Kế hoạch giảng dạy Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 - Hồ Thị Thùy Dung

BÁC SĨ SÓI

I. Mục tiêu:

- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.

II/ Đồ dùng dạy học:

- 4 tranh minh hoạ SGK

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1/ Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu 4 hs nối tiếp kể câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài

b/ Hướng dẫn kể chuyện

* Dựa vào câu chuyệntranh kể lại từng đoạn

? Bức tranh minh hoạ điều gì?

? Hãy quan sát tranh 2 cho biết Sói thay đổi như thế nào?

? Bức tranh 3 vẽ cảnh gì?

? Nhìn tranh 4 con hãy tả lại cảnh Ngựa cho Sói một bài học?

- YC kể lại từng đoạn trong nhóm.

- YC kể lại trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá.

c/ Phân vai kể.

? Trong câu chuyện này gồm mấy nhân vật? Là những nhân vật nào.

? Khi nhập vai cần thể hiện giọng ntn.

- YC các nhóm phân vai và kể trong nhóm

- Cho các nhóm thi kể trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

3/ Củng cố – Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- 4 HS nối tiếp nhau kể chuyện

- HS nhắc lại

*HS quan sát tranh thảo luận và TLCH:

- Bức tranh vẽ một chú ngựa đang ăn cỏ, và một con sói đang thèm thịt ngựa rỏ dãi

- Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, cổ đeo ống nghe, sói đóng giả làm bác sĩ.

- Sói mon men đến gần ngựa, dỗ dành ngựa để nó khám bệnh cho. Ngựa bình tĩnh đối phó với sói.

- Ngựa tung vó đá cho sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan

- HS kể chuyện trong nhóm 4

- 4 hs nối tiếp kể 4 đoạn.

- Câu chuyện gồm 3 nhân vật: Người dẫn chuyện, Sói, ngựa.

- Người dẫn chuyện giọng vui, dí dỏm, giọng ngựa vờ lễ phép, giọng sói giả dối.

- HS kể trong nhóm

- 3 nhóm thi kể phân vai.

- Nhận xét – bình chọn.

 

docx27 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giảng dạy Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 - Hồ Thị Thùy Dung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp số: 8 học sinh.
Tiết 2: Thể dục 
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Tiết 3: Chính tả (tập chép)
BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện “ Bỏc sĩ Súi”.
- Làm được BT(2) a/ b .BT3 a/ b
 II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho HS viết: riêng lẻ, tháng giêng, con dơi, rơi vãi, 
- Nhận xét , đánh giá.
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệubài – Ghi đầu bài
b/ Hướng dẫn viết chính tả 
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép
? Đoạn văn tóm tắt nội dung bài tập đọc nào?
? Nội dung của câu chuyện đó thế nào?
? Đoạn văn có mấy câu?
? Chữ đầu đoạn văn ta viết ntn?
? Lời của Sói được đặt trong dấu câu nào?
? Trong bài còn có các dấu câu nào nữa?
? Những chữ nào trong bài cần phải viết hoa?
* Hướng dẫn viết từ khó
- GV ghi từ khó: giả làm, chữa giúp, chân sau, trời giáng,- YC viết bảng con
- Nhận xét và sửa sai.
* Viết chính tả
- GV đọc bài viết
- YC h/s nhìn bảng chép.
- HS đọc lại bài viết cho HS soát lỗi.
* Thu và nhận xét một số bài. 
c/ HD làm bài tập chính tả
Bài 2: GV chọn bài 2b - Gọi HS nêu y/cầu
- Cho HS tự làm bài vào VBT
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. 
- Nhận xét HS.
Bài 3: GV chọn bài 3b - Cho HS thi tìm từ
- GV nhận xét - tuyên dương nhóm thắng .
3/ Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng viết - cả lớp viết bảng con.
- HS nhận xét.
- HS nghe - 2 HS đọc lại đoạn văn
- Bài Bác sĩ Sói.
- Sói đóng giả làm bác sĩ để lừa Ngựa. Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói. Sói bị Ngựa đá cho một cú trời giáng.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Chữ đầu đoạn văn viết hoa lùi vào một ô.
- Đặt trong dấu ngoặc kép.
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- Viết hoa: Sói, Ngựa và các chữ đầu câu.
- HS viết bảng con.
- HS nghe – 2 HS đọc lại
- HS nhìn bảng chép bài.
- HS soát lỗi dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai
* Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào ô trống.
 a/ - (lối, nối): nối liền, lối đi
 - (lửa, nửa): ngọn lửa, một nửa.
 b/ - (ươc, ươt): ước mong, khăn ướt
 - (lược, lượt): lần lượt, cái lược 
* HS thi tìm từ theo y/cầu
a/ Chứa tiếng có vần ươc (hoặc ươt):
 ước mơ, tước vỏ, trầy xước, nước khoáng, ngước mắt, bắt chước, cái lược, bước chân, khước từ,; ướt áo, lướt ván, trượt ngã, vượt sông, tóc mượt, thướt tha,
Tiết 4: Kể chuyện
BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- 4 tranh minh hoạ SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 4 hs nối tiếp kể câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Gv nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
b/ Hướng dẫn kể chuyện
* Dựa vào câu chuyệntranh kể lại từng đoạn
? Bức tranh minh hoạ điều gì?
? Hãy quan sát tranh 2 cho biết Sói thay đổi như thế nào?
? Bức tranh 3 vẽ cảnh gì?
? Nhìn tranh 4 con hãy tả lại cảnh Ngựa cho Sói một bài học?
- YC kể lại từng đoạn trong nhóm.
- YC kể lại trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
c/ Phân vai kể.
? Trong câu chuyện này gồm mấy nhân vật? Là những nhân vật nào.
? Khi nhập vai cần thể hiện giọng ntn.
- YC các nhóm phân vai và kể trong nhóm
- Cho các nhóm thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 4 HS nối tiếp nhau kể chuyện
- HS nhắc lại
*HS quan sát tranh thảo luận và TLCH:
- Bức tranh vẽ một chú ngựa đang ăn cỏ, và một con sói đang thèm thịt ngựa rỏ dãi
- Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, cổ đeo ống nghe, sói đóng giả làm bác sĩ.
- Sói mon men đến gần ngựa, dỗ dành ngựa để nó khám bệnh cho. Ngựa bình tĩnh đối phó với sói.
- Ngựa tung vó đá cho sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan
- HS kể chuyện trong nhóm 4
- 4 hs nối tiếp kể 4 đoạn.
- Câu chuyện gồm 3 nhân vật: Người dẫn chuyện, Sói, ngựa.
- Người dẫn chuyện giọng vui, dí dỏm, giọng ngựa vờ lễ phép, giọng sói giả dối.
- HS kể trong nhóm
- 3 nhóm thi kể phân vai.
- Nhận xét – bình chọn. 
Buổi chiều
Tiết 1: Âm nhạc
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Tiết 2: Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Tiết 3: Sinh hoạt Sao
Tổng phụ trách Đội phụ trách
Buổi sáng
Thứ tư, ngày 17 tháng 02 năm 2016
Tiết 1:Toán
MỘT PHẦN BA
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết “ Một phần ba”; biết viết và đọc .
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các mảnh bìa (hoặc giấy) hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS làm bài 2
- GV nhận xét, đánh giá. 	
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ Giới thiệu “Một phần ba” 
- Cho HS quan sát hình vuông:
- Hình vuông được chia thành ba phần bằng nhau, trong đó có 1 phần được tô màu. 
- Như thế là đã tô màu một phần ba hình vuông.
- Hướng dẫn HS viết: ; đọc: Một phần ba.
- GV kết luận: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau, đã tô màu được hình vuông.
b/ Thực hành
Bài 1: Cho HSTL đã tô màu hình nào?
? Ở hình D đã tô màu một phần mấy hình vuông?
- GV nhận xét kết luận.
Bài 3: HS quan sát các tranh vẽ và trả lời
- GV nhận xét 
3/ Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng làm bài 2
- HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
- HS viết: ; đọc: Một phần ba.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát và trả lời: 
+ Đã tô màu hình vuông (hình A)
+ Đã tô màu hình vuông (hình C)
+ Đã tô màu hình vuông (hình D)
- HS trả lời.
- HS quan sát hình vẽ
+ Hình A được tô màu số ô vuông 
+ Hình B được tô màu số ô vuông 
+ Hình C được tô màu số ô vuông 
Tiết 2: Tập đọc
NỘI QUY ĐẢO KHỈ
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rõ ràng, rành mạch từng điều trong bản nội quy.
 - Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy ( TL được CH 1,2 ) 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
- Băng giấy viết những nội dung câu cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Bác sĩ Sói và TLCH.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- HD luyện đọc - kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu:
- Yc đọc nối tiếp câu
- Đưa từ khó: đảo khỉ, lên đảo, khỉ nâu, khành khạch 
- YC đọc câu lần 2
* Đọc đoạn:
- GV h/dẫn chia đoạn
- YC HS đọc nối tiếp đoạn.
- Hướng dẫn luyện đọc:
+ 1.// Mua vé tham quan trước khi lên đảo.//
+ 2.// Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng.//
- YC HS đọc chú giải cuối bài.
* Đọc bài trong nhóm
* Thi đọc:
* Đọc toàn bài
c/ Tìm hiểu bài
? Nội quy đảo khỉ có mấy điều?
? Em hiểu những điều quy định trên như thế nào?
? Vì sao đọc xong nội quy Khỉ Nâu lại khoái chí?
? Bài văn cho biết điều gì?
d/ Luyện đọc lại
- Cho HS đọc theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm thi đọc 
3/ Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc và TLCH
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp mỗi em một câu
- HS đọc CN- ĐT 
- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2 
- Bài chia làm 2 đoạn:
 + Đoạn 1: 3 dòng đầu.
 + Đoạn 2 : Nội quy
- HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.
- HS đọc.
- HS đọc chú giải cuối bài.
- HS luyện đọc trong nhóm 2 hs 
- Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn 2
- Lớp ĐT toàn bài
- Cả lớp đọc thầm và TLCH
- Có 4 điều
- HS thảo luận để nêu ý hiểu của mình về những điều quy định
- Vì bản nội quy này bảo vệ loài khỉ, yc mọi người giữ sạch, đẹp hòn đảo nơi khỉ sinh sống.
- HS nêu
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc theo nhóm 3 HS
- Đại diện nhóm thi đọc (mỗi nhóm 2 hs)
Tiết 3: Tập viết
CHỮ HOA T
I. Mục tiêu:
- Viết đúng 2 chữ hoa T (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ viết câu ứng dụng: Thẳng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Thẳng như ruột ngựa (3 lần).
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Chữ mẫu T. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ 
- Cho HS viết chữ S, Sáo. 
- GV nhận xét.
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ Hướng dẫn viết chữ hoa 
*Giới thiệu chữ hoa T
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
? Chữ hoa T cao mấy li? 
? Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ hoa T và nhắc lại 
- GV viết mẫu và HD viết chữ hoa T.
- YC viết bảng con.
c/ Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
* Treo bảng phụ viết cụm từ ứng dụng
- GV nêu cách hiểu cụm từ trên: nghĩa đen- đoạn ruột ngựa từ dạ dày đến ruột non dài và thẳng; nghĩa bóng – thẳng thắn, không ưng điều gì thì nói ngay.
- YC h/s quan sát và nhận xét:
? Cụm từ này gồm mấy chữ?
? Nêu độ cao các chữ cái.
- GV viết mẫu chữ và HD viết chữ: Thẳng
- YC viết bảng con
- GV nhận xét và uốn nắn.
d/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- GV theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
* Thu từ 5 - 7 bài nhận xét 
3/ Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết - cả lớp viết bảng con.
- HS nhắc lại
- HS quan sát
- 5 li
- Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang.
- HS quan sát
- HS viết bảng con 2 lần
- HS đọc: Thẳng như ruột ngựa.
- HS quan sát.
- Gồm 4 chữ
- HS quan sát
- HS viết bảng con 2 lần
- HS viết bài vào VTV theo đúng mẫu chữ đã quy định
Tiết 4: Đạo đức
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (tiết 1) 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu lịch sự khi nhận và gọi điện thoại à nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép.
- Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại.
- Tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa nội dung bài đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới - Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
- GV cho HS nghe đoạn hội thoại (Nội dung cuộc đối thoại SGK)
- Cho HS đóng vai 2 bạn đang nói chuyện điện thoại.
- Đàm thoại:
? Khi điện thoại reo, bạn Vinh đã làm gì và nói gì?
? Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua diện thoại ntn?
? Em có thích cách nói chuyện của hai bạn qua điện thoại không? Vì sao?
? Em học được điều gì qua đoạn hội thoại trên?
- Gv nhận xét, kết luận.
*Hoạt động 2: Sắp xếp các câu thành đoạn hội thoại.
- GV mời 4 HS cầm 4 tấm bìa đã ghi sẵn nội dung từng câu trong VBT.
- GV nhận xét, chữa bài.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- YC h/s thảo luận theo các câu hỏi bài tập.
- GV nhận xét, kết luận.
3/ Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- 2 HS đóng vai
- 4 HS sắp xếp lại cho đúng và hoàn thành đoạn hội thoại
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo.
Buổi chiều
Tiết 1: Luyện Tiếng việt
ÔN TẬP 
I.Mục tiêu: 
- Củng cố về mở rộng vốn từ từ ngữ về chim chóc.
II.Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Điền từ thích hợp chỉ tên các loài chim vào ô trống trong những thành ngữ sau:
Nhanh như 
Nói như 
Hôi như .
Gầy như 
Bài 2: Đọc bài đồng dao sau:
Tiếng con chim ri
Gọi dì, gọi cậu
Tiếng con sáo sậu
Gọi cậu, gọi cô
Tiếng con cồ cồ
Gọi cô, gọi chú
Tiếng con tú hú
Gọi chú, gọi dì
Mau mau tỉnh dậy mà đi ra đồng.
a/ Viết tên các loài chim có trong bài:
b/ Điền tên loài chim có trong bài vào chỗ trống:
gọi chú, dì
gọi cô, chú
gọi dì, cậu
.gọi cậu, cô.
- Y/c HS làm bài tập vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-HS làm bài vào vở.
Tiết 2: Luyện Tiếng việt 
ÔN TẬP 
I.Mục tiêu: 
- Làm bài tập phân biệt l hoặc n; ươc hoặc ươt.
II.Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
Ông trời ổi ửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách chiếc điếu cày
Mẹ em tát ước, ắng đầy trong khau.
Cậu mèo đã dậy từ âu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
Trần Đăng Khoa
Bài 2: Điền vào chỗ trống ươc hay ươt
 Trâu ơi, uống n nhá
 Đây rồi n mương trong
 Có ánh mặt trời hồng
 Có ánh mặt trăng tỏ
 Bờ mương xanh m cỏ
 Của trâu đấy tha hồ.
Trần Đăng Khoa
- Y/c HS làm bài tập vào vở.
2.Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-HS làm bài vào vở.
Tiết 3: Luyện Toán 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố một phần hai.
- Giải bài toán bằng 1 phép nhân 
II.Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện toán .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới:
Bài 1: Viết dấu x vào ô trống dưới hình đã tô đậm 
-Y/c HS làm bài,1 HS lên bảng làm bài.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Có 12 chiếc bút xếp đều vào 2 hộp. Hỏi mỗi hộp có mấy chiếc bút?
-Y/c HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Có 14 con ngan nhốt đều vào 2 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có mấy con ngan?
- Y/c HS làm bài.
- GV nhận xét.
2. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
-1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
-HS làm bài vào vở, HS lên bảng.
-HS làm bài vào vở.
Thứ năm, ngày 18 tháng 02 năm 2016
Tiết 1:Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Thuộc bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia(trong bảng chia 3).
- Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo(chia cho 3, cho 2) 
- BT cần làm : bài 1, bài 2, bài 4 .
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bộ dùng học Toán lớp 2
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra VBT của HS.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ HD luyện tập
Bài 1: Cho HS nêu y/cầu
- Cho HS nhẩm rồi ghi kết quả vào vở. 
- GV nhận xét, sửa sai
Bài 2: Cho HS làm rồi nêu nhận xét về mqh từng cột
- GV nhận xét, sửa sai
Bài 4: Gọi HS đọc đề toán
- HS h/s hiểu đề toán
- GV nhận xét, đánh giá
3/ Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- HS để VBT ở nhà lên bàn
* Tính nhẩm
- HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào vở.
- HS nối tiếp nêu kết quả
* Tính nhẩm
 3 x 6 = 18 3 x 9 = 27 
 18 : 3 = 6 12 : 3 = 4 
 3 x 3 = 9 3 x 1 = 3
 9 : 3 = 9 3 : 3 = 1
* 1 HS đọc.
- HS làm bài vào vở – 1 HS lê bảng làm bài
Bài giải:
Số kilôgam gạo trong mỗi túi là:
15 : 3 = 5 (kg)
	Đáp số: 5 kg gạo
Tiết 2: Chính tả (nghe viết)
NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài “ Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên”.
 - Làm được BT (2) a/ b.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ kiểm tra bài cũ
- Cho HS viết các từ: ước mong, lướt ván, nối liền, một nửa
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn văn cần viết một lượt 
? Đoạn văn nói về nội dung gì?
? Ngày hội đua voi của đồng bào Tây Nguyên diễn ra vào mùa nào?
? Những con voi được miêu tả ntn?
? Bà con các dân tộc đi xem hội ntn?
? Đoạn văn có mấy câu?
? Trong bài có các dấu câu nào?
? Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
? Các chữ đầu câu viết thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó
- GV ghi từ khó và HD phân tích
- YC viết bảng con.
- Nhận xét – sửa sai.
* Viết chính tả
- GV đọc bài chính tả 
- GV đọc bài cho HS viết
- GV đọc lại bài
* Thu bài nhận xét.
b/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: GV chọn bài 2a
- Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a
- YC h/s làm bài vào VBT
- Nhận xét HS.
3/ Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng viết - cả lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc lại đoạn văn - cả lớp theo dõi 
+ Về ngày hội đua voi của đồng bào Ê-đê, Mơ-nông.
+ Mùa xuân.
+ Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến.
+ Mặt trời chưa mọc bà con đã nườm nượp đổ ra. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ, cổ đeo vòng bạc
+ Đoạn văn có 4 câu.
+ Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ba chấm.
+ Viết hoa và lùi vào một ô vuông.
+ Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn.
- HS tìm và nêu các từ : 
 Ê- đê, Mơ-nông, tưng bừng, nườm nượp, rực rỡ,
- HS viết bảng con
- HS nghe – 1 HS đọc lại
- HS viết bài.
- HS nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
* Điền vào chỗ trống l hay n?
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
Tiết 3: Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
- Xếp được tên một số con vât theo nhóm thích hợp(BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “như thế nào?”.(BT2, BT3)
II/ Đồ dùng dạy học: 	
-Mẫu câu bài tập 3. 
- Kẻ sẵn bảng để điền từ bài tập 1 trên bảng lớp:
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng làm BTVN.
- GV nhận xét HS.
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
? Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì?
- YC h/s tự làm bài 
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: Gọi HS nêu y/cầu
- YC h/s thực hành hỏi đáp theo cặp 
- Gọi 1 số cặp trình bày trước lớp.
- Nhận xét và đánh giá HS.
? Các câu hỏi có điểm gì chung?
Bài 3: BT y/cầu chúng ta làm gì?
- GV h/dẫn cách làm
- YC h/s thực hành hỏi đáp theo cặp em này đặt câu hỏi, em kia trả lời.
- Gọi 1 số HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét HS.
3/ Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên làm bài tập 2 trang 36 SGK.
- HS nhắc lại
*Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp.
- Có 2 nhóm: nguy hiểm và không nguy hiểm.
- 2 HS lên bảng làm bài - Cả lớp làm bài vào vở.
+ Thú dữ, nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác.
+ Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, sóc, chồn, cáo, hươu.
* Dựa vào hiểu biết của em về các con vật, TLCH:
- HS thực hành hỏi đáp về các con vật.
a) Thỏ chạy như thế nào?
- Thỏ chạy nhanh như bay./ 
- Thỏ chạy rất nhanh./ 
b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác ntn?
- Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất khéo léo./
- Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt.
c) Gấu đi như thế nào?
- Gấu đi rất chậm./ - Gấu đi lặc lè./ - Gấu đi nặng nề./ 
d) Voi kéo gỗ thế nào?
- Voi kéo gỗ rất khoẻ./ - Voi kéo gỗ thật khoẻ và mạnh./ 
- Các câu hỏi này đều có cụm từ “như thế nào?”
* Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây.
- HS đọc các câu văn và làm bài.
- HS nêu kết quả:
a) Trâu cày như thế nào?
b) Ngựa chạy như thế nào?
c) Thấy một chú ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào?
d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào?
Tiết 4: Thủ công
ÔN TẬP CHƯƠNG II: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Củng cố được kiến thức , kĩ năng các hình đã học .
- Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học .
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bài mẫu các loại hình đã học. 
- GiấyA4, kéo, hồ dán, bút màu.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của h/s.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
b/ HD ôn tập: 
- YC h/s nêu lại tên các bài đã học ở chương 2.
- GV ghi các bài lên bảng.
1/ Gấp, cắt, dán hình tròn.
2/ Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
3/ Gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe.
4/ Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
5/ Gấp, cắt, dán phong bì.
- Cho h/s quan sát nêu lại quy trình gấp các loại hình đã học ở chương II.
c/ Thực hành: 
 - YC h/s gấp 5 loại hình đã học theo nhóm 5
- HD cho các nhóm trang trí theo sở thích.
d/ Trình bày sản phẩm:
- YC các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- HS để đồ dùng lên bàn
- HS nhắc lại.
- H/S nêu:
+ Bài 14: Gấp, cắt, dán hình tròn.
+ Bài 16: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
+ Bài 18: Gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe.
+ Bài 20: Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
+ Bài 22: Gấp, cắt, dán phong bì.
- HS quan sát và nêu lại quy trình
- Các nhóm thực hành gấp.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Cả lớp nhận xét – bình chọn.
Tiết 5: Hoạt động tập thể
Lồng ghép thực hành kĩ năng sống 
BÀI 11: LÒNG TRUNG THỰC (tiết 2)
- HS tìm hiểu các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, địa phương như:
+ Các phong tục tập quán, truyền thống ngày xuân, ngày tết của quê hương đất nước, của địa phương qua sách báo, ca dao, tục ngữ.
+ Các bài hát, bài thơ, điệu múa, tranh ảnh và các truyện kể mà HS được nghe kể qua thực tế mà

File đính kèm:

  • docxTUẦN 23.docx