Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém năm học 2013-2014

Trường đã thực hiện tốt cuộc vận động hai không chất lượng học sinh được đánh giá sát thực tế hơn tạo được uy tín cho đội ngũ GV, niềm tin của phụ huynh đối với giáo viên lớn hơn đồng thời giáo viên phân loại chắc đối đối tượng học sinh.

Đối mới giáo dục phổ thông trong đó đổi mới phương pháp dạy học tạo đà vững chắc cho giáo viên kèm cặp được đối tượng học sinh.

Dạy học tự chọn nhà trường đã chọn theo chủ đề bám sát đã tạo điều kiện cho GV củng cố, luyện tập, ôn tập, hệ thống hoá lại kiến thức.

Đa số phụ huynh đồng tình với cách đánh giá chất lượng

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM
NĂM HỌC 2013-2014
             Căn cứ phương hướng nhiệm nhiệm vụ năm học 2013-2014. Trường THCS Văn Lang xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém trong năm học 2013-2014 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Kết quả năm học 2012-2013 so với đăng ký đầu năm và so với cùng kỳ năm trước các chỉ tiêu chất lượng đều đạt và vượt, tuy nhiên số học sinh yếu, kém còn nhiều, cụ thể:
Khối 6: 7,6%; Khối 7: 4,0%; Khối 8: 3,8%
Tỉ lệ học sinh yếu, kém đối với các môn trong năm học 2012-2013
Khối 6
Môn
Toán
Lý
Văn
Anh
Yêú
8.3%
5.7%
6.9%
23.3%
Kém
1.9%
0.3%
0.5%
3.3%
Khối 7
Môn
Toán
Lý
Văn
Anh
Yêú
0.5%
/
7.7%
17.2%
Kém
0.7%
0.5%
0.5%
0.2%
Khối 8
Môn
Toán
Lý
Hoá
Văn
Anh
Yêú
9.6%
5.1%
4.2%
4.5%
7.7%
Kém
0.6%
3.2%
0.3%
0.3%
0.3%
Qua thi lại (đã dạy thêm trong hè) nhưng một số em không lên lớp được; Khối 6: 13 em ở lại; Khối 7: 05 em ở lại; Khối 8: 02 em ở lại. Tất cả các học sinh ở lại đều học yếu mất căn bản, có một số em ở lại lần 2.
 Một số giáo viên còn nặng về đánh giá thực chất cuộc vận động 2 không chưa tìm ra được giải pháp, biện pháp thực hiện kèm cặp để dần dần giảm bớt học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp.
1. THUẬN LỢI:
Trường đã thực hiện tốt cuộc vận động hai không chất lượng học sinh được đánh giá sát thực tế hơn tạo được uy tín cho đội ngũ GV, niềm tin của phụ huynh đối với giáo viên lớn hơn đồng thời giáo viên phân loại chắc đối đối tượng học sinh.
Đối mới giáo dục phổ thông trong đó đổi mới phương pháp dạy học tạo đà vững chắc cho giáo viên kèm cặp được đối tượng học sinh.
Dạy học tự chọn nhà trường đã chọn theo chủ đề bám sát đã tạo điều kiện cho GV củng cố, luyện tập, ôn tập, hệ thống hoá lại kiến thức.
Đa số phụ huynh đồng tình với cách đánh giá chất lượng của giáo dục từ đó có biện pháp giáo dục con cái.
2. KHÓ KHĂN:
Một số ít giáo viên còn chủ quan, chưa nhận thức đầy đủ trọn vẹn cuộc vận động đang nghiêng về phía chống tiêu cực, chống bệnh thành tích mà còn chưa coi trọng, chưa kịp thời triển khai những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời chưa tìm biện pháp giảng dạy để kèm cặp học sinh ngồi nhầm lớp.
Trong một số tiết dạy giáo viên chỉ chú ý truyền đạt kiến thức trọng tâm cho cả lớp, ít quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém có nắm bắt được kiến thức hay không.
Bệnh thành tích trong những năm qua dẫn đến một số học sinh ngồi nhầm lớp, hỏng kiến thức nên khi tiếp thu kiến thức mới không có nền tảng cơ sở ban đầu nên không nắm được kiến thức mới dẫn đến sức học ngày càng yếu nguy cơ tái phát ngồi nhầm lớp.
Cơ sở vật chất tuy ngày càng tăng trưởng song chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học nhất là không có phòng để phụ đạo học sinh yếu kém.
Đa số học sinh yếu kém về văn hoá lại yếu kém về đạo đức và cộng thêm đó phụ huynh học sinh yếu kém không quan tâm đến việc học, chưa quản lý việc học ở nhà còn thả chơi lêu lõng.
Đa số học sinh yếu kém khi ở lại lớp thường là bỏ học ảnh hưởng đến phổ cập.
 II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu:
Từng bước giảm dần học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp qua hàng năm giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém tiến tới không còn học sinh ngồi nhầm lớp.
Tạo một bước trong đội ngũ về nhận thức thực hiện cuộc vận động " Hai không" với 4 nội dung là chỉ coi trọng kiểm tra đánh giá mà không coi trọng đến tìm tòi các giải pháp biện pháp thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém ngay trong các tiết học chính khoá trên lớp, dạy học tự chọn và bồi dưỡng phụ đạo học sinh.
2. Nhiệm vụ:
Làm tốt công tác tuyên truyền trong đội ngũ phụ huynh, học sinh, giáo viên nhận thức đầy đủ hơn của cuộc vận động.
Ưu tiên và tập trung cho việc khắc phục hiện tượng học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp, nâng dần khả năng tiếp nhận chương trình, từng bước giảm dần học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp không được để tỷ lệ học sinh yếu kém nhiều và tái phát học sinh yếu kém.
Vận động phụ huynh học sinh nếu học yếu ở lại là điều kiện để các em lấp chổ hỏng tiếp thu kiến thức cho chắc chắn có điều kiện học lên sau này, tránh tình trạng ở lại là bỏ học ảnh hưởng đến phổ cập.
III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Đối với giáo viên bộ môn:
 Lập hồ sơ theo dõi học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ trên cơ sở kết quả của năm học 2012-2013, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả kiểm tra đồng loạt.
Thực hiện kế hoạch giảng dạy và soạn bài khi nhà trường bố trí phụ đạo học sinh yếu kém.
 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công tác nâng cao chất lượng giờ dạy.
Thực hiện bài soạn đảm bảo 2 yêu cầu cần tối thiểu là kiến thức và kĩ năng để học sinh tiếp nhận
Giảng dạy trên lớp ở từng phần của mỗi tiết học cần lựa chọn hình thức hoạt động cho học sinh cả lớp một cách phù hợp, tiết kiệm được thời gian để tranh thủ tạo ra cơ hội cần thiết cho giáo viên tiếp cận học sinh yếu kém nhằm kèm cặp, hưóng dẫn, tiếp sức cần thiết trong mỗi tiết dạy. Mỗi học sinh yếu kém phải hoạt động tối thiểu như nhắc lại định nghĩa, định lý, quy tắc, đọc đoạn văn... và cần có động viên khuyến khích kịp thời. Nội dung này được coi là biện pháp trọng tâm chủ yếu nhất trong công tác nâng cao chất lượng học sinh yếu kém và ngồi nhầm lớp do đó cần quan tâm thường xuyên và triển khai liên tục.
Tăng cường công tác kiểm tra, chấm chữa của giáo viên đối với học sinh trong các tiết luyện tập, bài kiểm tra của học sinh cần sửa lổi thật kĩ, tạo mẫu về bài làm đồng thời nắm chắc những chổ học sinh yếu kém để bổ sung kịp thời.
Giáo viên dạy tự chọn theo chủ đề bám sát, củng cố ôn luyện xem đây là nội dung phù đạo (dạy tự chọn là luyện tập củng cố kiến thức, bồi dưỡng những chổ yếu kém, những chổ hỏng).
Giáo viên bộ môn lưu trử theo dõi hồ sơ học sinh yếu kém trong suốt năm học. Cuối năm học nộp lại cho chuyên môn để làm cơ sở chủ yếu để chuyên môn giao chất lượng giữa các bộ môn giữa các lớp cho năm học sau.
2. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Kết hợp với giáo viên bộ môn trong việc phân loại chung của từng học sinh mà lớp mình phụ trách.
Lập hồ sơ theo dõi học sinh yếu kém ngồi nhầm lớp đầu năm học, giữa kì, cuối kì và theo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn (để bàn giao cho chủ nhiệm đầu năm học sau theo mẫu).
Giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chổ ngồi hợp lý thuận tiện để có cơ hội giáo viên bộ môn kiểm tra, tiếp sức kịp thời đồng thời có sơ đồ chổ ngồi của học sinh hợp lý.
Kết hợp với hội cha mẹ học sinh động viên tinh thần, vật chất con em và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên giảng dạy theo quy định nhà nước, đồng thời kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh.
Kết hợp với giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách thành lập đôi bạn cùng tiến trong việc học ở nhà cũng như giúp nhau trên lớp.
3. Đối với chuyên môn:
Tăng cưòng giúp đỡ giáo viên còn thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực sư phạm còn hạn chế, tổ chức hội thảo và thường xuyên rút kinh nghiệm theo tổ hoặc theo nhóm từng bộ môn nhằm định hướng cách dạy từng loại bài, từng đối tượng học sinh trong đó định rỏ biện pháp kĩ thuật tạo cơ hội cần thiết để tiếp cận học sinh yếu kém, kèm cặp giúp đỡ, tiếp sức từng đối tượng học sinh một cách phù hợp.
Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm phù đạo học sinh yếu kém, giúp đỡ đồng nghiệp và bản thân xây dựng nội dung và phương pháp khoa học và có hiệu quả.
Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm qua các tiết dạy chính khoá đã chú trọng đến đối tượng học sinh yếu kém.
4. Đối với quản lý chỉ đạo.
Tăng cường các hoạt động thao giảng, dự giờ của đồng nghiệp rút kinh nghiệm giúp đỡ nhau có hiệu quả.
Tăng cường quản lý việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, tránh hiện tượng dạy trước bài cho học sinh.
Phân công giáo viên nhiệt tình có trình độ chuyên môn tốt dạy phụ đạo học sinh yếu kém.
Lập kế hoạch về công tác phù đạo học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp trong từng học kì và trong từng năm học cụ thể:
+ Học kì I phụ đạo học sinh yếu kém Toán, Văn, Anh  khối 6, 7, 8, 9 với số tiết 2 tiết/tuần sau 2 tiết tự chọn của ngày thứ năm.
+ Học kì II phụ đạo học sinh yếu kém Toán, Văn, Lý , Hoá, Anh ở khối 6, 7, 8, 9 với số tiết 2 tiết/tuần sau 2 tiết tự chọn của ngày thứ năm.
Chỉ đạo dạy tự chọn theo chủ đề bám sát ôn tập những chổ hỏng, những chổ chưa nắm được.
Tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá chất lượng và chuyển giao chất lượng hàng năm.
Thiết lập hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng của từng học sinh qua giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.
Xây dựng bộ hồ sơ quản lý, chỉ đạo học sinh yếu kém như chương trình, kế hoạch dạy học, soạn bài...
Kết hợp chặt chẽ với Công đoàn động viên đoàn viên lao động triển khai cuộc vận động đồng thời tìm tòi các biện pháp, giải pháp giúp đỡ học sinh yếu.
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG                                                                            PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 (Đã ký)
                                                                                                                                 Nguyễn Chí Kỳ
 Mai Đồng

File đính kèm:

  • docke hoachphu dao hs y kem.doc