Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn Tin học Lớp 6 - Chủ đề 3: Phần cứng máy tính
D. Hoạt động ghi nhớ:
- Tên hoạt động: ghi nhớ.
- Mục đích: giúp học sinh nắm được trọng tâm của bài
- Giao việc: đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
Em hãy cho biết trọng tâm bài học cần ghi nhớ hôm nay là gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: gợi ý khi học sinh trả lời sai.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh trả lời sai, gọi học sinh khác hỗ trợ bạn trả lời câu hỏi.
E. Hoạt động đọc thêm:
- Tên hoạt động: bài đọc thêm – Hội chứng rối loạn thị giác khi nhìn gần do sử dụng máy vi tính.
- Mục đích: học sinh hiểu tác hại đến sức khỏe khi sử dụng máy tính khi sử dụng liên tục và cách phòng tránh hội chứng này.
- Giao việc: đọc bài đọc thêm ở nhà.
- Hướng dẫn, hỗ trợ:
- Phương án đánh giá:
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS AN LỘC Độc lập –Tự do –Hạnh phúc KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC Chủ đề 3: PHẦN CỨNG MÁY TÍNH Số tiết: 3. Tiết PPCT từ 06 đến 08 (thực hiện từ ngày 24/09/2019 đến ngày 01/10/2019) Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: sách giáo khoa, máy chiếu.. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS nêu được những thành phần chính của phần cứng. Những thiết bị của phần cứng có chức năng như thế nào? HS nhận biết các thiết bị, phụ kiện của máy tính, đâu là thiết bị vào đâu là thiết bị ra? 2. Kĩ năng: Có thể phân biệt các thiết bị của một máy tính dễ dàng. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc và yêu thích môn Tin học 4. Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực suy luận logic, biến đổi thông qua giải bài tập II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Chuẩn bị của GV: Tranh ảnh minh hoạ, đoạn trích các bài báo, các hình vẽ, băng ghi hình, ghi tiếng, mô hình quá trình xử lí thông tin, Projector, SGK, tài liệu tham khảo. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài học (1’): Ở bài học trước các em đã biết 2 thành phần của máy tính: đó là phần cứng và phần mềm. Vậy bài học này sẽ tìm hiểu cụ thể thành phần thứ nhất của máy tính đó là “ Phần cứng máy tính”. 2.Dạy học bài mới: TG Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung+ Ghi bảng Tiết 1 A. Hoạt động khởi động: - Tên hoạt động: quan sát quá trình quá trình dùng máy tính để tính tổng. - Mục đích: gợi ý cho học sinh về việc sử dụng mạng máy tính trong công việc tính toán. - Giao việc: Yêu cầu học sinh quan sát và cho biết quá trình xử lý thông tin trên máy tính. - Quá trình xử lý thông tin gồm mấy bước? - Vậy việc xử lý thông tin trên máy tính thực hiện được nhờ vào thành phần nào? - Vậy phần cứng máy tính gồm những thành phần nào? - Hướng dẫn, hỗ trợ: Gợi ý cho học sinh trả lời. - Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh. - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: Học sinh không trả lời được. Giáo viên gợi ý và đưa ra hướng giải quyết. B. Hoạt động khám phá: HĐ1. - Tên hoạt động: Sơ đồ tổng quát của một máy tính - Mục đích: Biết khái niệm các bộ phận của phần cứng. - Giao việc: đặt câu hỏi cho HS. 1. Em hãy cho biết phần cứng có mấy khối? 2. Em hãy nêu vai trò của bộ xử lý trung tâm CPU. 3. Em hãy cho biết khối bộ nhớ có chức năng như thế nào? 4. Em hãy cho biết thiết bị vào có chức năng như thế nào? 5. Em hãy cho biết thiết bị ra có chức năng như thế nào? 6. Em hãy phân loại các thiết bị , phụ kiện được đánh số ở hình dưới vào đúng sơ đồ tổng quát? - Hướng dẫn, hỗ trợ: các em có thể quan sát hình và liệt kê các thiết bị có trong hình. - Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không biết các thiết bị trên 1. Sơ đồ tổng quát của một máy tính? a/Bộ xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit) có vai trò như bộ não máy tính thực hiện các thao tác tính toán, xử lý, điều khiển và phối hợp các thiết bị hoạt động nhịp nhàng. b/Khối bộ nhớ: gồm các thiết bị có chức năng lưu trữ thông tin trên máy tính. c/ Thiết bị vào/ra: *Thiết bị vào: có chức năng nhận thông tin đưa vào máy tính như: bàn phím, chuột, máy quét, *Thiết bị ra: có chức năng hiển thị thông tin sau khi đả xử lý như: màn hình, máy in, loa, HĐ2. - Tên hoạt động: Thiết bị vào / ra - Mục đích: + Nhận diện và phân biệt đâu là thiết bị vào /ra - Giao việc: Quan sát các thiết bị sau đây Các nhóm hãy hoàn thành những ô trống trong bảng 1 và bảng 2 dưới đây dựa vào các hình mẫu sau. 1. Viết số và tên thiết bị vào ô tương ứng? - Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nhóm hoạt động. - Phương án đánh giá: Mỗi nhóm hoàn thành các câu hỏi, trả lời đúng nhóm được 2 đ/ 1 câu, nhóm nào trả lời nhanh được cộng thêm 1 đ. - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: 2. Tìm hiểu thiết bị vào / ra Tiết 2 HĐ3. - Tên hoạt động: Tìm hiểu khối bộ nhớ máy tính. - Mục đích: Biết và nhận dạng được đâu là khối bộ nhớ - GV giới thiệu bộ nhớ máy tính Bộ nhớ máy tính gồm 2 loại Bộ nhớ trong Bộ nhớ ngoài - Giao việc: Các nhóm hãy hoàn thành những câu hỏi bài tập sau. 1. Em hãy nối các thiết bị sau tương ứng với công dụng của thiết bị đó? - Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ, gợi ý học sinh ghép nối. - -Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không trả lời được, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi. 3. Tìm hiểu khối bộ nhớ máy tính. Gồm 2 loại: a/Bộ nhớ trong: dùng để lưu trữ chương trình và dữ liệu. Gồm bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Ram), bộ nhớ chỉ đọc (Rom) b/Bộ nhớ ngoài: dùng để lưu trữ chương trình và dữ liệu lâu dài trên máy tính. Gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang (CD, DVD), ổ nhớ di động (USB, thẻ nhớ) C. Hoạt động trải nghiệm. HĐ1. - Tên hoạt động: Hiểu biết về dung lượng bộ nhớ. - Mục đích: Biết được đo vị đo thông tin và dung lượng của từng loại thiết bị. GV Giới thiệu bảng đo đơ vị thông tin - Giao việc: Các nhóm hãy hoàn thành những câu hỏi sau: 1. Em hãy quan sát dung lượng các thiết bị dưới đây, sau đo hãy điền các chỉ số dung lượng vào mỗi thiết bị sao cho phù hợp? - Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nhóm hoạt động. - Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không trả lời được, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi. 1. Hiểu biết về dung lượng bộ nhớ. HĐ2. - Tên hoạt động: Chọn mua máy tính giúp bạn? - Mục đích: Biết lựa chọn mua 1 máy tính phù hợp với cấu hình và vừa với túi tiền. - Giao việc: Học sinh xem bảng báo giá và lựa chọn cấu hình phù hợp? 1. Tình huống: số tiền có được 10.000.000 đồng? 2. Yêu cầu lựa chọn các thiết bị như thế nào để phù hợp với khả năng tài chính của bạn mình? 3. HS tiến hành lựa chọn thân máy và các thiết bị? 4. Từ lựa chọn trên HS tiến hành đặt hàng để mua - Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ học sinh lựa chọn. - Phương án đánh giá: nhận xét kết quả lựa chọn của học sinh - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không lựa chọn được hoặc lựa chọn vượ quá nhu cầu tài chính, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi. 2. Chọn máy tính giúp bạn? D. Hoạt động ghi nhớ: - Tên hoạt động: ghi nhớ. - Mục đích: giúp học sinh nắm được trọng tâm của bài - Giao việc: đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Em hãy cho biết trọng tâm bài học cần ghi nhớ hôm nay là gì? - Hướng dẫn, hỗ trợ: gợi ý khi học sinh trả lời sai. - Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh. - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh trả lời sai, gọi học sinh khác hỗ trợ bạn trả lời câu hỏi. Ghi nhớ. -Bộ xử lý trung tâm (CPU), Khối bộ nhớ (bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài), thiết bị vào / ra. -Đo vị đo lường thông tin là byte (B) và bội số của byte E. Hoạt động đọc thêm: - Tên hoạt động: bài đọc thêm – Hội chứng rối loạn thị giác khi nhìn gần do sử dụng máy vi tính. - Mục đích: học sinh hiểu tác hại đến sức khỏe khi sử dụng máy tính khi sử dụng liên tục và cách phòng tránh hội chứng này. - Giao việc: đọc bài đọc thêm ở nhà. - Hướng dẫn, hỗ trợ: - Phương án đánh giá: - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: Ngày 28 tháng 09 năm 2019 Duyệt của Tổ chuyên môn Lê Thị Nhung
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_theo_chu_de_mon_tin_hoc_lop_6_chu_de_3_phan.doc