Kế hoạch dạy học Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015 - Mạc Thị Hương

-Trước khoảng 1 tuần GV phổ biến kế hoạch tới HS:

+Chủ đề:Em học tập tác phong anh bộ đội

+Nội dung thi:tập hợp theo đội hình hàng dọc,hàng ngang,tư thế đứng nghiêm,tư thế nghỉ,quay phải,quay trái,quay đằng sau,đi đều,xếp ba lô,gấp chăn màn. theo tác phong nhanh nhẹn dứt khoát,gọn gàng, ngăn nắp,kỉ luật như các anh bộ đội.Mỗi động tác làm hoàn hảo được 10 điểm

+Hình thức thi: 2 vòng

Vòng1:Thi trong tổ chọn ra 3 bạn khá nhất vào thi vòng hai

Vòng 2:Thi giữa các đội đại diẹn cho các tổ trong lớp

Lưu ý HS cần ăn mặc gọn gàng,đi giày thể thao,cắm thùng,có thắt lưng

-HS chuẩn bị trang phục và luyện tập các động tác như GV phổ biến

-Các tổ tiến hành thi vòng1 chọn ra 3 thành viên tham gia thi vòng

-Đăng kí dự thi

-Thành lập Ban giám khảo.GV có thể mời thêm các cựu chiến binh hoặc đại diện cho 1 đơn vị bộ đội tham gia vào Ban giám khảo

Bước 2:Vòng thi2(Tiến hành ở ngoài sân)

 -Mở đầu HS hát bài “Chú bộ đội “ của Hoàng Hà

-Người dẫn chương trình mời từng đội thi bước lên phía trước và thực hiện các động tác theo lệnh của GV(nghiêm, nghỉ,quay phải,quay trái,quay đằng sau,đi đều,xếp ba lô,gấp chăn màn. Ban giám khảo giám sát,chấm điểm từng động tác của mỗi đội

Bước 3:Tổng kết và trao thưởng

-Ban giám khảo công bố kết quả và trao giải thưởng cho các đội thi có thành tích cao nhất

-GV nhắc nhở HS tiếp tục học tập ,rèn luyện theo tác phong của anh bộ đội trong các hoạt động hằng ngày

-Cả lớp hát tập thể bài “Cháu yêu chú bộ đội” của Hoàng Văn Yến

-Chuẩn bị tiết sau

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015 - Mạc Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
Học sinh thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở BTĐĐ1, tranh BT 1, 4 phóng to, điều 28 công ước QT về QTE.
Bài hát “ Tới lớp, tới trường ” ( Hồng Vân )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn Định: hát, chuẩn bị ĐDHT.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Khi chào cờ tư thế của em phải như thế nào?
Nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ điều gì?
Giáo viên nhận xét Học sinh đã thực hiện tốt và chưa tốt trong giờ chào cờ đầu tuần.
- Nhận xét bài cũ. KTCBBM.
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT : 1
Hoạt động 1: Quan sát tranh 
Mt: Học sinh nắm tên bài học.thảo luận để hiểu thế nào là đi học đúng giờ: 
Cho học sinh quan sát tranh B1 
Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Vì sao thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn hơn rùa? Còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ?
- Qua câu chuyện, em thấy bạn nào đáng khen? Vì sao?
* Giáo viên kết luận: Thỏ la cà nên đi học muộn, Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ. Bạn Rùa thật đáng khen.
Hoạt động 2: Học sinh đóng vai 
Mt: Học sinh tập giải quyết các tình huống qua việc đóng vai: 
Cho Học sinh quan sát BT2 
T1: Nam đang ngủ rất ngon.Mẹ vào đánh thức Nam dậy để đi học kẻo muộn.
Cho Học sinh đóng vai theo tình huống “ Trước giờ đi học ”
Hoạt động 3: Học sinh tự liên hệ.
Mt:hiểu được những việc em đã làm được và chưa làm được để tự điều chỉnh:
- Giáo viên hỏi: bạn nào ở lớp mình luôn đi học đúng giờ? 
- Em cần làm gì để đi học đúng giờ?
* Giáo viên Kết luận : 
Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình. Để đi học đúng giờ, cần phải:
+ Chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách vở từ tối hôm trước, không thức khuya.
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy cho đúng giờ.
+ Tập thói quen dậy sớm, đúng giờ. 
Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm 
Học sinh trình bày được nội dung tranh: 
+ Đến giờ học, bác Gấu đánh trống vào lớp, Rùa đã ngồi vào bàn học, Thỏ đang la cà nhởn nhơ ngồi đường, hái hoa bắt bướm chưa vào lớp học.
Vì Thỏ la cà mải chơi, Rùa thì biết lo xa đi một mạch đến trường, không la cà hái hoa đuổi bướm trên đường đi như Thỏ 
Rùa đáng khen vì đi học đúng giờ.
Học sinh quan sát tranh BT2.
Phân nhóm thảo luận đóng vai.
Học sinh đại diện các nhóm lên trình bày, Học sinh nhận xét, thảo luận rút ra kết luận: Cần nhanh chóng thức dậy để đi học đúng giờ.
- Học sinh suy nghĩ, trả lời.
- Tối đi ngủ sớm, sáng dậy sớm, hồn thành vệ sinh cá nhân, ăn sánh nhanh
4.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực hoạt động. 
Dăn học sinh xem BT4,5 /24,25 để chuẩn bị cho tiết học sau.
**********************************************
Tiết 3: Tự học*: TV - CGD
Luyện tập vần có âm cuối theo cặp ng/c **********************************************
Thứ 3 ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tiết 1+2: TV - CGD
VẦN /anh/; /ach/
**********************************************
Tiết 3 :Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8(Trang 73)
I. MỤC TIÊU: 
 - Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 8
 - Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
 - Yêu thích, chăm học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Sử dụng bộ đd dạy toán 1 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
7 8 0
1 0 8
+
+
+
+Gọi 3 học sinh đọc phép cộng trong phạm vi 8 
+3 học sinh lên bảng: 
+ Nhận xét, sửa sai chung 
+ Nhận xét bài cũ. 
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ trong phạm vi8.
-Treo tranh cho học sinh nhận xét nêu bài toán
- 8 bớt đi 1 còn mấy ? 
Vậy: 8 trừ 1 bằng mấy ? 
-GVhỏi: 8 ngôi sao bớt 7 ngôi sao còn lại bao nhiêu ngôi sao ? 
 8 trừ 7 bằng bao nhiêu ? 
- Giáo viên ghi 2 phép tính gọi học sinh lần lượt đọc lại 2 phép tính 
- Tiến hành như trên với các công thức : 
 8 – 2 = 6 ; 8 – 5 = 3
 8 – 6 = 2 ; 8 – 3 = 5 ; 8 – 4 = 4 
Hoạt động 2: Học thuộc công thức.
Mt: Học sinh học thuộc công thức tại lớp 
 - Gọi học sinh đọc cá nhân 
- Học sinh đọc đt, giáo viên xoá dần
- GV hỏi miệng - HS trả lời nhanh 
-GV tuyên dương HS đọc thuộc bài 
Hoạt động 3: Thực hành bài 1,2,3(1),4(1 phép tính.)
- Hướng dẫn thực hành làm toán 
Bài 1: Cho học sinh nêu cách làm bài rồi tự làm bài vào bảng con. 
- Lưu ý học sinh viết số thẳng cột 
Bài 2 : Học sinh tự nêu cách làm rồi tự làm bài 
- Giáo viên củng cố lại quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 
- Giáo viên nhận xét – sửa bài chung 
Bài 3: 
- Học sinh nêu cách làm bài 
- Nhận xét: 8 – 4 = 
 8 - 1 – 3 = 
 8 - 2 - 2 = 
Bài 4: Quan sát tranh đặt bài toán và viết phép tính thích hợp 
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa học sinh qua từng bài 
- Giáo viên sửa bài trên bảng lớp 
- Tuyên dương học sinh 
- Có 8 ngôi sao, Tách ra 1 ngôi sao. Hỏi còn lại mấy ngôi sao ?
- 8 bớt 1 còn 7 
 8 trừ 1bằng 7.
- 8 ngôi sao bớt 7 ngôi sao còn 1 ngôi sao 
 8 - 7 = 1
 8-1 = 7 ; 8 – 7 = 1 
-5 em đọc 
-Học sinh đọc thuộc lòng.
-5 học sinh xung phong đọc thuộc 
- Học sinh mở SGK 
- 2 học sinh lên bảng chữa bài 
- 3 học sinh lên bảng làm bài 
- Tìm kết quả của phép tính thứ nhất, được bao nhiêu trừ tiếp số còn lại 
- Kết quả của 3 phép tính giống nhau 
-HS nêu bài toán và phép tính phù hợp 
 +Có 8 quả bưởi, bớt 4 quả bưởi. Hỏi còm lại mấy quả bưởi ?
8 - 4 = 4
 +Có 5 quả táo, bớt 2 quả táo. Hỏi còn mấy quả táo ?
5 – 2 = 3
+Có 8 quả cà. Bớt 6 quả cà. Hỏi còn mấy quả cà ?
8 – 6 = 2
 4.Củng cố dặn dò: 
- Gọi 3 em đọc lại bảng trừ phạm vi 8 
- Dặn học sinh học thuộc lòng bảng trừ và chuẩn bị bài hôm sau.
**********************************************
Buổi chiều
Tiết 1 : Tiếng Việt* TV – CGD VẦN /anh/; /ach/
**********************************************
Tiết 2 :Toán* TH: Phép trừ trong phạm vi 8
I.Mục tiêu:
- Củng cố bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 8. 
- Viết được phép tính thích hợp vào hình vẽ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác làm bài tập.
II.Đồ dùng dạy học:-HS: Vở BTTH.
III.Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ. 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài :
2.2. Thực hành :
Bài 1/: Cả lớp làm bảng con
 Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc:
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
Bài 2/ Làm VTH 
KL: Cho HS nhận xét kq của một cột tính để thấy được mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ.
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS
Bài 3/: Làm vở BT TH 
KL: Một số trừ đi chính nó thì bằng 0, một số cộng hoặc trừ đi 0 thì bằng chính số đó.
GV chấm điểm, nhận xét bài HS làm. 
Bài 4/: Làm vở BT TH 
3.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Về nhà chuẩn bị bài sau
HS đọc yêu cầu bài 1:” Viết số”
1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào bảng con rồi đổi vở chữa bài : Đọc kết quả vừa làm được.
HS đọc yêu cầu bài 2:” Đúng ghi Đ, sai ghi S”.
4 HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm vở BT rồi đổi vở để chữa bài, HS đọc kq phép tính
1HS đọc yêu cầu bài 3: “Tính"
-4 HS làm ở bảng lớp, CL làm vở BT Toán rồi đổi vở để chữa bài, đọc kq của phép tính.
1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “ Viết phép tính thích hợp”.
Phép tính: 8 - 2 = 6
**********************************************
Tiết 3 : HĐTT 
EM HỌC TẬP TÁC PHONG ANH BỘ ĐỘI
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- HS được rèn luyện tác phong nhanh nhẹn dứt khoát,gọn gàng, ngăn nắp,kỉ luật như các anh bộ đội
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG-Tổ chức theo quy mô lớp 
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Mũ bộ đội,thắt lưng,giày thể thao
-Ba lô,chăn màn(bán trú)
 IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước khoảng 1 tuần GV phổ biến kế hoạch tới HS: 
+Chủ đề:Em học tập tác phong anh bộ đội
+Nội dung thi:tập hợp theo đội hình hàng dọc,hàng ngang,tư thế đứng nghiêm,tư thế nghỉ,quay phải,quay trái,quay đằng sau,đi đều,xếp ba lô,gấp chăn màn.. theo tác phong nhanh nhẹn dứt khoát,gọn gàng, ngăn nắp,kỉ luật như các anh bộ đội.Mỗi động tác làm hoàn hảo được 10 điểm
+Hình thức thi: 2 vòng
Vòng1:Thi trong tổ chọn ra 3 bạn khá nhất vào thi vòng hai
Vòng 2:Thi giữa các đội đại diẹn cho các tổ trong lớp
Lưu ý HS cần ăn mặc gọn gàng,đi giày thể thao,cắm thùng,có thắt lưng
-HS chuẩn bị trang phục và luyện tập các động tác như GV phổ biến
-Các tổ tiến hành thi vòng1 chọn ra 3 thành viên tham gia thi vòng 
-Đăng kí dự thi
-Thành lập Ban giám khảo.GV có thể mời thêm các cựu chiến binh hoặc đại diện cho 1 đơn vị bộ đội tham gia vào Ban giám khảo
Bước 2:Vòng thi2(Tiến hành ở ngoài sân)
 -Mở đầu HS hát bài “Chú bộ đội “ của Hoàng Hà
-Người dẫn chương trình mời từng đội thi bước lên phía trước và thực hiện các động tác theo lệnh của GV(nghiêm, nghỉ,quay phải,quay trái,quay đằng sau,đi đều,xếp ba lô,gấp chăn màn.. Ban giám khảo giám sát,chấm điểm từng động tác của mỗi đội
Bước 3:Tổng kết và trao thưởng
-Ban giám khảo công bố kết quả và trao giải thưởng cho các đội thi có thành tích cao nhất
-GV nhắc nhở HS tiếp tục học tập ,rèn luyện theo tác phong của anh bộ đội trong các hoạt động hằng ngày
-Cả lớp hát tập thể bài “Cháu yêu chú bộ đội” của Hoàng Văn Yến
-Chuẩn bị tiết sau
**********************************************
Thứ 4 ngày 11 tháng 12 năm 2014
Tiết 1+2: TV - CGD
VẦN /ênh/; /êch/
**********************************************
Tiết 3: Tiếng việt* TV - CGD
VẦN /ênh/; /êch/
**********************************************
Tiết 4: Toán
TIẾT 54: LUYỆN TẬP ( Trang 75)
I. MỤC TIÊU: 
 - Thực hiện được phép tính cộng , trừ trong phạm vi 8.
 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 - Yêu thích, chăm học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 3 em đọc lại bảng trừ trong phạm vi 8:
8 8 8 
6 5 8
+ 3 học sinh lên bảng: 
+ Nhận xét sửa sai chung 
+Nhận xét bài cũ.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Củng cố phép cộng trừ trong phạm vi 8.
- Gọi học sinh đọc lại các công thức cộng trừ trong phạm vi 8.
- Giáo viên đưa ra các số: 7, 1, 8. 6, 2, 8. 5, 3, 8 và các dấu + , = , - yêu cầu học sinh lên viết các phép tính đúng 
- Giáo viên nhận xét sửa sai 
Hoạt động 2: Luyện tập bài 1(1,2),2,3(1,2),4.
Bài 1: 
- Củng cố mối quan hệ cộng trừ 
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh nhẩm rồi ghi lại kết quả 
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm bài 
4 + 3 + 1 =
8 – 4 – 2 =
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh 
Bài 4: 
- Cho học sinh quan sát tranh nêu bài toán và phép tính thích hợp 
- Giáo viên nhận xét cách nêu bài toán, bổ sung uốn nắn cách dùng từ của học sinh 
Bài 5: 
- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài 
Tính kết quả của phép tính 
Tìm số lớn (hay số bé hơn ) phép tính để nối với phép tính cho phù hợp 
- Cho học sinh lên bảng sửa bài 
- Giáo viên nhận xét , sửa sai 
- em đọc lại 
- 3 học sinh lên bảng thi đua viết được 4 phép tính với 3 số 
 7 + 1 = 8 6 + 2 = 8 5 + 3 = 8 
1 + 7 = 8 2 + 6 = 8 3 + 5 = 8 
8 – 1 = 7 8 – 2 = 6 8 – 3 = 5 
8 – 7 = 1 8 – 6 = 2 8 – 5 = 3 
- Học sinh tính nhẩm rồi ghi kết quả làm trong phiếu bài tập 
- 2 học sinh lên bảng sửa bài 
-Học sinh nêu cách làm và tự làm bài vào phiếu bài tập 
-4 học sinh lên bảng sửa bài 
- HS nêu cách làm, làm bài vào vở. Đọc lại kết quả.
- Trong giỏ có 8 quả táo. Đã lấy ra 2 quả. Hỏi trong giỏ còn mấy quả táo ? 
8 – 2 = 6
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh làm bài vào phiếu bài tập 
7
8
9
 > 5 + 2 
 < 8 – 0 
 > 8 + 0 
-2 em lên bảng 
 4.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh làm bài nhanh, đúng 
- Dặn học sinh về ôn lại bảng cộng trừ và chuẩn bị bài hôm sau.
**********************************************
Thứ 5 ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tiết 2+3: TV - CGD
VẦN /inh/; /ich/
**********************************************
Tiết 4: Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9 (Trang 76)
I. MỤC TIÊU: 
 - Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 9
 - Biết viết phép tính thích hợp với hình vẽ.
 - Yêu thích, chăm học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 + Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán lớp 1.
 + Mô hình, vật phù hợp với nội dung bài học 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 3 học sinh đọc lại bảng cộng trừ phạm vi 8
+ 3 học sinh lên bảng – Học sinh làm bảng con
 5 + 3 = 8 – 1 8 – 8 = 
 + Nhận xét sửa sai chung 
+ Nhận xét bài cũ 
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng trong phạm vi 9.
- Treo tranh cho học sinh nhận xét nêu bài toán
- 8 cái mũ cộng 1 cái mũ bằng mấy cái mũ ? Vậy 8 cộng 1 bằng mấy 
- Giáo viên ghi bảng: 8 + 1 = 9 
- GV ghi lên bảng: 1 + 8 = ? Hỏi HS:
 1 cộng 8 bằng mấy ?
- Giáo viên nói: 8 +1 = 9 thì 
 1 + 8 cũng = 9 
- Cho học sinh ghi số vào chỗ chấm.
- Với các phép tính còn lại giáo viên lần lượt hình thành theo các bước như trên.
- Gọi học sinh đọc lại bảng cộng 
Hoạt động 2: Học thuộc công thức.
- Cho học sinh đọc nhiều lần – Giáo viên xoá dần để học thuộc tại lớp.
- Gọi học sinh đọc thuộc 
- Giáo viên hỏi miệng:
8 + 1 = ; 7 +  = 9 
Hoạt động 3: Thực hành bài 1,2(1,2,4),3(1),4 
- Cho học sinh mở SGK, hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Cho học sinh nêu cách làm
– Chú ý: Học sinh viết số thẳng cột.
Bài 2 : Tính nhẩm, rồi ghi kết quả.
- Cho học sinh làm vào vở 
- Giáo viên nhận xét, nhắc nhở học sinh còn sai 
Bài 3: Tính nhẩm rồi ghi kết quả 
- Lưu ý học sinh làm theo từng cột 
- Khi chữa bài cho học sinh nhận xét vào kết quả của từng cột 
Bài 4: 
- Cho học sinh nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng với tình huống trong tranh 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
- Có 8 cái mũ, thêm 1 cái mũ nữa.Hỏi có tất cả bao nhiêu cái mũ ?
 9 cái mũ 
 8+ 1 = 9 
- HS lần lượt đọc lại công thức 
- 1 cộng 8 bằng 9 
- Học sinh lặp lại 2 phép tính: 
 8 + 1 = 9
 1 + 8 = 9 
 7 + 2 = 9 6 + 3 = 9 5 + 4 = 9 
 2 + 7 = 9 3 + 6 = 9 4 + 5 = 9 
- 5 em đọc 
- Học sinh đọc đt 6 lần 
- Xung phong đọc thuộc. 4 em 
- Học sinh trả lời nhanh 
- Học sinh mở SGK 
- Học sinh tự làm bài và chữa bài.
- Học sinh tự làm bài 
-1 Học sinh chữa bài.
- Học sinh nêu cách làm bài và tự làm bài.
 4 + 5 = 9 
4 + 1 + 4 = 9 
4 + 2 + 3 = 9 
(4 + 5 cũng bằng 4 + 1 + 4 và cũng bằng 4 + 2 + 3 )
a) Chồng gạch có 8 viên đặt thêm 1 viên nữa. Hỏi chồng gạch có tất cả mấy viên ?
8 + 1 = 9
b) Có 7 bạn đang chơi. Thêm 2 bạn nữa chạy đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
7 + 2 = 9
 4.Củng cố dặn dò: 
- Cả lớp đọc lại bảng cộng phạm vi 9 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh hoạt động tích cực 
**********************************************
Buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt* TV - CGD
VẦN /ênh/; /êch/
**********************************************
Tiết 2: Toán* 
TH: Phép cộng trong phạm vi 9
I.Mục tiêu:
-Củng cố về các phép tính cộng, trong phạm vi 9. 
-Làm tính cộng trong phạm vi các số đã học. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
 -GD học sinh thích học Toán.
 II.Đồ dùng dạy học:
 -GV: B phụ.
 -HS: sách Toán 1, bảng con.
III.Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Bài cũ học bài gì? 
 Làm bài tập 2:(Tính) HS làm bảng lớp - cả lớp làm bảng con 
 GV Nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 I: Giới thiệu bài trực tiếp.
II:Hướng dẫn HS làm các bài tập ở VBT.
 Bài tập 1: HS làm vở Toán..
 Hướng dẫn HS HS tính nhẩm rồi ghi kết vào vở
GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: Cả lớp làm vào VBT.
HD HS cách làm tính cột dọc
 GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
 Bài 3: Cả lớp làm vào vở
 Hướng dẫn HS nêu cách làm 
 Làm bài tập 4: Cả lớp làm vào vở
 Hướng dẫn HS nêu cách làm 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
Đọc yêu cầu bài 1:” Viết số.
HS tính nhẩm, rồi viết. Đổi vở để chữa bài: HS phép tính.
-HS yc bài 2:”Tính
3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT, rồi đổi chéo chữa bài, đọc kết quả vừa làm được.
1 HS đọc yêu cầu bài 3: “Tính”. 3HS làm bài ở bảng lớp, cả lớp làm vở, rồi đổi vở để chữa bài.
HS đọc yêu cầu bài 4
HS làm bài
**********************************************
Tiết 3: Mĩ thuật
 VẼ MÀU VÀO HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG 
 I/ MỤC TIÊU: 
 - HS biết vẻ đẹp của trang trí hình vuông.
 - Giúp HS biết cách vẽ màu vào các hoạ tiết hình vuông.
 - HS giỏi, khá: Biết cách vẽ màu vào các hoạ tiết hình vuông, tô màu đều, gọn trong hình.
 II/ CHUẨN BỊ:
 - GV: Đồ vật có dạng hình vuông.
 - HS: Vở tập vẽ,bút chì, tẩy, màu vẽ.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
 - Giới thiệu các tranh, ảnh đã chuẩn bị trước lớp kết hợp đặt câu hỏi. 
 - Kết luận hoạt động 1. Kết hợp chỉ mẫu.
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ:
 - Giới thiệu tranh qui trình kết hợp thao tác vẽ.
 - Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước.
d/ Hoạt động 3: Thực hành:
 - Tổ chức cho HS thực hành. 
 - Theo dõi, giúp đỡ HS.
e/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
 - Nêu các yêu cầu cần nhận xét.
 - Cho HS chọn bài vẽ tốt.
 - Kết luận, đánh giá, xếp loại từng sản phẩm.
3/ Củng cố:
 - Cho HS nêu lại cách vẽ màu vào hoạ tiết ở hình vuông.
 - Liên hệ, giáo dục.
4/ Nhận xét, dặn dò:
 Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. Chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- Trưng bày dụng cụ học tập.
- Quan sát, trả lời câu hỏi, nhận xét bổ sung.
- Quan sát, theo dõi
- Quan sát, theo dõi.
- Quan sát, nhận xét.
- Thực hành vẽ.
+ HS giỏi, khá biết cách vẽ màu vào các hoạ tiết hình vuông, tô màu đều, gọn trong hình.
- Quan sát, theo dõi.
- Nhận xét, góp ý.
- Cá nhân chọn.
- 2 – 3 em nêu.
-Lắng nghe rút kinh nghiệm.
**********************************************
Thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm 2014
Tiết 1+2: TV - CGD
Luyện tập vần có cặp âm cuối theo cặp nh/ch. **********************************************
Tiết 3: Tự học* TV - CGD
Luyện tập vần có cặp âm cuối theo cặp nh/ch. **********************************************
Tiết 4: Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9
I. MỤC TIÊU: 
 - Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 9
 - Biết viết phép tính thích hợp với hình vẽ.
 - Yêu thích, chăm học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Bộ đồ dùng dạy toán 1 + Tranh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
+Gọi 3 học sinh đọc lại công thức cộng phạm vi 9 
+Nhận xét, sửa sai chung trên bảng lớp 
+ Nhận xét bài cũ.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 9
- Treo tranh cho học sinh quan sát nhận xét nêu bài toán
- 9 bớt đi 1 còn mấy ? 
- 9 trừ 1 bằng mấy ? 
- Giáo viên ghi: 9 – 1 = 8 
- Giáo viên ghi: 9 – 8 = ? 
Cho học sinh thấy rõ: 2 số bé cộng lại được 1 số lớn. Nếu lấy số lớn trừ đi 1 số bé thì kết quả là 1 số bé còn lại 
- Tiến hành tương tự như trên với các phép tính : 
9 – 2 = 7 9 – 7 = 2
9 – 3 = 6 9 – 6 = 3
9 – 4 = 5 9 – 5 = 4
Hoạt động 2: Học thuộc công thức.
- Cho học sinh học thuộc theo phương pháp xoá dần 
- Gọi học sinh đọc thuộc 
- Hỏi: 9 – 2 = ; 9 – 5 =? ; 9 - ? = 3.
Hoạt động 3: Thực hành bài 1,2(1,2,3),3(1),4 
- Cho học sinh mở SGK, nhắc lại lần lượt bài học 
Bài 1: 
- Cho học sinh làm bài vào vở toán
- Lưu ý học sinh viết số thẳng cột.
Bài 2 : 
- Yêu cầu học sinh nhẩm rồi ghi kết quả 
- Củng cố mối quan hệ cộng trừ 
Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài ( dạng cấu tạo số )
- Phần trên: Hướng dẫn học sinh viết số thích hợp vào ô trống 
( chẳng hạn 9 gồm 7 và 2 nên viết 2 vào ô trống dưới 7 )
- Phần dưới: Hướng dẫn học sinh tính rồi viết kết quả vào ô trống thích hợp.Chẳng hạn lấy 9 (ở hàng đầu trừ 4 = 5 , viết 5 vào ô trống ở hàng thứ 2 , thẳng cột với 9 , 5 + 2 = 7 nên viết 7 vào ô trống ở hàng thứ 3 thẳng cột với số 5 
- Cho học sinh lên bảng làm bài sửa bài 
Bài 4: Quan sát tranh nêu bài toán rồi ghi phép tính phù đặt 
-Cho học sinh thảo luận để đặt đề toán và phép tính phù hợp nhất 
- Có 9 cái áo. Lấy đi 1 cái áo.Hỏi còn mấy cái áo ?
9 bớt 1 còn 8 
9 trừ 1 bằng 8
- Học sinh lần lượt đọc lại:
 9 – 1 = 8 
 9 – 8 = 1 
Học sinh đọc lại: 9 – 1 = 8 
 9 – 8 = 1 
- Ghi số 

File đính kèm:

  • docTUAN 14in.doc
Giáo án liên quan