Kế hoạch dạy học môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Thượng

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Nêu được: Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp sản xuất và ứng dụng của nhôm.

- Viết được các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của nhôm.

- Phân biệt được kim loại nhôm và kim loại khác bằng phương pháp hóa học.

- Giải thích được các bài tập tính thành phần phần trăm về khối lượng của nhôm trong hỗn hợp; tính được khối lượng nhôm tham gia phản ứng hoặc sản xuất theo hiệu suất phản phản ứng.

2. Kĩ năng

- Viết PTHH

- Tính toán hóa học, vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ

- Chăm chỉ, cẩn thận, an toàn, yêu thích môn học

4. Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, thực hành, tính toán hóa học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Phẩm chất: tự chủ, trách nhiệm.

II. Chuẩn bị

- GV: máy chiếu, tranh ảnh về đồ dùng bằng nhôm

 + Hóa chất: Al bột, HCl, NaOH

 + Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm

- HS: nghiên cứu trước bài học, vài đoạn dây Al cạo sạch.

III. Tiến trình tổ chức dạy học.

 

docx68 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Thượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Năng lực : Hợp tác, Ngôn ngữ.
-Phẩm chất : Trách nhiệm.
- GV cho HS đọc thông tin mục I/25.
? Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (hoặc có thể cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm để rút ra kiến thức)
GV cho HS thảo luận nhóm (mảnh ghép 10p)
- Vòng 1: chuyên gia (5p)
Nhóm 1,2. Tìm hiểu ô nguyên tố.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu chu kì
Nhóm 5,6: Tìm hiểu nhóm
- Vòng 2: mảnh ghép (5p)
Các nhóm chia thành viên về các nhóm mới thảo luận thống nhất nội dung cấu tạo bảng tuần hoàn bằng sơ đồ tư duy.
Sau đó các nhóm báo cáo.
GV hướng dẫn chuẩn kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
	Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
1. Ô nguyên tố: cho biết
- Số hiệu nguyên tử
- Tên NT
- KHHH
- NTK
=> Số thứ tự ô = Số hiệu nguyên tử = số e = số p = giá trị ĐTHN.
( mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn chiếm 1 ô)
2. Chu kì
- Xếp theo hàng ngang gồm các nguyên tố mà nguyen tử có cùng lớp e xếp theo chiều tăng dần ĐTHN.
- Có 7 chu kì: 1,2,3 là CK nhỏ, 4,5,6,7 là CK lớn
=> Số thứ tự chu kì = só lớp e
3. Nhóm:
- Xếp theo chiều dọc, gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số e lớp ngoài cùng, tính chất hóa học tương tự nhau.
- Có 7 nhóm: I -> VII
=> Số thứ tự nhóm = số e ngoài cùng.
4. Củng cố - luyên tập (6p)
- PP: DH Nhóm.
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
- Hình thức tổ chức: cặp đôi
- Năng lực : Hợp tác, Ngôn ngữ.
-Phẩm chất : Trách nhiệm.
Bài tập 6 – tài liệu/30
5. HDVN (1p)
	Tìm hiểu phần tiếp theo của bài học, tìm hiểu trước mục E.
Tuần 7	Soạn: 28/09/2018
Tiết 13	Giảng: 5/10/2018
SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC(T)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Trình bày được cấu tạo bẳng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
- Nêu được quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì, nhóm.
- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.
2. Kĩ năng.
- Xác định số hiệu nguyên tử, chu kì và nhóm của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
- Xác định vị trí và tính chất hóa học cơ bản của một số nguyên tố điển hình( thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) dựa vào cấu tạo nguyên tử của chúng và ngược lại.
- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận ( trong 20 nguyên tố đầu tiên).
3. Thái độ 
– Tạo hứng thú, say mê trong học tập cho HS. 
4. Định hướng phát triển năng lực – phẩm chất.
– Năng lực chung: tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dung ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống.
- Phẩm chất: trách nhiệm, tự chủ, chăm học.
II. Chuẩn bị
- GV: máy chiếu, bảng tuần hoàn.
- HS: Ôn lại kiến thức về nguyên tử, tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức (1p)
9A:	9B:
9C:	9D:
2. KTBC (5p)
? Trình bày nguyên tắc sắp xếp và cấu tạo bẳng tuần hoàn
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Tìm hiểu Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (33p)
- PP: DH Nhóm.
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
- Hình thức tổ chức: cặp đôi, cá nhân.
- Năng lực : Hợp tác, Ngôn ngữ.
- Phẩm chất : Trách nhiệm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
III. Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
1. Trong một chu kì.
- Theo chiểu tăng dần của điện tích hạt nhân:
+ Số e ngoài cùng nguyên tử các ngyên tố tăng 1 -> 8e
+ Tính KL giảm, PK tăng
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK
? Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong 1 chu kì.
HS trình bày
Trên cơ sở đó GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi/ 27 – tài liệu.
HS thảo luận cặp đôi sau đó trình bày
Nhóm khác nhận xét.
- Na, Mg, Al
- C, O, F
- Ne, Ar là khí hiếm
GV tiếp tục cho HS tìm hiểu thông tin mục 2 trong tài liệu
? Trình bày sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong 1 nhóm
HS trình bày
Trên cơ sơ r đó GV yêu cầu HS thảo luạn cặp đôi trả lời câu hỏi/28 - tài liệu.
HS thảo luâ trình bày
Các nhóm nhận xét
- Rb, K, Ca, Mg
- Si, C, N, O
- KL mạnh nhất: Fr, PK mạnh nhất: F
+ Đầu chu kì là KL mạnh, cuối là PK mạnh, kêt thúc là khí hiếm.
2. Trong một nhóm
- Theo chiều tăng dần ĐTHN:
+ Số lớp e tăng dần 
+ Tính KL tăng, PK giảm.
4. Củng cố - luyện tập (5p)
? GV cho HS làm bài tập 1,2 tài liệu/29.
5. HDVN(1p)
- Học bài
- Đọc trước phần ý nghĩa chuẩn bị mụ C, D, E.
* Rút kinh nghiệm:
	.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 8	Soạn: 1/10/2018
Tiết 14	Giảng: 8/10/2018
SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC(T)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Trình bày được cấu tạo bẳng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
- Nêu được quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì, nhóm.
- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.
2. Kĩ năng.
- Xác định số hiệu nguyên tử, chu kì và nhóm của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
- Xác định vị trí và tính chất hóa học cơ bản của một số nguyên tố điển hình( thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) dựa vào cấu tạo nguyên tử của chúng và ngược lại.
- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận ( trong 20 nguyên tố đầu tiên).
3. Thái độ 
– Tạo hứng thú, say mê trong học tập cho HS. 
4. Định hướng phát triển năng lực – phẩm chất.
– Năng lực chung: tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dung ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống.
- Phẩm chất: trách nhiệm, tự chủ, chăm học.
II. Chuẩn bị
- GV: máy chiếu, bảng tuần hoàn.
- HS: Ôn lại kiến thức về nguyên tử, tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức (1p)
9A:	9B:
9C:	9D:
2. KTBC (6p)
? Trình bày sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
? So sánh tính kim loại của K với các nguyên tố lân cận.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. (15p)
- PP: DH Nhóm.
- Kĩ thuật: Khăn trải bàn.
- Hình thức tổ chức: cặp đôi, cá nhân.
- Năng lực : Hợp tác, Ngôn ngữ.
- Phẩm chất : Trách nhiệm.
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
1. Biết vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
GV cho cá nhân tìm hiểu thông tin tài liệu
Sau đó cho các cặp đôi thảo luận điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Từ đó rút ra kết luận:
? Từ vị trí nguyên tố có thể suy đoán được những thông tin gì.
HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV cho HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập điền khuyết.
Từ đó thảo luận :
? Biết cấu tạo nguyên tử ta có thể suy đoán được những thông tin gì.
HS thảo luận trả lời
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2. Luyện tập (20p)
- PP: DH Nhóm.
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
- Hình thức tổ chức: cặp đôi, cá nhân.
- Năng lực : Hợp tác, Ngôn ngữ.
- Phẩm chất : Trách nhiệm.
GV cho HS tìm hiểu và hoàn thành các bài tập phần C theo cặp đôi.
HS hoàn thành bài tập
Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
Vị trí NT 
+ Số hiệu NT -> Số e, số p, ĐTHN
+ Chu kì -> số lớp e
+ Nhóm -> Số e ngoài cùng
-> So sánh tính kim loại, PK với các NT lân cận.
2. Biết cấu tạo nguyên tử có thể suy đoán vị trí, tính chất nguyên tố.
Cấu tạo nguyên tử: -> Vị trí
+ Số e,p, ĐTHN -> Số hiệu NT, TT ô.
+ Số lớp e -> Chu kì
+ Số e ngoài cùng -> Số nhóm
-> Tính kim loại, PK
Luyện tập
HS hoàn thành bài tập 1 – 6.
4. Luyện tập – củng cố (3p)
? Trình bày ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
? Báo cáo phần D. 
5. HDVN (1p)
- Tìm hiểu phần E.
- Ôn tập tính chất hóa học của các đơn chất, hợp chất vô cơ đã học.
Tiết 15	
Bài 6. ÔN TẬP HOÁ HỌC VÔ CƠ (T1)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hệ thống được tính chất hó học của kim loại, phi kim, các hợp chất vô cơ (Oxit,axit, bazơ, muối); sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; dãy hoạt động hóa học của kim loại; ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2. Kĩ năng
- Viết được các PTHH về: Tính chất hóa học của kim loại, phi kim, nhôm, sắt, mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.
- Giải được các bài tập liên quan đến tính chất hóa học của kim loại, phi kim, các loại hợp chất vô cơ.
3. Thái độ
- Tạo hứng thú, say mê trong học tập cho HS. 
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. 
- Năng lực chung:tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: tính toán hoá học, ngôn ngữ.
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu.
- HS: Ôn tập lại TCHH các chất vô cơ.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
9A:	9B:
2. KTBC (5p)
? Nêu tên các đơn chất, hợp chất vô cơ đã học. mỗi loại cho 2 ví dụ
Các cặp đôi thảo luận và trình bày
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Tính chất các loại HCVC (33p)
- PP: DH Nhóm.
- Kĩ thuật: mảnh ghép.
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm: 
Vòng 1:
- Nhóm 1: Nêu TCHH của oxit axit và oxit bazơ.
- Nhóm 2: Nêu TCHH của axit.
- Nhóm 3: Nêu TCHH của bazơ
1. Các loại hợp chất vô cơ
* Oxit:
- Oxit bazơ:
+ 1 số Oxit bazơ + H2O -> dd bazơ
+ Oxit bazơ + axit -> muối + nước
+ 1 số Oxit bazơ + oxit axit -> muối
- Oxit axit:
+ Oxit axit + H2O -> dd axit
+ Oxit axit + dd bazơ -> muối + H2O
+ Oxit axit + Oxit bazơ -> muối
Vòng 2
Các thành viên nhóm mới lần lượt báo cáo lại nội dung của nhóm mình.
Sau đó đại diện 1 nhóm báo cáo.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chữa nếu cần.
GV cho mỗi nhóm thảo luận (khăn trải bàn) mỗi tính chất lấy 1 PTHH minh họa.
HS trình bày, nhận xét, bổ sung
GV chữa PTHH sai, lưu ý 1 số PƯ có điều kiện
* Axit:
- Axit làm quỳ tím -> đỏ
- Axit + KL(trước H) -> muối + H2
- Axit + bazơ -> muối + H2O
- Axit + Oxit bazơ -> muối + H2O
- Axit + muối -> Axit mới + muối mới
* Bazơ:
- Bazơ làm quỳ tím -> xanh
	Dd phenolphtalein không màu -> đỏ
- Bazơ + Axit -> muối + H2O
- Bazơ + Oxit axit -> muối + H2O
- Bazơ không tan → t oxit KL + H2O
- dd Bazơ + dd muối -> bazơ mới + muối mới
* Muối:
- Muối + KL(từ Mg về sau) -> Muối mới + KL mới
- Muối + axit -> muối mới + axit mới
- dd Muối + dd bazơ -> muối mới + bazơ mới
- Muối + muối -> 2 muối mới
- Nhiệt phân muối
4. Luyện tập – củng cố (5p)
? Dùng phương pháp hóa học nhận biết các dd đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaOH, H2SO4, HCl, MgCl2, CuSO4.
5. HDVN (1p)
- Ôn tập các TCHH của KL, PK.
* Rút kinh nghiệm:
	.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 16	
Bài 6. ÔN TẬP HOÁ HỌC VÔ CƠ(T2)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hệ thống được tính chất hó học của kim loại, phi kim, các hợp chất vô cơ (Oxit,axit, bazơ, muối); sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; dãy hoạt động hóa học của kim loại; ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2. Kĩ năng
- Viết được các PTHH về: Tính chất hóa học của kim loại, phi kim, nhôm, sắt, mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.
- Giải được các bài tập liên quan đến tính chất hóa học của kim loại, phi kim, các loại hợp chất vô cơ.
3. Thái độ
- Tạo hứng thú, say mê trong học tập cho HS. 
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. 
- Năng lực chung:tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: tính toán hoá học, ngôn ngữ.
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu.
- HS: Ôn tập lại TCHH các chất vô cơ.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
9A:	9B:
2. KTBC (5p)
? Trình bày TCHH của Kim loại
? Trình bày TCHH của Phi kim
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2. Tính chất kim loại, phi kim, sơ lượng bảng tuần hoàn các NTHH. (23p)
- PP: DH Nhóm.
- Kĩ thuật: khăn trải bàn, lược đồ tư duy.
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
GV cho các nhóm thảo luận lấy PTHH minh hoạ cho các tính chất của kim loại, phi kim đã nêu ở phần KTBC.
Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV chỉnh sửa
GV cho HS thảo luận trình bày nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố, cấu tạo, sự biến đổi tính chất các nguyên tố, ý nghĩa của bảng tuần hoàn các NTHH
HS thảo luận trình bày.
2. Kim loại, phi kim
a. Kim loại
- Tác dụng với oxi -> oxit
- Tác dụng với PK ≠ → muối
2Na + Cl2 → 2NaCl
- Tác dụng với axit:
KL trước H + axit -> muối + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Tác dụng với muối
KL≥ Mg + dd muối của KL yếu hơn → muối mới + KL mới.
b. Phi kim
- Tác dụng KL:
+ Oxi + KL → oxit
+ PK ≠ + KL → muối
- Tác dụng với hidro → hợp chất khí
S + H2 → H2S↑
- Tác dụng với oxi → oxit (oxit axit)
S + O2 → SO2
3. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
	Các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần ĐTHN
	Ô nguyên tố	
Bảng tuần hoàn	Cấu tạo	Chu kì: theo chiều tăng ĐTHN tính KL↓, PK↑
Các NTHH	Nhóm: theo chiều tăng ĐTHN tính KL↑, PK↓
	Ý nghĩa	Biết vị trí → cấu tạo NT, tính chất
	Biết cấu tạo NT → vị trí, tính chất NTHH
4. Củng cố - luyện tập (15p)
GV cho HS tìm hiểu và làm BT1, 2/33 theo cặp đôi
HS thảo luận trình bày
GV chỉnh sửa nếu cần
5. HDVN (1p)
- Tìm hiểu phần bài tập còn lại
* Rút kinh nghiệm:
	.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 17	
Bài 6. ÔN TẬP HOÁ HỌC VÔ CƠ (T3)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hệ thống được tính chất hó học của kim loại, phi kim, các hợp chất vô cơ (Oxit,axit, bazơ, muối); sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; dãy hoạt động hóa học của kim loại; ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2. Kĩ năng
- Viết được các PTHH về: Tính chất hóa học của kim loại, phi kim, nhôm, sắt, mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.
- Giải được các bài tập liên quan đến tính chất hóa học của kim loại, phi kim, các loại hợp chất vô cơ.
3. Thái độ
- Tạo hứng thú, say mê trong học tập cho HS. 
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. 
- Năng lực chung:tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: tính toán hoá học, ngôn ngữ.
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu.
- HS: Ôn tập lại TCHH các chất vô cơ.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
9A:	9C:
9B:	9D:
2. KTBC (5p)
? Trình bày nguyên tắc sắp xếp, sự biến đổi tính chất các nguyên tố, ý nghĩa bảng tuần hoàn.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3. Luyện tập
- PP: DH Nhóm.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
GV cho HS thảo luận hoàn thành các bài tập 3,4,5,6,7 tài liệu/33,34
HS thảo luận trình bày
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV chỉnh sửa(nếu cần)
III. Câu hỏi và bài tập
BT3. Viết PTHH
HS lấy ví dụ theo sơ đồ chuyển hóa.
BT 4. 
a. S: ô 16, chu kì 3, nhóm VI
b. Trong chu kì 3: tính pk của S>P
- Trong nhóm VI: O>S>Se
BT5.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
56 1mol	 64-> tăng 8g
	 0,025mol <- tăng 0,2g
Vậy CM CuSO4 = 0,025/0,1 = 0,25M
BT 6.
- Xét phần 2:
2Al + 2NaOH + 2H2O -> 2NaAlO2 + 3H2
0,01	<-	0,015
- Xét phần 1:
2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2
0,01	0,015
Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2
0,02	 0,02
Vậy %Al = .100 = 19,4%
%Fe = 100 – 19,4 = 80,6%
BT 7.
mFe2O3 = 0,58 (t)
Fe2O3 -> 	2Fe
160 ->	112
0,58 ->	0,406
mgang = 0,406..= 0,36 (t)
4. Củng cố - luyện tập (5p)
- PP: DH Nhóm.
- Kĩ thuật: công não.
- Hình thức tổ chức: cá nhân.
? Nêu các phương pháp điều chế muối, viết PTHH minh họa.
5. HDVN
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học để chuẩn bị KT 1 tiết.
Tuần 11	Soạn: 23/10/2018
Tiết 19	Giảng: 30/10/2018
CHỦ ĐỀ 8: HIDROCACBON – NHIÊN LIỆU
Bài 32. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
- Phân biệt được chất vô cơ và chất hữu cơ theo CTPT, phân loại chất hữu cơ theo 2 loại: hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon.
- Nêu được các đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, CTCT hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận
- Viết được một số CTCT mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.
- Tính hàm lượng % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.
- Lập được CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần % các nguyên tố
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Ngôn ngữ, thực hành thí nghiệm, tính toán hóa học.
- Phẩm chất: Chăm học, trách nhiệm
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu
	- Hóa chất: Nước vôi trong, bông.
	- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ...
- HS: tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình hoạt động tổ chức dạy và học
1. Ổn định tổ chức
9A:	9B:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày một số hợp chất vô cơ của C.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Khởi động (6p)
- PP: Trò chơi 
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
A. Hoạt động khởi động
GV cho 1 HS lên điều khiển phần khởi động
“ Trò chơi nhìn hình đoán chất”
? Kể tên các chất có trong thành phần các thực phẩm, đồ dùng trong ảnh.
Các đội chơi tham gia đoán.
Kết thúc người quản trò nhận xét đội chiến thắng.
GV nhận xét.
Hoạt động 2. Tìm hiểu hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ. (33p)
- PP: DH nhóm 
- Kĩ thuật: Khăn trải bàn
- Hình thức tổ chức: Nhóm
GV cho các nhóm tiến hành thí nghiệm như tài liệu hướng dẫn/4.
Các nhóm tiến hành thí nghiệm, báo cáo kết quả.
- Khí làm đục dd nước vôi trong là CO2
=> Khi đốt giấy, nến, dầu hỏa ( Chứa HCHC).... cũng sinh ra khí CO2
=> Các HCHC trên đều có chứa C
Sau đó các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập điền khuyết
GV phân tích thêm về HCHC
? bài tập : trong các HC sau hợp chất nào là hợp chất hữu cơ, giải thích.
Ca(HCO3)2, CH4, C2H6, C2H6O, Na2CO3, MgCO3, C2H4O2.
HS thảo luận theo hình thức khăn trải bàn để trả lời
Các nhóm nhận xét
GV chỉnh sửa nếu cần
GV tiếp tục cho HS làm việc cá nhân đọc thông tin mục 1/5
Theo luận theo hình thức khăn trải bàn để hoàn thành câu hỏi:
? Hóa học hữu cơ là gì
? Bao gồm các phân ngành nào.
GV cho HS đọc thông tin mục 2/5
Thảo luận hãy phân chia các chất hữu cơ ở ví dụ trên theo thành phần phân tử.
HS trình bày
Các nhóm nhận xét.
Kết luận.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
- HCHC là hợp chất của C ( trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại...)
- Hóa học hữu cơ là nghành khoa học nghiên cứu về HCHC và chuyển đổi của chúng
2. 

File đính kèm:

  • docxGiao An KHTN 9 Hoa_12684822.docx