Kế hoạch giảng dạy Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

1. Ổn định tổ chức :

2. Bài cũ:

 Giáo viên nhận xét - cho điểm

3. Giới thiệu bài mới: Trực tiếp

4. Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của giờ học

- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về chủ điểm hòa bình.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài

- Chú ý kể chuyện theo trình tự:

+ G/thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào.

+ Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

+ Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.

* HĐ2: kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- HDHS thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện

- HDHS thi kể chuyện theo nhóm.

- Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện

* Hoạt động 3: Củng cố

- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

- Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện.

5. Tổng kết – dặn dò:

- Chuẩn bị: Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.

- Nhận xét tiết học

 

doc40 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giảng dạy Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động 3: Làm bài tập 
- Nêu yêu cầu 
- Trao đổi trong nhóm về những tấm gương vượt khó trong những hoàn cảnh khác nhau 
3’
* Hoạt động 4: Củng cố
- 2 học sinh đọc
- Kể những KK em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
- 2 học sinh kể
2’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Tìm hiểu hoàn cảnh của một số bạn HS trong lớp, trong trường hoặc địa phương em , đề ra phương án giúp đỡ 
- Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các đơn vị đo độ dài , đo khối lượng và các đơn vị đo diện tích đã được học. 
2. Kĩ năng: 	- Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Tính toán trên các số đo độ dài, đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
- Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện đã cho trước.
3. Thái độ: 	Giúp HS thích học toán, thích làm các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng. 
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Phấn màu, bảng phụ 
- 	HS: Vở bài tập, bảng con, SGK, nháp. 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định tổchức: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Ôn tập bảng đơn vị đo KL
- GVkiểm tra tên gọi, mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng 
- 2 học sinh 
- Lần lượt sửa bài 3, 5
1’
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập 
32’
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
Ÿ Bài 1: đọc đề 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
Cả 2 trường thu được mấy tấn giấy vụn ? 
+ Biết cứ 2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50 000 cuốn vở , vậy 4 tấn thì sản xuất được bao nhiêu cuốn vở ? 
Tự làm - nêu bài giải ( HS khá ) 
HD cho HS yếu 
 Giải 
1 tấn 300 kg = 1300 kg 
2 tấn 700 kg = 2700 kg 
Cả hai trường thu được là : 
 1300 + 2700 = 4 000 ( tấn ) = 4(tấn ) 
4 tấn gấp 2 tấn số lần là : 
 4 : 2 = 2 ( lần ) 
Số quyển vở sản xuất được : 
 50 000 x 2 = 100 000 ( quyển ) 
 Đáp số : 100 000 quyển 
15’
* Bài 2:
- Hoạt động nhóm đôi 
- Tự làm bài 
- Đổi vở để kiểm tra 
- Nêu tóm tắt- giải 
- sửa bài
 Giải :
120 kg = 120 000g 
Đà điểu nặng gấp chim sâu số làn là : 
120 000 : 60 = 2 000 ( lần ) 
 Đáp số : 2 000 lần 
5’
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 3:
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề
- Gợi mở HDHS tóm tắt đề, phân tích đề, giải vào vở.
- Học sinh sửa bài
- Giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 
 14 x 6 = 84 ( m2)
Diện tích hình vuông CEMN là : 
 7 x 7 = 84 (m 2 ) 
Diện tích của mảnh đất là : 
 84 + 84 = 133 ( m2)
 Đáp số : 133 m2
Ÿ Bài 4:
- Học sinh đọc đề
- GV gợi mở để học sinh vẽ hình
- Các nhóm thi vẽ - nhóm nào vẽ nhiều cách , nhóm đó thắng cuộc . HS nêu cách vẽ .
Nhận xét các cách HS đưa ra , tuyên dương nhóm thắng cuộc 
- Thực hành, vẽ hình và tính diện tích ® thực hành .
Hình chữ nhaatk ABCD có chiều dài 4 cm , chiều rộng 3 cm .
 Diện tích của hình chữ nhật : 
 4 x 3 = 12 ( cm 2 ) 
Chúng ta phải vẽ các hình chữ nhật có kích thước khác hình ABCD nhưng có diện tích bằng 12 cm 2 
+ ta có 12 = 1 x 12 = 2 x 6 = 3 x 4 
Vậy có thêm 2 cách vẽ : 
 Chiều rộng 1cm và chiều daì 12 cm .
 Chiều rộng 2 cm và chiều dài 6 cm 
- Tăng chiều dài bao nhiêu cm giảm chiều rộng bấy nhiêu cm.
- 2 học sinh lên bảng vẽ hình
- Học sinh sửa bài
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Lớp nhận xét
2’
* Hoạt động 4: Củng cố
Nhắc lại nội dung vừa học 
- Hoạt động nhóm (thi đua tiếp sức)
2’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà,ôn lại kiến thức vừa học 
- Chuẩnbị bài sau 
- Dặn học sinh chuẩm bị bài ở nhà
Tiết 2: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE HOẶC ĐÃ HỌC	
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Biết kể bằng lời nói của mình một câu chuyện đã đựơc nghe và đã được đọc đúng với chủ điểm hòa bình. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: 	Kể tự nhiên, rõ ràng, giọng kể phù hợp với từng nhân vật. 
3. Thái độ: 	Yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp.
II. Chuẩn bị: 
-	GV: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình 
- 	HS : Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định tổ chức : 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” 
1’
3. Giới thiệu bài mới: Trực tiếp 
32’
4. Phát triển các hoạt động: 
8’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của giờ học
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về chủ điểm hòa bình.
- 1 học sinh đọc đề bài
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài và phần gợi ý - Truyện tham khảo: Vua Lê Đại Hành 
- Nêu lên câu chuyện em sẽ kể
- Chú ý kể chuyện theo trình tự: 
+ G/thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào.
+ Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
19’
* HĐ2: kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Hoạt động theo nhóm 
- HDHS thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh làm việc theo nhóm
- kể câu chuyện của mình.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- HDHS thi kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể)
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện 
- Cả lớp nhận xét 
5’
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Chọn c/ chuyên yêu thích, vì sao?
- Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện.
2’
5. Tổng kết – dặn dò: 
- Chuẩn bị: Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Nhận xét tiết học 
Tiết 3: 	Mĩ thuật
(Có GV bộ môn)
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng học sinh trong tổ, của cả tổ. 
2. Kĩ năng: 	Hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: làm rõ kết quả học tập của mỗi học sinh trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. 
II. Chuẩn bị:
- GV: Số điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm từng học sinh - Một số mẫu thống kê đơn giản. 
 - HS: Bút dạ - Giấy khổ to 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định tổ chức : 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- KT bài văn tả cảnh trường học
 Kiểm tra HS
- Giáo viên theo dõi chấm điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới: Trực tiếp
32’
4. Phát triển các hoạt động: 
14’
* Hoạt động 1: HDHS biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng học sinh trong tổ.
- Hoạt động nhóm
Ÿ Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- thống kê KQ học tập trong tuần 
- Yêu cầu học sinh phân đoạn
- Điểm trong tuần của ..
- Nêu bảng mẫu thống kê. Viết sẵn trên bảng, yêu cầu học sinh lập thống kê về việc học của mình trong tuần.
- Dựa vào bảng thống kê trên nói rõ số điểm trong tuần
Điểm giỏi (9 - 10) : 2
Điềm khá (7 - 8) : 3
Điểm TB (5 - 6) : 1
Điểm K (0 - 4) : không có 
- NX về ý thức học tập của mình
14’
* Hoạt động 2: Giúp HS hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: làm rõ kết quả học tập của mỗi học sinh trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung.
- Hoạt động lớp
Ÿ Bài 2:
- Dựa vào kết quả thống kê để lập bảng thống kê
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Đặt tên cho bảng thống kê
- Học sinh ghi
- Bảng thống kê kết quả học tập trong tuần, tháng của tổ
- XĐ số cột dọc: STT, Họ và tên, Loại điểm
XĐ số cột ngang - mỗi dòng thể hiện kết quả học tập của từng học sinh (xếp theo thứ tự bảng chữ cái)
- Đại diện trình bày 
Ÿ Giáo viên nhận xét chốt lại
- Cả lớp nhận xét
4’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ 
2’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhắc nhở các bạn cùng học tốt hơn 
- Chuẩn bị bài văn tả cảnh
- Nhận xét tiết học 
Tiết 5: Khoa học
THỰC HÀNH : NÓI “KHÔNG !”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN ( tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS sưu tầm, xử lí thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc là và ma tuý; trình bày được những thông tin đó.	 
2. Kĩ năng: 	Thực hiện kỹ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện. 
3. Thái độ: GDHS không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ SK và tránh lãng phí. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: + Các hình ảnh trong SGK trang 19	
+ Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được 
+ Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
-HS: SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định tổ chức : 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Thực hành: Nói “Không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý 
 3 HS trả lời 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới: Trực tiếp
28’
4. Phát triển các hoạt động: 
15’
*HĐ1: Trò chơi“Chiếc ghế nguy hiểm” 
- Hoạt động cả lớp, cá nhân 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
-
- Sử dụng ghế của GV chơi trò chơi này.
- Chuẩn bị thêm 1 khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn
- Nêu luật chơi.
+ Bước 2:
- GVcho cả lớp đi ra ngoài hành lang
- Học sinh thực hành chơi
- Giáo viên để ghế ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào.
+ Có em cố gắng không chạm vào ghế
+ Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế
+ Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ...
+ Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận
+Cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
- Rất lo sợ
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
- Vì sợ bị điện giật chết
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
- Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào.
+ Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế?
- Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân.
Ÿ Chốt: Việc tránh chạm vào chiếc ghế cũng như tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý ® phải thận trọng và tránh xa nguy hiểm.
13’
* Hoạt động 2: Đóng vai
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Thảo luận
- Học sinh thảo luận, trả lời. 
- nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì?
+ Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó.
+ Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy 
+ Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó 
Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận
- Chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm.
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc ® nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến 
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia ® nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên.
3’
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Học sinh thảo luận:
- Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận
+ Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
+ Trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì?
+ Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không giải quyết được.
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: Dùng thuốc an toàn 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 6: Kĩ thuật
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN
 VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU 
 	HS cần phải :
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình (nếu có).
- Tranh một dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
- Một số loại phiếu học tập.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định tổ chức: 
- Hát 
3’
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Đây là bài học lí thuyết có nhiều kiến thức rất quen thuộc đối với HS. tổ chức nhiều hoạt động, trong đó tăng cường hoạt động nhóm , các em được trình bày và thảo luận những hiểu biết của mình.
Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình 
*Mục tiêu
- GV đặt câu hỏi và gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bào quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình
*Mục tiêu
- GV nêu cách thực hiện hoạt động 2 : HS thảo luận nhóm về đặc điểm, cách sử dụng, bào quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
Ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm (theo SGK).
- Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
Nêu nhiệm vụ thảo luận nhóm
- phát phiếu học tập – TL – trinh bày 
Ngoài tên các dụng cụ đã nêu trong sách, các em có thể bổ sung thêm các dụng cụ khác mà các em biết hoặc gia đình các em đang sử dụng vào bảng trên.
Đọc nội dung, quan sát các hình trong SGK, nhớ lại những dụng cụ gia đình thường sử dụng trong nấu ăn,
- Chia nhóm, nêu thời gian hoạt động nhóm (15 phút) và tổ chức cho HJS hoạt động thảo luận nhóm
- Các nhóm thảo luận và ghi chép tóm tắt kết quả thảo luận của nhóm vào giấy hoặc bảng có kích thước tương đương khổ A3.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV và các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Gv sử dụng tranh minh họa để kết luận từng nội dung theo SGK
IV. NHẬN XÉT – DẶN DÒ- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt. Có thể nhắc những cá nhân, nhóm thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập.
- Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong năn để bài học “Chuẩn bị nấu ăn” và tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn ở gia đình.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2015
Tiết 1: Toán
DECAMET VUÔNG - HECTOMET VUÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hình thành được biểu tượng ban đầu về đề- ca- mét vuông và hét –tô-mét vuông 
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đềcamét vuông và héctômét vuông.
 2. Kĩ năng: Rèn HS nhận biết, đọc, viết, mối quan hệ giữa 3 đơn vị vừa học nhanhc/ xác. 
3. Thái độ: 	Giúp HS thích môn học, thích làm những bài tập về giải toán liên quan đến bảng đơn vị đo diện tích.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam; 1m -Phấn màu, bảng phụ 
- HS : Vở bài tập 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định tổ chức : 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 2, 3 / 26 (SGK)
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
32’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS hình thành các biểu tượng về đơn vị đo diện tích đềcamét vuông và héctômét vuông.
- Hoạt động cá nhân 
1- Giới thiệu đơn vị đo diện tích đềcamét vuông
- nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học
a) H/ thành biểu tượng đềcamét vuông 
- quan sát hình vuông có cạnh 1dam
- Đềcamét vuông là gì?
- S hình vuông có cạnh là 1dam
- Học sinh ghi cách viết tắt:
1 đềcamét vuông vết tắt là 1dam2
b) Mối quan hệ giữa dam2 và m2
- HDHS chia mỗi cạnh 1dam thành 10 phần bằng nhau 
Hình vuông 1dam2 bao gồm bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- Thực hiện chia và nối các điểm tạo thành hình vuông nhỏ 
- Đếm theo từng hàng, 1 hàng có ? ô vuông
10 hàng x 10 ô = 100 ô vuông nhỏ
Kết luận
1dam2 = 100m2
- Học sinh tính diện tích 1hình vuông nhỏ : 1m2. Diện tích 100 hình vuông nhỏ: 100m2 
Ÿ Giáo viên chốt lại
2- Giới thiệu đơn vị đo diện tích héctômét vuông:
- Tương tự như phần b
Ÿ Nhận xét sửa sai cho học sinh
* Hoạt động 2: HDHS biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đềcamét vuông vá héctômét vuông
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 1: 
- Rèn cách đọc
- 1 em đọc, 1 em ghi cách đọc 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động nhóm đôi 
Ÿ Bài 2:
GV đọc các số đo diện tích cho HS viết 
- 2 hs lên bảng viết – cả lớp viết vào vở và tự đọc lại . 
Ÿ Giáo viên nhận xét chung 
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : ( làm bài 3a cột 1 ) 
Bài 4 : 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Cả lớp làm vào vở .
- HS chữa miệng các phần bài tập còn lại 
-Học sinh nhận xét bài làm .
- 3 HS lên bảng làm bài . nêu cách làm 
2 dam 2 = m2 
3 dam 215 m2 = .. m2
3 m2 = .dam2
- .. Viết các số đo có 2 tên đơn vị dưới dạng số đo có 1 đơn vị là đề -ca – mét vuông .
- 1 em lên bảng làm mẫu :
+ 5dam2 23m2 = 5 dam2 + dam2
 = 5 dam2
HS theo dõi bài chữa cảu bạn và kiểm tra lại bài của mình . 
2’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà + học bài
- Chuẩn bị: Milimét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích
- Dặn học sinh chuẩn bị bài trước 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 2: Tập đọc
Ê-MI-LI , CON
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Ý chí: Ca ngợi hành động dũng cảm, cao thượng, vĩ đại, sự hy sinh vì đại nghĩa của 1 công dân Mỹ.
2. Kĩ năng: - Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Po-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng. 
3. Thái độ:	GDHS yêu quý những người vì đại nghĩa, yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa. 
II. Chuẩn bị:
-GV: Hình ảnh máy bay ném bom - Tranh vẽ anh Mo-ri-xơn tự thiêu. 
-HS : SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định tổ chức: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Một chuyên gia máy xúc
HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
- HS đọc lần lượt từng đoạn và Trả lời câu hỏi 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
32’
4. Phát triển các hoạt động: 
12’
* Luyện đọc 
- Hoạt động cá nhân 
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn và tìm các từ dễ phát âm sai.
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ 
+ Phát âm : Mo-ri-xơn, Oa-sinh-tơn, Giôn-xơn
+ Ngắt câu
- Lần lượt học sinh đọc từ sai 
- 1, 2 học sinh đọc toàn bài
- Đọc mẫu với giọng đọc xúc động, trầm lắng
18’
* Tìm hiểu bài 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Đọc khổ thơ - đọc xuất xứ 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc khổ 1
- 1 học sinh đọc khổ 1
- câu 1: thể hiện tâm trạng gì đối với con gái ( nhấn mạnh câu)
+ Lời nhắn nhủ dặn dò
+ Sự hồn nhiên, ngây thơ của con gái
- GV giảng tâm trạng của anh Mo-ri-xơn ® lời vĩnh biệt xúc động khi phải từ giã vợ con (nhấn mạnh câu hỏi của Ê-mi-li). Sự ngây thơ hồn nhiên
- Luyện đọc diễn cảm khổ 1
- Nhấn mạnh những từ ngữ nào? Câu hỏi đọc với giọng như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 2
- 1 học sinh đọc khổ 2
- Qua lời của chú Mo-ri-xơn, em hãy cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ?
- HS trả lời 
Ÿ Giáo viên chốt bằng những hình ảnh của đế quốc Mỹ 
- giảng từ: B52 - napan - nhân danh - Giôn-xơn
- Yêu cầu nêu ý khổ 2
- Hàng loạt tội ác của Mỹ đựơc liệt kê.
- Học sinh nêu cách đọc 
- 4 nhóm thảo luận cách đọc khổ 2 ghi vào bìa bằng đinh lên bảng
Ÿ Chốt lại cách đọc: nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện tội ác của Mỹ
- nhận xét và chọn cách đọc hợp lý nhất -lần lượt đọc khổ 2
Học sinh đọc khổ 3 
- 1 học sinh đọc khổ 3 
- Lời từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn có gì cảm động? Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con rằng “Cha đi vui”?
- Bạn có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ? 
- Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn vì sự ra đi của chú ! chú ra đi thanh thản , tự nguyện , vì lí tưởng cao đẹp .
- Nối tiếp nhau trả lời :
+ Mo-ri-xơn là một người dám xả thân vì việc nghĩa . 
+ Hành động của chú Mo-ri-xơn thật cao cả và đáng khâm phục .
+ Mình rất xúc động về hành động của chú . 
- Yêu cầu học sinh nêu ý 3
- Lời từ biệt của chú Mo-ri-xơn vào giây phút ngọn lửa sắp bùng lên.
- HS nêu cách đọc khổ 3
- Lần lượt học sinh nêu
- Giọng đọc: xúc động trầm lắng 
- HS đọc khổ 4
- 1 học sinh đọc
Ÿ Giáo viên chốt lại chọn ý đúng
8’
- HS nêu ý khổ 4 
* Bài thơ muốn nói gì với chúng ta ? 
+ Luyện đọc diễn cảm .
HD học sinh đọc diễn cảm những khổ thơ các em thích .
- Ý 4 : vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ - kêu 

File đính kèm:

  • docTuần 5.doc