Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quang Dũng

 1.Kiến thức

-Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc đoạn trích) truyện và kí Việt Nam 1930-1945 (Tôi đi học; Lão Hạc ; Tức nước vỡ bờ ; Trong lòng mẹ ) : Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ . Hiện thực đời sống con người và xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám ; nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sắp xếp tình tiết.

2.Kỹ năng Vận dụng hiểu biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích truyện.

3.Thái độ

Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ và những đóng góp của văn học trước cách mạng tháng Tám

 -Bố cục theo dòng hồi tưởng kết hợp ngẫu nhiên giữa kể và tả biểu cảm. Hình ảnh so sánh ; chất trữ tình trong trẻo

-Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ trong mãi trong lòng mỗi con người.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa giáo dục và nét đặc sắc của từng truyện : kỉ niệm tuổi thơ, nghệ thuật miêu tả tâm trạng, ngôn ngữ giàu chất trữ tình ( trong lòng mẹ) ; sự cảm thông sâu sắc với thân phận đau khổ, cùng quẫn của những người nông dân lương thiện, giàu tình cảm, nghệ thuật xây dựng nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động (Lão Hạc ; Tức nước vỡ bờ.)

- Những chi tiết đặc sắc trong các văn bản văn học trước cách mạng tháng Tám

* Giáo dục kĩ năng sống: Suy nghĩ sáng tạo; xác định giá trị bản thân, giao tiếp.

 

doc42 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quang Dũng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ở địa phương.
-Tìm hiểu về dân số ở địa phương.
- Bảng nhóm
Ngữ pháp
5
 1.Kiến thức: -Nắm được:
- Đặc điểm của câu ghép, đồng thời năm được hai cách nối các vế của câu ghép.
-Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm; dấu ngoặc kép
-- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp 
 2.Kỹ năng: Có khả năng:
 -Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.-Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
 -Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Sử dụng dấu ngoặc kép . Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác. Sửa lỗi về dấu ngoặc kép. 
- Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản. Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu 
 3. Thái độ:
 - GD HS có ý thức đặt câu đúng ngữ pháp.
 - Giáo dục HS ý thức sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, dấu ngoặc kép phù hợp khi viết văn.
Có ý thức thận trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về
 dấu câu.
Câu ghép:
-Câu ghép là những câu do hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V là một vế câu.
-Các vế câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: 
-Quan hệ điều kiện (giả thiết).
-Quan hệ tương phản. 
-Quan hệ tăng tiến. 
-Quan hệ lựa chọn.
-Quan hệ bổ sung.
-Quan hệ tiếp nối.
-Quan hệ đồng thời.
-Quan hệ giải thích
Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm:
-Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
-Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
-Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang ).
Công dụng dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép dùng để: 
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp 
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai 
-Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập sanđược dẫn.
Ôn luyện về dấu câu.
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
-Các lỗi thường gặp về dấu câu
Định hướng giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ. Kết hợp với phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và thảo luận nhóm.
-Góc học tập
GV:- Bảng phụ (chép ngữ liệu SGK hay ví dụ bổ sung ).
- Phấn màu.
- Phiếu chép bài tập trắc nghiệm nâng cao, bài tập nhanh, bài tập củng cố. 
HS: Bảng nhóm
Văn thuyết minh
5
1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
-Đặc điểm của văn bản thuyết minh.Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ,..)
- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
-- Nhận dạng và hiểu được đề văn thuyết minh. Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp 
 2.Kỹ năng: HS có khả năng:
 -Nhận biết văn bản thuyết minh ; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó.
-Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
-Rèn luyện khả năng quan sát -Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
-Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
-Quan sát nắm được đặc diểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng, của đối tượng cần thuyết minh. 
-Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp 
 3. Thái độ:
- HS có ý thức và khả năng tiếp nhận văn bản thuyết minh và biết thuyết minh khi cần thiết.
-Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng phương pháp thuyết minh khi làm văn thuyết minh.
-Giáo dục HS ý thức quan sát, học tập, tìm hiểu, tích lũy tri thức để làm văn thuyết minh.
- Tự tin khi trình bày mọt vấn đề trước tập thể.
-Văn bản thuyết minh là nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,  của các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
 -Đặc điểm chung của VB thuyết minh.Trình bày các tri thức có tính khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
- Các phương pháp thuyết minh
 +Phương pháp định nghĩa
 +Phương pháp so sánh 
 +Phương pháp phân tích 
 +Phương phápliệt kê
-Đề văn thuyết minh nêu ra các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
Làm một bài thuyết minh cần thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Tìm hiểu đề 
+ Xác định đối tượng thuyết minh 
+Phạm vi tri thức về đối tượng đó
-Chọn phương pháp thuyết minh thích hợp 
+ Chọn ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
Bước2: Tìm ý, lập dàn ý: Bố cục khái quát của bài văn 
+ MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
+ TB: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, ... của đối tượng.
+ KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
Bước 3: Viết bài 
Bước 4: Kiểm tra lại văn bản
-Luyện nói 
+ Ngôn ngữ nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác
+ Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn 
+ Biết nghe và nhận xét bài nói của bạn về nội dung và hình thức
Giáo dục kỹ năng sống:
 - Giao tiếp: trình bày ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách tạo lập văn bản thuyết.
- Phát vấn, gợi tìm.
- Qui nạp.
-Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
-Góc học tập
-Tương tác
GV:- Bảng phụ 
-Sơ đồ tư duy
-Phiếu học tập
- Phiếu chép bài tập trắc nghiệm nâng cao, bài tập nhanh, bài tập củng cố. 
HS:Bảng nhóm
Chương trình địa phương
2
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
- Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ họ hàng, thân thích.
- Các tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
 2.Kỹ năng:
 -Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt.
-Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.Đọc-hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
 3. Thái độ:
 -Giáo dục HS ý thức sử dụng từ địa phương thích hợp.
Giáo dục về ý thức quan tâm đến truyền thống văn học địa phương.
-Mở rộng vốn từ ngữ địa phương Bình Định. Sử dụng từ ngữ địa phương .
-Một số nhà thơ gắn bó với quê hương Bình Định. Cuộc đời một số nhà văn, nhà thơ Bình Định
- Phát vấn, gợi tìm.
- Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm.
GV:- Bảng phụ 
- Phấn màu.
- Tài liệu liên quan.
-Bảng phụ
-HS: Bảng nhóm
-Sổ tay văn học
Thơ Việt Nam 1900 - 1945
5
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù . Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ .
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX. Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàn của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
- Tâm sự buồn chán thực tại; ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà . Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ . 
-Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết thể hiện qua bài “ Hai chữ nước nhà”
 2. Kỹ năng: 
- Đọc- hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX.Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
 -Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh bài thơ, thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
- Đọc – hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát. 
 3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình cảm khâm phục, tự hào vào người chiến sĩ yêu nước mà đặt biệt là Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu
-Yêu thích, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Bồi dưỡng lòng kính yêu các vị anh hung dân tộc, lòng yêu nước.
-Giọng điệu hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh.Phong thái ung dung, đường hoàng, khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.( Vào nhà ngục Quảng Đỏng cảm tác).
-Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng. Hình tượng lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp lúc nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.(Đập đá ở Côn Lôn).
- Giọng thơ tâm tình, thân mật.Cảm xúc dồi dào, mãnh liệt, bay bổng. Lời lẽ giản dị trong sáng, giàu biểu cảm.Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo, chi tiết gợi cảm bất ngờ.
 Bài thơ “ Muốn làm thằng cuội”cho thấy nỗi buồn chán thực tại khát vọng được sống có ý nghĩa cho cá nhân .
-Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả.Kết cấu bài thơ chặt chẽ, ngôn ngữ bài thơ trong sáng, giản dị. Bài thơ Ông đồ thể hiện niềm thương cảm, chân thành với lớp người đang tàn tạ; nỗi tiếc nhớ cảnh cũ, người xưa.
-Thể thơ song thất lục bát giọng thơ lâm li, thống thiết, xen lẫn phẫn uất hờn căm. Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn, tác giả bộc lộ tình cảm yêu nước thiết tha, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của người dân .
- GD tư tưởng Hồ Chí Minh về bản lĩnh cách mạng của Bác trong thời gian tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch.
- GD an ninh quốc phòng: Ví dụ minh họa về hình ảnh của các nhà yêu nước, chiến sỹ cộng sản trong các nhà lao đế quốc.
- Đọc diễn cảm
- gợi mở, vấn đáp
- Nêu vấn đề, diễn giảng, trực quan.
-Định hướng giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ.
 GV- Chân dung Phan Bội Châu 
 học sinh:
 - Soạn các câu hỏi phần tìm hiểu bài, tìm hiểu kĩ về thân thế Phan Bội Châu
Hoạt động Ngữ văn
2
1.Kiến thức: Nắm những yêu cầu tối thiểu khi làm bài thơ 7 chữ.
2.Kĩ năng: 
-Nhận biết thơ 7 chữ.
-Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần.
3.Thái độ: Tạo hứng thú cho học ngữ văn, có ước mơ sáng tạo văn chương.
Nhận diện luật thơ.
1.Bài thơ “Chiều” của Đoàn Văn Cừ.
- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
-Nhịp 4/ 3
- Gieo vần ê (câu 1,2,4- vần bằng) – về, nghe, lê
- Câu 1-2, 3-4
à Đối nhau
-Câu 2-3: niêm nhau.
-làm bài thơ 7 chữ.
Phát vân, thảo luân nhóm
Thực hành tại lớp
*Giáo viên:
Bảng phụ ghi luật của bài thơ 7 chữ.
*Học sinh:
 Luật thơ; Tự làm một bài thơ 7 chữ.
MÔN: NGỮ VĂN HK II – KHỐI LÔÙP 8A3, 8A4 và 8A5
TÊN CHỦ ĐÈ
TS
TIÉT
MỤC ĐÍCH YÊU CÂÙ
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY
CHUÂN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
Thơ Việt Nam
 1900-1945
6
1. Kiến thức: HS cảm nhận được: 
- Tiếp tục tìm hiểu hình ảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ của nó. Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán gét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng. 
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
-Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng. Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
-- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hòa với vầng trăng ngoài trời.Hiểu được ý nghĩa tư tưởng từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời cách mạng. Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của hai bài thơ: bình dị, tự nhiên, thanh thoát, chặt chẽ, sâu sắc.
 2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. 
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 
 -Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm , phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.
 3. Thái độ: 
- Giáo dục HS lòng yêu nước, quý trọng sự tự do. 
 -Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước.
 - Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên, nghị lực, kính trọng Bác Hồ 
Nhớ rừng
1. Nghệ thuật:
- Cảm hứng lãng mạn
-Biểu tượng đẹp đẽ, thích hợp chủ đề.
- Giàu chất tạo hình
-Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm.
2. Nội dung 
 Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Bài thơ khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. 
Quê hương
1. Nghệ thuật:
- Bài thơ trữ tình kết hợp miêu tả bay bổng, lãng mạn.
- Hình ảnh sáng tạo.
2. Nội dung: Bài thơ cho thấy tình yêu quê hương trong sáng, tha thiết cuả nhà thơ.
Khi con tu hú
1.Nghệ thuật:
 Thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, giàu nhạt điệu.
2. Nội dung:
 Lòng yêu sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh lao tù.
Tức cảnh Pác Pó
* Nghệ thuật:
-Thể thơ tứ tuyệt vừa hiện đại vừa cổ điển.
- Hình ảnh miêu tả bình dị, dào dạt sức sống.
- Giọng điệu tự nhiên, hóm hỉnh.
-Tứ thơ độc đáo, bất ngờ, sâu sắc.
* Nội dung: 
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ ở Pác Bó.
-Với Bác, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Ngắm trăng, Đi đường
- Thơ tứ tuyệt, biện pháp đối, nhân hóa.
-Tình yêu thiên nhiên sâu sắc và phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù.
- Niềm hạnh phúc lớn lao khi đã trải qua gian khổ hi sinh ,vươn tới đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới .
* Giáo dục kĩ năng sống:
 - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.
 - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.
 - Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
 * Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh (toàn phần): 
 - Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng.
-- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác 
- Đọc diễn cảm, gợi mở, vấn đáp
- Nêu vấn đề, diễn giảng, trực quan.
- Hoạt động nhóm
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- GV :Đọc SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giáo án, bài tập thêm, phiếu học tập, chân dung tác giả, tranh ảnh minh họa
- HS: đọc và trả lời các câu hỏi SGK, bảng nhóm.
Các kiểu câu
6
1.Kiến thức:
-Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. 
- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán . Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
-Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
-Hiểu chức năng của câu trần thuật.
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
2.Kĩ năng:
-Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
-Phân biệt câu nghi vấn với một số câu dễ lẫn.
-Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
-Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
-Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
-Hiểu chức năng của câu trần thuật.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói, viết.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng kiểu câu trong nói viết.
 - Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi. Không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc ..không yêu cầu người đối thoại trả lời.
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy ,đừng, chớ ..đi thôi nào .. hay ngữ điệu cầu khiến ; Dùng để ra lệnh , yêu cầu , đề nghị , khuyên bảo 
- Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết trong giao tiếp hàng ngày và trong văn bản nghệ thuật.
- Câu trần thuật thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.
 - Ngoài chức năng trên, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Câu phủ định dùng để
+Thông báo , xác nhận không có sự vật , sự việc , tính chất, quan hệ nào đó.
+ Phản bác một ý kiến , một nhận định.
- Giáo dục KNS: dùng câu đúng chức năng để giao tiếp hợp lí.
 -Giáo dục KNS: Ra quyết định, giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn.
 - Giáo dục KNS: ra quyết định, giao tiếp biết dùng câu trần thuật trong nói, viết.
- Gợi mở, vấn đáp
- Nêu vấn đề, diễn giảng, trực quan.
- Tích hợp
-Định hướng giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ.
- GV: Tham khảo 
tài liệu có liên
 quan đến bài 
giảng.
+ Bảng phụ
-HS: soạn bài
 Theo câu hỏi . Bảng nhóm
Văn thuyết minh
4
1-Kiến thức: 
- Giúp HS biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí ,iết cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
-Hiểu được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh; Đặc điểm, cách làm văn thuyết minh; Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
-Hiểu được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh; Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh; Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
-Nắm vững các khái niệm về văn bản thuyết minh;Các phương pháp thuyết minh;Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh; Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
2-Kĩ năng: HS có khả năng:
-Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
-Viết đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
-Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm).
-Tạo lập một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp (cách làm).
-Tạo lập một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
-Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học; Đọc-hiểu yêu cầu đề bài thuyết minh; quan sát đối tượng cần thuyết minh;Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
3-Thái độ:
 - Có ý thức viết đoạn văn thuyết minh hợp lí.
- Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên, đất nước. 
- Giáo dục ý thức tự học, cầu tiến
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Khi làm văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn. Mỗi ý viết thành 1 đoạn.
- Cần trình bày rõ ý chủ đề.
- Các đoạn sắp xếp theo thứ tự cấu tạo sự vật
+ Thứ tự nhận thức.
+ Thứ tự diễn biến
+ Thứ tự chính phụ.
 *THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
- Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào , người viết phải tìm hiểu , nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
- Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự ..làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó .
- Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng . 
* THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
- Chuẩn bị: Quan sát thực tế, đọc sách báo, nghiên cứu, ghi chép, thu thập tài liệu, trang bị những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa, khoa học,có liên quan đến đối tượng.
- Bố cục: phải có 3 phần mạch lạc, rõ ràng.
- Yêu cầu lời văn, thể văn: chính xác, gợi cảm, kết hợp với miêu tả, biểu cảm, bình luận.
- Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp.
* ÔN TẠP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1- Khái niệm về văn bản thuyết minh.
2- Tính chất:
-Cung cấp tri trức thông dụng trong cuộc sống.
-Tri thức khách quan, chính xác.
3- Đặc điểm 
4-Các phương pháp thuyết minh:
-Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
-Phương pháp liệt kê, phân loại, phân tích, nêu ví dụ, sùng số liệu, so sánh  
5- Các kiểu bài thuyết minh: 
-Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
-Thuyết minh về một thể loại văn học.
-Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
-Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
- Tích hợp
-Định hướng giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ. 
-Vấn đáp 
-Gợi tìm 
-Thảo luận 
-Nêu vấn đề
-Động não
- Giáo viên:
 Tham khảo

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12752664.doc