . Cửa hàng thực phẩm .. BTLNT .
Xây dựng:Xây dựng trường 
. Xếp hình hoa lá
Nghệ thuật: Tạo tranh chủ điểm , vẽ trang trí hình các loại đdđc
Thư viện: Xem sách , xem album , kể chuyện sáng tạo, tạo tranh 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát: các loại cây kiễng 
( Đặc điểm, công dụng, cách chăm sóc) 
- Chơi: Mèo đuổi chuột
 Lộn cầu vòng
- Chơi tự do 
- Quan sát: Phòng thư viện
(Đặc điểm, chức năng)
- Chơi: Mèo đuổi chuột 
 Bò lúc lắc 
- Chơi tự do
VỆ SINH
NGỦ
- Giới thiệu món ăn , nhắc nhở cháu các hành vi văn minh văn hoá khi ăn 
- Rèn cho cháu nề nếp trãi nệm , nề nếp khi ngủ
-Cô bao quát khi cháu ngủ 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Làm quen chữ o, ô, ơ
- Chơi tự do 
- Vệ sinh – Nêu gương
- Hướng dẫn thao tác chải răng
- Chơi tự do 
- Vệ sinh – Nêu gương 
TRẢ TRẺ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ , ăn uống và học tập của 
- Nhắc nhở phụ huynh chú ý vệ sinh cá nhân cho cháu trước khi đi học . 
CHỦ ĐIỂM 1: TRƯỜNG MẪU GIÁO
(Tháng 09/2009)
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
phụ huynh của những cháu suy dinh dưỡng và , và chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ
kết hợp bài ‘ĐU QUAY’ Tập kết hợp với cờ, nơ, gậy, vòng.
- Điểm danh xen kẽ các tổ 
- Nhận biết thứ ,ngày ,tháng hôm qua , hôm nay ,ngày mai
- Quan sát bầu trời 
- Trao đổi thông tin-tâm trạng 
- Nêu chế độ sinh hoạt
- Trò chuyện: Về môi trường xung quanh bé 
- Điểm danh xen kẽ các tổ 
- Nhận biết thứ ,ngày ,tháng hôm qua , hôm nay ,ngày mai
- Quan sát thời tiết , khí hậu
-Trao đổi thông tin-tâm trạng 
- Nêu chế độ sinh hoạt
- Trò chuyện
Điểm danh xen kẽ các tổ 
- Nhận biết thứ ,ngày ,tháng hôm qua , hôm nay ,ngày m

File đính kèm:

  • doctruong mam non.doc