Kế hoạch dạy học Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011

KẾ HOẠCH DẠY – HỌC

Đạo đức

Kính già, yêu trẻ

GD kĩ năng sống

I. Mục tiêu:

- Vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhuờng nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, thương yêu nhuờng nhịn em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng người già, nhường nhịn em nhỏ.

II. Giáo dục kĩ năng sống

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ con.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.

III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

Thảo luận nhóm ; xử lí tình huống; đóng vai.

IV. Phương tiện dạy – học:

1/- GV: - Một số tranh ảnh để đóng vai.

 - Phiếu bài tập dành cho HS.

2/- HS: - Dụng cụ học tập.

V. Các hoạt động dạy – học:

 

doc37 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
+ Bảo đảm: Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
+ Bảo hiểm: Giữ gìn để phòng tai nạn, trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy ra với người đóng bảo hiểm.
+ Bảo quản: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
+ Bảo tàng: Cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
+ Bảo toàn: Giữ cho nguyên vẹn, không để suy suyển, mất mát.
+ Bảo tồn: Giữ lại, không để cho mất.
+ Bảo trợ: Đỡ đầu và giúp đỡ.
+ Bảo vệ: Chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.
- 1 HS đọc Y/c và nội dung bài tập.
- Hs nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.
VD: Chúng em giữ gìn (gìn giữ) môi trường sạch đẹp.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ngày  tháng ..năm 20....
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu:
- HS tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
- Hs khá, giỏi đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở bài tập 4.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên (BT3), có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Bài tập viết sẵn trên bảng phụ. Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2
- Nhận xét 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài.
- nhận xét, bổ sung
Bài 2:
- Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi.
- nhận xét, bổ sung
Bài 3:
- Y/c HS tự làm.
- Nhận xét- kết luận lời giải đúng.
Bài 4:
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2 HS làm lại bài tập 2.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
- 1 HS làm bài trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
+ A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
- 2 HS đọc y/c và nội dung của bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Một số HS báo cáo kết quả.
a, Nhưng biểu thị quan hệ tương phản.
b, mà biểu thị quan hệ tương phản.
c, Nếu...thì...: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả
- 2 HS đọc y/c và nội dung của bài.
- HS làm bài vào phiếu bài tập.
- 4 HS tiếp nối điền trên bảng lớp.
a, Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao.
b, Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa.
c, Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
d, Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
- 1 HS đọc y/c và nội dung của bài.
- 1 HS đặt câu mẫu.
- HS đặt câu và nối tiếp nêu câu đã đặt.
+ Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.
+ Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
+ Cái lược này làm bằng sừng.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ngày  tháng ..năm 20....
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
- HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
- GDHS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
- GV: Một số câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường.
- HS: 
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 5 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của truyện: Người đi săn và con nai.
- nhận xét, bổ sung
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS kể chuyện
Phân tích đề.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc, bảo vệ môi trường.
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về bảo vệ môi trường.
 Kể trong nhóm:
- Cho HS thực hành kể trong nhóm.
- GV hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
+ Giới thiệu tên chuyện.
+ Kể những chi tiết làm nổi bật hành vi của nhân vật bảo vệ môi trường.
+ Trao đổi về ý nghĩa của câu truyện.
 Kể trước lớp:
- T/c cho HS thi kể.
- Y/c HS nghe bạn kể và hỏi lại bạn kể những chi tiết về nội dung chuyện, ý nghĩa của chuyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- nhận xét, bổ sung
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 5 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của truyện.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
- Nhiểu HS nhắc lại tên bài
- 2 HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc phần gợi ý.
- HS lần lượt tự giới thiệu.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện, hành động của nhân vật.
- 5 đến 7 HS thi kể, trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- HS nhận xét bạn kể có nội dung câu chuyện hay nhất.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ngày  tháng ..năm 20....
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Môn: Chính tả
Bài: Nghe – viết: Mùa thảo quả
I. Mục tiêu cần đạt: 
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2a. HS khá, giỏi làm được bài tập 3a.
II. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: - VBT, Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Gọi HS nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
 Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
+ Em hãy nêu nội dung của đoạn văn?
 Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Y/c HS đọc từ vừa tìm được.
 Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV quan sát- uốn nắn.
Thu chấm bài: 
- Thu chấm 6 bài.
- Đánh giá- nhận xét bổ sung.
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2 a:
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3: 
- Y/c HS làm bài theo nhóm đôi
+ Nghĩa của mỗi dòng có gì giống nhau?
+ Nếu thay âm đầu s bằng x, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa?
- Nhận xét- kết luận.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- Nộp VBT
- Lắng nghe
- Nhiều em đọc lại tên bài.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và vẻ đẹp đặc biệt
- HS tìm các tiếng khó và viết:
+ sự sống, nảy mầm, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, đỏ chon chót.
- HS viết bài vào vở.
- 1 HS đọc y/c của bài tâp.
- HS làm bài tập theo nhóm 4.
- 1 HS đọc y/c bài tập.
- HS làm bài tập theo nhóm.
+ Dòng thứ nhất các tiếng đều chỉ con vật, dòng thứ hai các tiếng đều chỉ loài cây.
a, xóc (xóc đồng xu, đòn xóc....)
+ xói (xói mòn, xói lở...)
+ xẻ (xẻ núi, xẻ gỗ...)
+ xáo (xáo trộn,...)
+ xít (ngồi xít vào nhau)
+ xam (ăn xam,...)
+ xán (xán lại gần...)
b, xả (xả thân ...)
+ xi: ( xi đánh giầy.,.)
+ xung (nổi xung, xung trận, xung kích...)
+ xen (xen kẽ)
+ xâm (xâm hại, xâm phạm,...)
+ xắn (xắn tay áo...)	
+ xấu (xấu xí, xấu xa...)
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ngày  tháng ..năm 20.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Đạo đức
Kính già, yêu trẻ
GD kĩ năng sống
I. Mục tiêu:
- Vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhuờng nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, thương yêu nhuờng nhịn em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. Giáo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ con.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm ; xử lí tình huống; đóng vai.
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Một số tranh ảnh để đóng vai.
 - Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn?
- Nhận xét 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Các hoạt động
HĐ 1: Tìm hiểu truyện Sau đêm mưa.
* Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và có ý thức về việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện: Sau đêm mưa.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ?
+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
- GV kết luận: 
+ Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
+ Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: Làm bài tập 1 - SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- GV giao việc cho HS. 
- Gọi một số HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: 
+ Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
+ Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2 HS lên bảng trình bày.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS nghe.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Các bạn trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé. Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn.
+ Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
+ Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
- 2- 3 HS đọc.
- HS làm việc cá nhân. 
- HS tiếp nối trình bày ý kiến của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ngày  tháng ..năm 20.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Địa lí
Công nghiệp
GDBĐKH – Liên hệ
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp .
- Kể tên và xác định trên bản đồ một số địa phương có mặt hàng thủ công nghiệp.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV- Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Các tranh minh hoạ trong sgk
 - Phiếu học tập của HS.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ?
- Nhận xét- bổ xung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Các hoạt động
* Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng.
- Y/c HS trưng bày những tranh ảnh về các sản phẩm công nghiệp , hoạt động sản xuất công nghiệp.
Hỏi:
+ Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân chúng ta?
C GV kết luận.
*GDBĐKH: HĐ khai thác khoáng sản tạo ra nguồn khí mê tan rất lớn, có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 21 lần so với khí CO2. CMCN phát triển vượt bậc làm trhay đổi cuộc sống của con người, con người làm tahy đổi môi trường và càng tạo ra nhiều khí thải nhà kính vào bầu khí quyển.
Các hoạt động công nghiệp và GTVT luôn tạo ra khí nhà kính
* Hoạt động 2: Một số nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- Y/c HS kể tên một số nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c HS làm vào phiếu bài tập sau.
* Hoạt động 3: Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c HS trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau.
+ Em hãy nêu đặc điểm của ngành thủ công ở nước ta?
+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
C GV kết luận
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 3 HS tiếp nối nhau trả lời.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS trưng bày những tranh ảnh mà mình sưu tầm được .
- Tạo ra các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như vải vóc , quần áo, xà phòng, kem đánh răng...
- Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái , tiện nghi, hiện đại hơn.
- Tạo ra các máy mọc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn...
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau.
- Nghề thủ công nước ta nhiều và nổi tiếng như : lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, Gốm Biên Hoà....
- Đó là các nghề chủ yếu dựa và truyền thống và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
- Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
- Tận dụng nguần nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
- Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ngày  tháng ..năm 20.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Khoa học
Sắt, gang, thép
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được một số tính chất của sắt, gang, thép.
- HS nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- HS quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Lập sơ đồ tư duy; thực hành; trò chơi.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu một số đồ dùng được làm bằng mây, tre, song và biện pháp bảo quản các đồ dùng đó?
- Nhận xét 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Các hoạt động
Hoạt động 1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép:
- Y/c HS chia nhóm và thảo luận theo phiếu bài tập.
+ Gang, thép được làm ra từ đâu?
+ Gang, thép có đặc điểm nào chung?
+ Gang, thép, khác nhau ở điểm nào?
Hoạt động 2: ứng dụng của gang, thép trong đời sống.
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Y/c HS quan sát tranh trong sgk và trả lời các câu hỏi.
+ Tên sản phẩm là gì? chúng được làm từ vật liệu gì?
+ Em còn biết sắt, gang, thép được dùng sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc nào nữa?
+ Hãy nêu các cách để bảo quản các đồ dùng được làm bằng sắt, gang, thép?
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2, 3 HS nêu.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS chia nhóm và thảo luận để hoàn thành các nội dung trong phiếu bài tập.
+ Gang, sắt, thép được làm ra từ quặng sắt.
+ Gang, thép đều là hợp kim của sắt và các bon.
+ Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo dài thành sợi. Thép có ít các bon hơn gang và có thêm một vài chất khác nên bền và dẻo hơn gang.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau.
- 6 HS tiếp nối nhau trình bày.
+ Hình 1: Đường ray xe lửa được làm từ thép hoặc hợp kim của sắt.
+ Hình 2: Ngôi nhà có lan can được làm bằng thép.
+ Hình 3: Cầu sử dụng thép để xây dựng.
+ Hình 4: Nồi được làm bằng gang.
+ Hình 5: Dao, kéo, cuộn dây thép được làm bằng thép.
+ Hình 6: Cờ lê, mỏ lết được làm từ thép.
+ Sắt và các hợp kim của sắt còn dùng để sản xuất các đồ dùng: cày, cuốc, dây phơi quần áo, cầu thang, hàng rào sắt.....
+ Các vật dụng được sản xuất từ sắt, gang, thép chúng ta phải bảo quản bằng cách: khi sử dụng xong chúng ta phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ngày  tháng ..năm 20.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Khoa học
Đồng và kim loại của đồng
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được một số tính chất của đồng.
- HS nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- HS quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Lập sơ đồ tư duy; thực hành; trò chơi.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Các thông tin trong sgk
 - Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu nguồn gốc, tính chất chất của sắt?
- Nhận xét 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Các hoạt động
Hoạt động 1: Tính chất của đồng.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau.
+ Màu sắc của đồng?
+ Độ sáng của đồng?
+ Tính cứng và dẻo của đồng?
C Kết luận.
- Y/c 2 HS nêu.
Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
Hỏi:
+ Đồng có ở đâu?
C Kết luận.
Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các hợp kim đó:
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi như sau.
- Y/c HS quan sát các tranh minh hoạ trong sgk và cho biết.
+ Tên đồ dùng là gì?
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì?
+ ở gia đình em có những đồ dùng được làm bằng đồng. Em hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng đó?
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2, 3 HS nêu.
- Vài HS nhận xét.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đồng có màu đỏ.
- Có ánh kim.
- Đồng dẻo, dễ dát mỏng, có thể uấn thành nhiều hình dạng khác nhau
- 2 HS nêu phần kết luận.
- HS làm vào phiếu bài tập sau đó y/c đại diện nhóm lên trình bày.
- Đồng có trong tự nhiên và có trong quặng đồng.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
- Lõi dây điện, lư hương, đôi hạc, bình cổ, kèn, chuông đồng, mâm đồng....
- HS kể.
- lau chùi sạch, giữ cản thận...
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ngày  tháng ..năm 20.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Lịch sử
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. Mục tiêu:
- Sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: "giặc đói", "giặc dốt", "giặc ngoại xâm".
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại "giặc đói", "giặc dốt": quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu bài tập dành cho HS.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bà

File đính kèm:

  • docTUẦN 12.doc
Giáo án liên quan