Kế hoạch dạy học Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

CÂU KHIẾN

I. Mục tiêu:

- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND ghi nhớ).

- Nhận biết câu khiến trong đoạn trích (BT1 mục III). Bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).

II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần nhận xét)

III. Các hoạt động dạy, học:

A. Bài cũ: Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm.

B. Bài mới:

HĐ1: Phần nhận xét.

Bài 1, 2:

- HS đọc đoạn văn và trả lời:

? Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng? câu in nghiêng được dùng làm gì ?

? Cuối câu có dấu gì? (dấu chấm than)

Bài 3: Nói và viết một câu (để mượn của bạn quyển vở)

- HS làm bài theo cặp và nêu miệng trước lớp.

? Câu khiến dùng để làm gì ? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến ? (Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, .; cuối câu thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm)

* KL: Phần ghi nhớ sgk (HS đọc ghi nhớ sgk)

HĐ2: Luyện tập

Bài 1: Tìm câu khiến trong các đoạn trích:

- HS tự làm bài vào VBT và nêu miệng. HS nhận xét, gv chốt lời giải đúng (Đ1: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!; Đ2: Lần sau, khi . boong tàu!; Đ3: Nhà vua . Long Vương!; Con đi . cho ta.)

Bài 2: Tìm 3 câu khiến trong sgk TV hoặc Toán của em.

- HS làm BT theo cặp.

KL: Củng cố kiến thức xác định câu khiến

Bài 3: Đặt câu khiến.

- HS hoạt động theo cặp đặt câu theo từng tình huống.

- HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp, gv nhận xét bài làm của hs

KL: Củng cố kiến thức đặt câu khiến

C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học.

- Dặn hs về nhà viết một đoạn văn trong đó có sử dụng câu khiến, chuẩn bị bài sau.

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ?
Giải:
..
..
..
..
..
..
ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
a) ý B b) ý C c) ý A d) ý A
Câu 2: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
a) ý C b) ý C
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm.
a) b) c) 	 d) 
Bài 2: (1 điểm) Mỗi bài làm đúng được 0,5 điểm.
a) x = 	 b) x = 
Bài 3: (2.5 điểm)	 Giải:
 Chiều rộng của sân bóng là: (0.25 điểm)
 60 x = 36 (m)	 	 (0. 5 điểm)
 Chu vi sân bóng là: (0.25 điểm)
 (60 + 36) x 2 = 192 (m) (0. 5 điểm)
 Diện tích sân bóng là: (0.25 điểm)
 60 x 36 = 2160 ( m2 ) (0. 5 điểm)
 Đáp số: 192 m	(0,25 điểm)
 2160 m2	
Bài 4: (1.5 điểm) Giải:
 Số cây lớp 4A trồng được là: (0.25 điểm)
 (600 - 50) : 2 = 275 (cây) (0.25 điểm)
 Số cây lớp 4B trồng được là: (0.25 điểm)
 275 + 50 = 325 ( cây ) (0.25 điểm)
 Đáp số: Lớp 4A: 275 cây (0.25 điểm)
 Lớp 4B: 325 cây (0.25 điểm)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
CÂU KHIẾN 
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND ghi nhớ).
- Nhận biết câu khiến trong đoạn trích (BT1 mục III). Bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần nhận xét)
III. Các hoạt động dạy, học: 
A. Bài cũ: Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm.
B. Bài mới:
HĐ1: Phần nhận xét. 
Bài 1, 2: 
- HS đọc đoạn văn và trả lời: 
? Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng? câu in nghiêng được dùng làm gì ?
? Cuối câu có dấu gì? (dấu chấm than)
Bài 3: Nói và viết một câu (để mượn của bạn quyển vở)
- HS làm bài theo cặp và nêu miệng trước lớp. 
? Câu khiến dùng để làm gì ? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến ? (Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, ...; cuối câu thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm)
* KL: Phần ghi nhớ sgk (HS đọc ghi nhớ sgk)
HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: Tìm câu khiến trong các đoạn trích:
- HS tự làm bài vào VBT và nêu miệng. HS nhận xét, gv chốt lời giải đúng (Đ1: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!; Đ2: Lần sau, khi ... boong tàu!; Đ3: Nhà vua ... Long Vương!; Con đi ... cho ta.)
Bài 2: Tìm 3 câu khiến trong sgk TV hoặc Toán của em.
- HS làm BT theo cặp.
KL: Củng cố kiến thức xác định câu khiến 
Bài 3: Đặt câu khiến.
- HS hoạt động theo cặp đặt câu theo từng tình huống.
- HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp, gv nhận xét bài làm của hs 
KL: Củng cố kiến thức đặt câu khiến 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. 
- Dặn hs về nhà viết một đoạn văn trong đó có sử dụng câu khiến, chuẩn bị bài sau.
THỂ DỤC:
MÔN TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
(Cô Âu dạy)
ĐẠO ĐỨC:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
* Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. 
- Biết thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở trường, lớp ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- HS có thể nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
* GDKNS: Liên hệ vận dụng, cần phải cảm thông chia sẻ, giúp đỡ ngững người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng của mình.
II. Chuẩn bị: Thẻ màu
III. Các hoạt động dạy, học: 
A. Bài cũ: Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì?
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: Bày tỏ ý kiến (BT4 sgk)
- Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của mình về các việc làm nhân đạo 
- CTH: hs thảo luận cặp đôi: bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu và giải thích lí do. 
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung. 
- GV kết luận: b, c, e là việc làm nhân đạo. a, d không phải là việc làm nhân đạo.
? Để thể hiện tình nhân đạo em phải làm gì? 
KL: Có rất nhiều cách để thể hiện tình nhân đạo của em tới những người gặp hoàn cảnh khó khăn như góp tiền xây dựng quỹ vì người nghèo, ...
HĐ2: Xử lí tình huống (BT2 sgk) 
- Mục tiêu: HS biết xử lí tình huống về các hoạt động nhân đạo 
- CTH: HS thảo luận nhóm 6 (Mỗi nhóm thảo luận một tình huống). Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, tranh luận ý kiến. 
- GV kết luận: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn; có thể thăm hỏi bà cụ, giúp đỡ bà những việc lặt vặt hằng ngày. 
HĐ3: Liên hệ thực tế (bài tập 5 sgk)
- Mục tiêu: HS biết trao đổi với các bạn về những người nơi các em sống có hoàn cảnh khó khăn 
- CTH: HS thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày kết quả. 
? Đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải làm gì?
KL: 
 Cần phải cảm thông chia sẻ, giúp đỡ ngững người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn 
nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng của mình.
- HS đọc ghi nhớ sgk. 
C. Củng cố, dặn dò: Vận dụng bài học vào cuộc sống.
LỊCH SỬ: 
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI- XVII
I. Mục tiêu:
- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển. (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, nhà cửa, cư dân ngoại quốc, ...)
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II. Chuẩn bị: Bản đồ VN 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: Cuộc khẩn hoang ở đàng trong đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
B. Bài mới: 
HĐ1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An: Ba thành thị lớn thế kỉ XVI - XVII
- HS đọc thầm sgk, thảo luận theo nhóm 4 và hoàn thành phiếu học tập: 
 Đặc điểm 
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Phố Hiến
Hội An
 - Đại diện các nhóm báo cáo kq, mỗi hs nêu về một thành thị lớn. cả lớp nhận xét, gv chốt kết quả đúng. 
- GV treo bản đồ VN 1 hs lên xác định vị trí của 3 thành thị lớn 
KL: 3 thành thị lớn này là trung tâm chính trị, quân sự, là nơi tập trung dân cư đông, công nghiệp và thương nghiệp phát triển. 
HĐ2: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI- XVII 
- HS dựa vào nội dung sgk, trả lời câu hỏi:
? Theo em cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó ? (nghành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh)
KL: Nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh vào thế kỉ XVI- XVII .
C. Củng cố, dặn dò:
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC:
CON SẺ 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn phù hợp với nội dung. Bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả gợi cảm.
- Hiểu được ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh minh họa cho bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn h/s luyện đọc (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy, học: 
A. Bài cũ: ND bài Dù sao trái đất vẫn quay nói lên điều gì ?
B. Bài mới: Giới thiệu bài (Bằng tranh)
HĐ1: Luỵên đọc
- 1 hs đọc toàn bài.
- Giáo viên HD đọc: toàn bài đọc giọng kể chuyện nhẹ nhàng, chậm rãi, đoạn 1 giọng khoan thai, đoạn 2, 3 giọng hồi hộp, căng thẳng; đoạn 4,5 giọng chậm rãi, thán phục 
- HS: đọc nối tiếp theo đoạn 2 lượt 
+ Hết lượt 1: Hướng dẫn hs phát âm tiếng khó: chậm rãi, mõm, dũng cảm.
+ Hết lượt 2: Hướng dẫn hs ngắt nhịp câu: “Bỗng, ... mõm con chó” 
- HS đọc theo cặp - đồng loạt.
- GVđọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm đôi trả lời CH 1 sgk: (thấy một con sẻ non; con chó tiến lại gần sẻ non)
? Tìm những từ ngữ cho thấy con sẻ còn non và yếu ớt ?
- câu hỏi 2 sgk: (một con sẻ già từ trên cao lao xuống đất ... vẻ hung dữ )
- câu hỏi 3 sgk: (Con sẻ lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó, ... khản đặc)
Ý1: Cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ bé nhỏ và con chó khổng lồ. 
- HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 4 sgk (con sẻ nhỏ bé , dũng cảm, ...) 
* Từ ngữ: bối rối 
Ý2: Sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ. 
- HS nêu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. 
HĐ3: Đọc diễn cảm
- 4 hs tiếp nối nhau đọc bài theo hình thức phân vai 
- HS tìm giọng đọc hay.
- GV hướng dẵn hs luyện đọc nâng cao đoạn: “Bỗng từ trên cây cao ... xuống đất ”
- HS thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà chuẩn bị ôn tập.
KHOA HỌC:
CÁC NGUỒN NHIỆT 
I. Mục tiêu:
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Biết thực hiện những biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt trong sinh hoạt. VD: Theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong, ...
* GDSDNLTK&HQ:
 HS biết sử dụng tiết kiệm an toàn các nguồn nhiệt trong đời sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị: GV: hộp diêm, nến, kính lúp, bàn là 
III. Các hoạt động dạy, học: 
A. Bài cũ: 
Nêu VD về vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt, ứng dụng của chúng trong cuộc sống?
B. Bài mới: 
HĐ1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
Mục tiêu: HS biết kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống 
CTH: HS thảo luận cặp đôi, qs trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi:
? Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ? 
? Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy?
? Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? (đun nấu, sấy khô, sưởi ấm, ...)
? Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn nguồn nhiệt nữa không ? (không còn nguồn nhiệt)
* KL: Các nguồn nhiệt là: ánh nắng mặt trời, ngọn lửa của bếp ga, bếp củi, bàn là ... 
được sử dụng rông rãi)
HĐ2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt
- Mục tiêu: hs biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt 
- CTH: Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào ?
? Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác? (lò nung gạch, nung vôi, nung đồ gốm sứ, ...)
- HS thảo luận nhóm 4, gv phát phiếu học tập cho hs ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện, gv giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. 
- Đại diện các nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
? Tại sao phải dùng lót tay để bê nồi, xoong xa nguồn nhiệt? (tránh cho nguồn nhiệt truyền vào tay)
? Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác? (bàn là tỏa nhiệt mạnh dễ gây cháy quần áo và những đồ vật xung quanh nơi là) 
*KL: Chúng ta cần phải phòng tránh những rủi ro khi sử dụng nguồn nhiệt 
HĐ3: thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt 
- Mục tiêu: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày 
- CTH: các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt? hs tiếp nối nhau phát biểu (tắt điện khi không dùng, không để lửa quá to khi đun bếp, ...)
* KL: Chúng ta cần phải tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt. 
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học. Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau. 
MĨ THUẬT:
VẼ THEO MẪU: VẼ CÂY
I. Mục tiêu:
 - HS nhận biết hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc.
HS biết cách vẽ được một số cây đơn giản theo ý thích.
GDBVMT: Yêu mến và có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
 GV: - SGV, SGK
 - Một số cây đơn giản đẹp (thân, cành, lá) phân biệt rõ ràng.
 - Tranh của hoạ sĩ, tranh của hs có vẽ cây
 - Bài vẽ của HS năm trước.
 HS: - Vở tập vẽ, giấy vẽ, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy, học: 
* Giới thiệu bài trực tiếp
HĐ1: Quan sát - nhận xét.
GV gt hình ảnh về cây và gợi ý HS nhận xét	 
+ HS quan sát nhận xét, HS khác nhắc lại.
 + Tên của cây.	
 + Các bộ phận chính của cây.
 + Sự khác nhau của một vài loại cây.
- GV tóm tắt và nêu yêu cầu bài học.
 HĐ2: Cách vẽ cây. 
GV giới thiệu cách vẽ:
+ Vẽ hình dáng chung của cây trước; Vẽ phác các nét sống lá.
+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
+ Vẽ nét chi tiết của thân lá cành.
+ Vẽ màu theo ý thích. 
+ HS quan sát bảng hoặc vở tập vẽ.
HĐ3: Thực hành
- Cho học sinh quan sát và tham khảo một số bài vẽ của HS năm trước.
- Gợi ý HS chú ý đến:
 + Cách vẽ hình. 
 + Vẽ màu có đậm có nhạt. 	
- HD học sinh hoàn thành bài tập tại lớp 
+ HS thực hành vào vở tập vẽ.
HĐ4: Nhận xét đánh giá
- GV chọn một số bài để đánh giá. Học sinh nhận xét và nêu cảm nhận riêng.
- GV tổng kết bài.	
C. Củng cố, dặn dò: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
TOÁN:
HÌNH THOI
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. 
- BT cần làm: 1; 2.
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ vẽ sẵn một số hình như trong bài 1 sgk 
 - HS: giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, ê - ke, kéo 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu hình thoi 	
- GV gắn mô hình hình thoi ABCD lên bảng.
- 1 hs lên bảng đo các cạnh và nhận xét (4 cạnh bằng nhau). 
? Kể tên các cặp cạnh song song với nhau trong hình ABCD?
- GV chốt: Đây chính là hình thoi.
? Hình thoi có đặc điểm gì ? 
KL: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
- HS quan sát hình đường diềm trong sgk và chỉ hình thoi có trong đường diềm. (hs làm việc theo cặp)
? Lấy VD về hình thoi em thấy trong thực tế? 
HĐ2: Luyện tập, thực hành 
Bài 1: Nhận diện hình thoi.
- HS quan sát hình vẽ sgk, làm BT cá nhân và nêu miệng kết quả. (H1 và H3 là hình thoi; H2, 4, 5 không phải là hình thoi 
KL: Củng cố kiến thức nhận biết hình thoi 
Bài 2: GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng, 
- 1hs dùng ê-ke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau không? (vuông góc với nhau)
- 1 hs dùng thước chia vạch cm để kiểm tra hai đường chéo có cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường hay không ? (có)
- 1hs nêu lại các đặc điểm của hình thoi.
KL: Củng cố kiến thức nhận biết một số đặc điểm về hai đường chéo của hình thoi 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Dặn hs về nhà làm bài tập trong VBT.
TẬP LÀM VĂN:
MIÊU TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK. Bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên rõ ý.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn dàn ý bài văn miêu tả cây cối 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: các tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị của các bạn trong tổ mình.
B. Bài mới: 	
HĐ1: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề. 
- GV ghi bảng 3 đề bài trang 92 sgk để làm bài kiểm tra 
- Yêu cầu hs đọc kĩ đề bài, chọn 1 trong ba đề để làm bài. 
- HS đọc thầm gợi ý sgk và nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
- GV treo bảng phụ viết sẵn dàn ý bài văn miêu tả cây cối- hs đọc.
HĐ1: HS thực hành viết. 	
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN 
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nắm được cách đặt câu khiến.
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1 mục III). Bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); Biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin.) theo cách đã học BT3.
- HS có thể nêu được tình huống có thể dùng câu khiến.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: Thế nào là câu khiến ?
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: Phần nhận xét.	
- HS đọc câu kể: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. 
? Động từ trong câu: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. là từ nào? (hoàn ) 
? Hãy thêm một từ thích hợp cuối câu để câu kể thành câu khiến? (đi)
? Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến? (hãy)
- HS làm BT cá nhân vào VBT và nêu miệng (thể hiện giọng điệu). 
KL: Với những yc đề nghị mạnh có dùng Hãy, đừng, chớ ở câu khiến, cuối câu nên dùng dấu chấm than, với những câu đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên dùng dấu chấm.
? Có những cách nào để đặt câu khiến? (hs: Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào, ... vào cuối câu; Thêm các từ đề nghị: xin, mong, ... vào đầu câu; Thay đổi giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- HS đọc ghi nhớ sgk. 
HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: Chuyển các câu sau thành câu khiến.
- HS làm BT cá nhân và trình bày nối tiếp nhau đọc từng câu khiến trước lớp. 
Bài 2: Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau:
- HS làm BT theo nhóm 4: sắm vai theo tình huống. 
VD: - Nam cho tớ mượn bút của cậu với!
 - Xin phép bác cho cháu nói chuyện với Giang ạ!
 - Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Nhung ở đâu.
Bài 3, 4: Đặt câu khiến theo yêu cầu dưới đây:
- HS thảo luận và làm BT theo cặp vào trong phiếu học tập theo mẫu:
Câu khiến
Cách thêm
Tình huống
M: Hãy giúp mình giải bài toán này với!
hãy ở trước động từ
Em không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải.
- HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp, cả lớp nhận xét - gv kết luận ý đúng.
KL: Củng cố kiến thức về cách đặt câu khiến 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. 
CHÍNH TẢ:
NHỚ-VIẾT: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ-viết đúng bài chính tả, biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập chính tả (BT2)
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy, học: 
A. Bài cũ: 2 hs lên bảng viết: béo mẫm, lẫn lộn.
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn hs viết chính tả 
- 1hs đọc thuộc lòng đoạn thơ (3 khổ thơ cuối)
? Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ?
? Tình đồng chí, tình đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua câu thơ nào?
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả, đọc và viết các từ khó.
- HS nhớ - viết chính tả 
- GV thu 7 bài chấm, hs còn lại đổi chéo bài soát lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập2: HS làm bài theo nhóm 4 cùng tìm từ theo y/c của bài tập 
- 2 nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bài lên bảng, các nhóm khác bổ sung các từ mà nhóm bạn còn thiếu. 
a) - Viết với s, không viết với x: VD: sãi, sản, sảnh, sánh, sau, sáu, ...
 - Viết với x, không viết với s: xác, xé, xem, xén, xẻng, xẻo, xéo, xép, xẹp, ...
b) - Không viết với dấu ngã: VD: ải, ảnh, ảo, bản, bảng, bảnh, bẩn, ...
 - Không viết với dấu hỏi: VD: bỡn, cõng, cỗi, cưỡi, dẫm, dẫy, diễm, diễn, ...
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Nhắc hs ghi nhớ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
ĐỊA LÍ: 
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng DHMT:
+ Các đồng bằng nhỏ, hẹp với nhiều cồn cát, đầm phá. 
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. 
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ), Tự nhiên Việt Nam.
II. Chuẩn bị: GV: bản đồ tự nhiên VN, lược đồ ĐB duyên hải miền Trung. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
A. Bài cũ: 	
B. Bài mới: 
HĐ1: Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển 
- GV treo và giới thiệu lược đồ dải ĐB duyên hải miền Trung, hs quan sát và cho biết: Có bao nhiêu dải đồng bằng ở ĐB duyên hải miền Trung.
- HS thảo luận theo cặp cho biết:
?Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này? (nhỏ hẹp , nằm sát biển)
KL: Các ĐB duyên hải miền Trung thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá 
HĐ2: Bức tường cắt ngang dải ĐB duyên hải miền Trung.
Trên lược đồ sgk cho biết: dãy núi nào cắt ngang dải ĐB duyên hải miền Trung?
(dãy Bạch Mã)
KL: Dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân là bức tường cắt ngang dải ĐB duyên hải miền Trung. 
HĐ3: Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía Nam 
- HS làm việc theo cặp, dựa vào nội dung sgk và cho biết: Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐBDHMT khác nhau như thế nào? (Phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ, phía nam dãy Bạch Mã, không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa và mùa khô. nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm 
KL: Mùa hạ tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. ĐBDH MT là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước, chúng ta phải biết chia sẻ khó khăn với nhân dân ở vùng đó .
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Dặn hs về nhà tìm hiểu trước bài: Người dân và HĐSX ở ĐBDHMT.
TOÁN:
DIỆN TÍCH HÌNH THOI 
I. Mục tiêu:
- Bi

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_LOP_4_TUAN_27.doc