Kế hoạch dạy học Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016 - Đinh Văn Phước

Hoạt động của trò

- Nghe

- 5 em lên bốc thăm, xem lại bài.

- Từng em đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.

- 2 em nối tiếp nhau đọc bài 2.

- Nhóm 4 TL, trình bày

a/ đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b/ Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c/ Có 5 câu ghép:

1) Làng quê tôi đã khuất hẳn / nhưng tôi

 C V C vẫn đăm đắm nhìn theo.

 V

 2) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều , nhân dân coi tôi như ngưòi làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết,/ nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng đất cọc cằn này.

 3) Làng mạc bị tàn phá/ nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.

 4) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột;/ tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; / tháng chín, tháng mười, (tôi) đi móc con da dưới vệ sông.

 5)Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm;/đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ;/những tối liên quan xã, (tôi) nghe cái Tị hát chèo/và đôi lúc (tôi) lại được ngồi nói chuyện với Cún Con,

+Liên kết bằng cách lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ.

+HS tìm:

- Đoạn 1

 mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1).

- Đoạn 2:

mảnh đất quê hương (câu 3)thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2).

mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3)

 - C

 

doc22 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016 - Đinh Văn Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một Đống Đa, một Điện Biên Phủ ...
+ Chiến thắng này đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của cách mạng Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi.
-Hoàn thành BT
-Lắng nghe
---------------------------------------------------
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC:
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (TIẾT 1)
(Không dạy)
Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 20 tháng 3 năm 2016
 Ngày dạy: thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2016
TIẾT 1: Khoa hoc
(Hiệu phó dạy)
----------------------------------------------
TIẾT 2: TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- Làm bt 1,2.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ ghi 1 số BT.
+ HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định lớp (1’)
2. KT Bài cũ : (3’)
- Bài 4
- Nhận xét.
3. Bài mới:(33’)
 HĐ1: GTB, ghi bảng
HĐ2 : Luyện tập
-Bài 1: - Gọi 1 em đọc đề
+Vẽ sơ đồ:
 ô tô xe máy
 Gặp nhau
 180 km.
-Hỏi: +Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán? 
 + Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều?
-Giảng: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ 2 chiều ngược nhau.
 - Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu?
-Dựa vào công thức tính thời gian thì thời gian để xe máy và ô tô gặp nhau là bao nhiêu?
-Gọi hs lên bảng trình bày bài toán:
+Gọi hs cách tính thời gian của 2 chuyển động ngược chiều.
Bài 1b.
+ Yêu cầu làm vào vở:
+ Gọi hs lên bảng sửa, HS khác làm nháp, nhận xét.
-Bài 2:
- Gọi 1 em nêu đề toán
+Nêu cách giải?
- Yêu cầu nêu lại cách tính quãng đường
+ Yêu cầu làm vào vở: 
 1 hs làm bảng phụ:
+Gọi hs đính bài lên bảng. HS khác làm nháp, nhận xét
3) Củng cố, dặn dò: (3’)
 Đúng ghi Đ, sai ghi S
- a) Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
b) Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian
c) Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
- Nhận xét
-Hát.
- Hs tl
- Nghe
-1 hs nêu yêu cầu 1a.
+2.
+Ngược chiều.
- 180 : 90 = 2 (giờ)
- Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường:
 54 + 36 = 90 (km)
Thời gian để xe máy và ô tô gặp nhau:
 180 : 90 = 2 (giờ)
 Đáp số: 2 giờ
+ta lấy quảng đường chia cho tổng 2 vận tốc .
-Hs đọc yêu cầu.
+Tổng 2 vận tốc:
42 + 50 = 92 (km/ giờ)
Thời gian để 2 ô tô gặp nhau:
276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
+Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
+Tìm thời gian đi của ca nô.
 Tính quãng đường ca nô đã đi.
-HS nêu
-Nêu cách giải
-Nêu cách tính quãng đường
Giải
 + Thời gian ca nô đi từ A đến B:
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75giờ
Độ dài quãng đường AB:
12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
+Nhận xét.
Đ
Đ
Đ
-Lắng nghe.
-------------------------------------------------------
TIẾT 3: Luyện từ và câu:
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 2).
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ bảng tổng kết “Các kiểu câu tạo câu” BT1.
- Giấy khổ to phô tô BT2.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (2’)
3. Giới thiệu bài mới:(2’)
4. Phát triển các hoạt động: (33’)
v	Hoạt động 1: Ôn tập: Câu đơn – Câu ghép.
Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Giáo viên mở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng tổng kết yêu cầu học sinh nhìn bảng nghe hướng dẫn: Giáo viên yêu cầu các em tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn, câu ghép).
· Tìm ví dụ minh hoạ câu ghép dùng quan hệ từ? 1 ví dụ câu ghép không dùng từ nối? 1 ví dụ câu ghép dùng cặp từ hô ứng?
Giáo viên phát giấy gọi 4 – 5 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
v Hoạt động 2: Viết tiếp vế câu để tạo câu ghép.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên phát giấy đã pho to bài cho 4 – 5 học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua. 
5. Tổng kết - dặn dò: (2’)
-Nhắc HS về nhà học bài. Chuẩn bị: “Ôn tập: Tiết 3”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm, nhìn bảng tổng kết để hiểu yêu cầu đề bài.
-Theo dõi.
Học sinh làm bài cá nhân – nhìn bảng tổng kết, tìm VD viết vào nháp học sinh làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp và trình bày.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ cho các kiểu câu.
Hoạt động cá nhân, lớp.
-1 HS đọc y/cầu đề bài, cả lớp đọc thầm, các em làm bài cá nhân.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
Thi đặt câu ghép theo yêu cầu.
-Lắng nghe
-----------------------------------------------------
TIẾT 4: Chính tả:
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 3)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
- Tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
*Ghi chú: HS hoàn thành hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ(2’)
3.Bài mới (33’)
HĐ1 : GTB, ghi bảng
 HĐ2 : Kiểm tra đọc và HTL.
Bài 1
-Gọi 5 hs lên bảng bốc thăm.
 HĐ3: Luyện tập 
bài 2 : Gọi 2 em nêu yêu cầu và nội dung
Yêu cầu TL nhóm 4
a/ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
b/ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
c/ Tìm các câu ghép trong bài văn.
4.Củng cố: (4’)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ ... trong câu: Ánh nắng đã lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong ... đó.”
A. Cơn mưa B. Cơn gió
C. Ánh nắng D. Ánh mặt trời
- Nhận xét
- Nghe
- 5 em lên bốc thăm, xem lại bài.
- Từng em đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.
- 2 em nối tiếp nhau đọc bài 2.
- Nhóm 4 TL, trình bày
a/ đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
b/ Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương. 
c/ Có 5 câu ghép:
Làng quê tôi đã khuất hẳn / nhưng tôi 
 C V C vẫn đăm đắm nhìn theo.
 V
 2) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều , nhân dân coi tôi như ngưòi làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết,/ nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng đất cọc cằn này.
 3) Làng mạc bị tàn phá/ nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
 4) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột;/ tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; / tháng chín, tháng mười, (tôi) đi móc con da dưới vệ sông.
 5)Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm;/đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ;/những tối liên quan xã, (tôi) nghe cái Tị hát chèo/và đôi lúc (tôi) lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, 
+Liên kết bằng cách lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ.
+HS tìm:
- Đoạn 1
 mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1).
- Đoạn 2: 
mảnh đất quê hương (câu 3)thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2).
mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3)
 - C
----------------------------------------------
TIẾT 5: Thể dục:
 ( Gv chuyên dạy )
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016
 Ngày dạy: thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2016
TIẾT 1: Mĩ Thuật:
( Gv chuyên dạy)
 ------------------------------------------------------
TIẾT 2: ÂM NHẠC:
( Gv chuyên dạy)
 ------------------------------------------------------
TIẾT 3: TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu:
-Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
-Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Làm bt 1, 2
II. Chuẩn bị:
-GV: bảng phụ ghi 1 số BT.
-HS: SGK, vở ghi chép.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Ổn định lớp (1’)
2) Bài cũ :(3’)
- bài 4 .
- Nhận xét
3) Bài mới: (34’)
HĐ1 Giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện tập
-Bài 1: 
- Gọi 1 em đọc đề
- Gọi 2 em nêu lại cách tính quãng đường
- Yêu cầu làm vào vở BT, 1 em lên bảng
Bài 2: - Gọi 1 em nêu đề toán
+Có mấy chuyển động đồng thời?
+Cùng chiều hay ngược chiều?
+Giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp.
+Vẽ sơ đồ:
Xe máy " Xe đạp "
A 48 km B
+Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp mấy km?
+Giảng: Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa xe đạp và xe máy là 0 km.
+Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp bao nhiêu km?
+ 24 km chính là hiệu 2 vận tốc trong chuyển động cùng chiều.
+Cho làm vào vở dựa theo công thức đã học, 1 em làm trên bảng lớp:
+Gọi 1 em đọc bài .
+Gọi 1 em nêu các bước giải:
+ Cho các nhóm thi giải vào bảng nhóm
3) Củng cố, dặn dò :(2’)
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị cho tiết học sau
- Hs lên tl
-Lắng nghe
-1 em đọc yêu cầu.
- 2 em nêu
- Làm bài
 Giải
Quãng đường báo gấm đã chạy:
120 x = 28 (km)
Đáp số: 28 km. 
- 1 em nêu 
+ Hai.
+Cùng chiều.
+Lắng nghe
+ 48 km.
+Lắng nghe
+ 24 km.
Làm bài 
 Giải
Sau mỗi gìơ xe máy gần xe đạp:
36 – 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp:
48 : 24 = 2 (giờ )
Đáp số: 2 giờ
- 1 em đọc
+Để tính được thời gian ta cần tìm quãng đường, 
tìm hiệu hai vận tốc " tìm thời gian.
Các nhóm giải và trình bày
 Giải
Quãng đường xe đạp đã đi:
12 x 3 = 36 (km)
+Hiệu 2 vận tốc:
36 – 12 = 24 (km/ giờ)
Thời gian 2 xe gặp nhau:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
-Lắng nghe
-------------------------------------------------------
TIẾT 4: TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 4).
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1.
 - Kể tên đúng các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II( BT2).
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Giấy khổ to để học sinh làm bài tập 2 (kể theo mẫu tài liệu HD) 
+ HS: - SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (2’)
3.Bài mới (35’)
HĐ1 : GTB, ghi bảng
 HĐ2 : Kiểm tra đọc và HTL.
Bài 1
-Gọi 5 hs lên bảng bốc thăm.
 HĐ3: Luyện tập 
- Bài 2: - Tổ chức thi kể nối tiếp
-Bài 3
+Gọi hs phát biểu bài mình chọn.
+Cho hs làm vào vở, phát phiếu cho 3 hs làm bài.
-Gọi hs đọc bài làm của mình.
-Nhận xét.
-Gọi hs dán bài lên bảng, trình bày .Trình bày miệng những chi tiết mình thích.
-Nhận xét.
4.Nhận xét, dặn dò (2’)
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị cho tiết hoc sau
- Nghe
- 5 em lên bốc thăm, xem lại bài.
- Từng em đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.
- Thi kể nối tiếp
- Lần lượt nêu
- Làm bài
1.Phong cảnh Đền Hùng
a.Dàn ý
Bài tập đọc này chỉ có 1 đoạn trích, chỉ có thân bài.
-Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh (trước đền, trong đền).
-Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu đền:
+ Bên trái là đỉnh Ba Vì.
+ Chắn ngang bên phải là dãy Tam Đảo.
+ Phía xa là núi Sóc Sơn.
+ Trước mặt là Ngã Ba Hạc.
-Đoạn 3:Cảnh vật trong khu đền.
+ Cột đá An Dương Vương.
+ Đền Trung.
+ Đền Hạ, chùa Thiên Quang và đền Giếng.
b. Chi tiết em thích nhất
 Người đi từ Đền Thượng lần theo lối cũ xuống đền Hạ, sẽ gặp những cánh hoa đại, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát và toả hương. Những chi tiết hình ảnh ấy gợi cảm giác về 1 cảnh thiên nhiên rất khoáng đạt, thần tiên.
2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
a.Dàn ý:
-Mở bài:
 Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
-Thân bài:
+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
+ Hoạt động nấu cơm.
-Kết bài:
Chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạt giải.
b. Chi tiết em thích nhất
Em thích nhất chi tiết thanh niên các đội thi lấy lửa vì đấy là việc làm rất khó, đòi hỏi sự khéo léo hơn nữa, nó diễn ra rất vui, rất sôi nổi.
3. Tranh làng Hồ
a.Dàn ý:
Bài tập đọc này chỉ có 1 đoạn trích, chỉ có thân bài.
-Đoạn 1:Cảm nghĩ chung của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.
-Đoạn 2:Sự độc đáo của nộidung tranh làng Hồ .
b. Chi tiết em thích nhất
Em thích nhất những câu văn viết về màu trắng điệp- màu trắng với những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn. Đó là sự sáng tạo trong kĩ thuật pha màu của tranh làng Hồ. Nhờ bài văn này em biết thêm 1 màu trong hội hoạ.
- Lắng nghe
----------------------------------------------
TIẾT 5: KỂ CHUYỆN: 
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 5).
I. Mục tiêu: 
- Nghe-viết đúng CT bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15phút.
-Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
II. Chuẩn bị: 
+GV: 1 số hình ảnh về Bà cụ ở nông thôn, SGK.
+HS: Giấy kiểm tra, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
15’
 5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
Phương pháp: Thực hành.
Giáo viên đọc toàn bài chính tả một lượt, đọc thong thả, phát âm rõ ràng chính xác.
Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho học sinh viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn.
Phương pháp: Đàm thoại, động não, luyện tập.
Giáo viên gợi ý cho học sinh.
· Đoạn văn các em vừa viết tả đặc điểm gì của Bà cụ?
· Đó là đặc điểm nào?
· Đoạn văn tả Bà cụ nhiều tuổi bằng cách nào?
Giáo viên bổ sung: 1 đoạn văn tả ngoại hình trong bài văn miêu tả ta cần tả 2 – 3 đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
Để viết 1 đoạn văn tả ngoại hình của cụ già em biết, em nên chọn tả 2 – 3 đặc điểm tiêu biểu.
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò:
Chuẩn bị: “Viết nháp bài Đất nước”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 học sinh nêu lại các quy tắc viết hoa đã học.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc thầm, theo dõi chu ý những từ ngữ hay viết sai.
Ví dụ: tuổi già, trồng chéo.
-Học sinh nghe, viết.
Học sinh soát lại bài.
Từng cặp học sinh đổi vở cho nhau để soát lỗi.
Hoạt động cá nhân.
1 học sinh đọc yêu cầu đề. 
Học sinh trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Tả đặc điểm ngoại hình.
· Tả tuổi của Bà.
· Bằng cách so sánh với cây bang gia tả mác ké lạc trắng.
Học sinh làm bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu lại đặc điểm văn tả người. 
-----------------------------------------------------------
Ngày soạn: Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2016
 Ngày dạy: thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2016
TIẾT 1: KHOA HỌC:
( Gv Hội dạy)
-----------------------------------------
TIẾT 2: ĐỊA LÍ:
CHÂU MĨ (tt).
( GV chuyển thành bài tự chọn cho phù hợp với địa phương)
I. Mục tiêu: 
-Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ: 
+Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
+Bắc Mỹ có nền kinh tế phát triển cao Trung và Nam Mỹ. Bắc Mỹ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại.Trung và Nam Mỹ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. 
-Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển vời nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
-Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mỹ.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Các hình của bài trong SGK.
 - Bản đồ kinh tế châu Mĩ.
- Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ ( nếu có).
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (3’)Châu Mĩ (T1)
Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
Đánh gía, nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: (1’) 
Châu Mĩ (tt)
4. Phát triển các hoạt động: (28’)
v	Hoạt động 1: Người dân ở châu Mĩ.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
Giáo viên giải thích thêm cho học sinh biết rằng, dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của châu Mĩ vì đây lầ nơi dân nhập cư đến sống đầu tiên sau đó họ mới di chuyển sang phần phía Tây.
v	Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế của châu Mĩ.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành, quan sát.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại; còn ở Trung Mĩ và Nam Mĩ sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.
v	Hoạt động 3: Hoa Kì.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, đàm thoại.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Hoa Kì là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, công nghệ cao và nông phẩm như gạo, thịt, rau.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Hỏi đáp.
5.Tổng kết - dặn dò: (2’)
Học bài. Chuẩn bị: “Châu Đại Dương và châu Nam Cực”. Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Trả lời câu hỏi trong SGK.
Hoạt động cá nhân.
 Học sinh dựa vào hình 1, bảng số liệu và nội dung ở mục 4, trả lời các câu hỏi sau:
	+ Ai là chủ nhân xa xưa của châu Mĩ?
	+ Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống và họ thuộc những chủng tộc nào?
	+ Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
Một số học sinh lên trả lời câu hỏi trước lớp.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh trong nhóm quan sát hình 2, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
	+ Kể tên một số cây trồng và vật nuôi ở châu Mĩ.
	+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở châu Mĩ.
	+ So sánh sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh bổ sung.
Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có).
-Lắng nghe
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh chỉ cho nhau xem vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên lược đồ hình 2.
Học sinh nói với nhau về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (theo thứ tự: vị trí, diện tích, dân số đứng thứ mấy trên thế giới), đặc điểm kinh tế, sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp nổi tiếng.
Một số học sinh lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
Hoạt động lớp.
Đọc lại ghi nhớ.
-Lắng nghe
----------------------------------------------------
TIẾT 3: TOÁN:
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN.
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Làm bt 1, 2, 3 (cột 1), 5
*Phân loại đối tượng HS: HS HT có thể làm hết BT3, BT4
II. Chuẩn bị:
-GV: Bảng phụ ghi các BT
-HS: SGK, vở ghi chép
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Ổn định lớp(1’)
2) Bài cũ (3’)
- Bài 3.
- Nhận xét.
 3) Bài mới : (33’)
HĐ1 Giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện tập
 Củng cố về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2, 3. 5, 9.
-Bài 1
+Cho hs trả lời miệng:
-Bài 2:
+Cho hs điền vào SGK rồi trả lời:
+Gọi hs nêu đặc điểm của :
-Bài 3: cột 1
 +Cho hs làm vào vở:
+Gọi hs lên bảng sửa có nêu cách so sánh.
-Bài 5: 
+ Cho hs làm vào vở: 
+Gọi hs nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
+Đính bảng phụ lên bảng, mời 2 hs lên sửa nhanh, đúng:
 4. Hoạt động tiếp nối: (3’)
-Gọi hs nêu mối quan hệ của 2 số tự nhiên liên tiếp, 2 số chẵn, lẽ liên tiếp.-Về xem lại bài.
-Nhận xét tiết học.
- Hs tl
-1 hs nêu yêu cầu.
 +70 815: bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm.
 Giá trị chữ số 5: 5 đơn vị.
 975 806: chín trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm linh sáu.
 Giá trị chữ số 5: 5 000.
 5 723 600: năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm.
 Giá trị chữ số 5: 5 000 000
 472 036 953: bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba. 
 Giá trị chữ số 5: 50
+Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
a/ 1 000, 7 999, 66 666
b/ 100, 998, 2 998-3000
c/ 81, 301, 1 999
+ Các số tự nhiên: các số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
+ Hai số lẻ, chẵn liên tiếp nhau hơn kém nhau 2 đơn vị.
-Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
>, <, =
, =
+Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
243
207
810
465
+ Nhận xét.
--------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc