Kế hoạch dạy học An Toàn giao thông Lớp 4 - Bài: Biển báo hiệu giao thông đường bộ

*Hoạt động 1: Trò chơi phóng

a) Mục tiêu:

+ HS có ý thức quan tâm đến biển báo hiệu GT khi đi đường.

+ HS hiểu sự cần thiết của biển báo hiệu GT để bảo đảm ATGT.

b) Cách tiến hành:

Tuần trước cô đã giao cho các em phiếu phỏng vấn. Bây giờ cô mời 1 bạn đóng vai phóng viên của báo “ Bạn đường” hỏi các bạn những câu hỏi mà chúng ta đã chuẩn bị.

*Kết luận ( Ghi nhớ)

- Việc trả lời phỏng vấn vừa rồi cho thấy các em đã thực hiện tốt bài tập, chúng ta đã hiểu rõ sự cần thiết của biển báo hiệu GT.

- Muốn phòng tránh TNGT mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu GT.

*Hoạt động 2: Ôn lại các biển báo đã học

a) Mục tiêu:

HS nhớ và giải thích được nội dung các biển báo hiệu đã học.

b)Cách tiến hành:

Trò chơi: Nhớ tên biển báo.

GV chọn 4 nhóm ( mỗi nhóm 4-5 em) giao cho mỗi nhóm 5 biển báo hiệu khác nhau. GV viết tên 4 nhóm biển báo hiệu trên bảng: báo cấm, báo nguy hiểm, báo hiệu lệnh, chỉ dẫn.

- GV nhận xét kết quả của các nhóm và biểu dương.Nhóm nào đúng cả được 10 điểm.

*Kết luận ( ghi nhớ):

Biển báo hiệu GT là thể hiện hiệu lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn GT để đảm bảo ATGT, thực hiện đúng điều quy định của biển báo hiệu GT là thực hiện Luật GTĐB.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học An Toàn giao thông Lớp 4 - Bài: Biển báo hiệu giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Tô Hiến Thành
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Lớp 4A Thứ..................ngày..........tháng.........năm 20
Môn : An toàn giao thông Tuần: 1 Tiết:	1
BÀI : BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thong đã học.
- Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thong mới.
2.Kĩ năng:
- Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu GT.
- Có thể miêu tả lại các biển hiệu đó bằng lời hoặc bằng hình vẽ, để nói cho những người khác biết về nội dung của các biển báo hiệu GT.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường.
II.CHUẨN BỊ: 
Giáo viên:
Chuẩn bị trước câu hỏi cho HS để HS phỏng vấn người khác về các biển báo hiệu GT.
2 bộ biển báo, gồm các biển báo đã học và các biển báo đã học và các biển báo sẽ học, 1 bộ tên của các biển báo hiệu đó.
Phiếu học tập ( dùng cho hoạt động 4)
Học sinh:
Quan sát 2 biển báo hiệu ở gần nhà, theo dõi xem có bao nhiêu người chấp hành theo hiệu lệnh của biển báo. Hỏi 1 số người ở gần biển báo hiệu, xem họ có biết ý nghĩa của biển báo hiệu đó không, họ có nghĩ rằng biển báo đó là cần thiết ở vị trí đó không ? Tại sao có người tuân theo và không tuân theo các biển báo hiệu đó?
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDDH
8’
*Hoạt động 1: Trò chơi phóng
a) Mục tiêu: 
+ HS có ý thức quan tâm đến biển báo hiệu GT khi đi đường.
+ HS hiểu sự cần thiết của biển báo hiệu GT để bảo đảm ATGT.
b) Cách tiến hành:
Tuần trước cô đã giao cho các em phiếu phỏng vấn. Bây giờ cô mời 1 bạn đóng vai phóng viên của báo “ Bạn đường” hỏi các bạn những câu hỏi mà chúng ta đã chuẩn bị.
*Kết luận ( Ghi nhớ)
Việc trả lời phỏng vấn vừa rồi cho thấy các em đã thực hiện tốt bài tập, chúng ta đã hiểu rõ sự cần thiết của biển báo hiệu GT.
 Muốn phòng tránh TNGT mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu GT.
*Hoạt động 2: Ôn lại các biển báo đã học
a) Mục tiêu:
HS nhớ và giải thích được nội dung các biển báo hiệu đã học.
b)Cách tiến hành:
Trò chơi: Nhớ tên biển báo.
GV chọn 4 nhóm ( mỗi nhóm 4-5 em) giao cho mỗi nhóm 5 biển báo hiệu khác nhau. GV viết tên 4 nhóm biển báo hiệu trên bảng: báo cấm, báo nguy hiểm, báo hiệu lệnh, chỉ dẫn.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm và biểu dương.Nhóm nào đúng cả được 10 điểm.
*Kết luận ( ghi nhớ):
Biển báo hiệu GT là thể hiện hiệu lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn GT để đảm bảo ATGT, thực hiện đúng điều quy định của biển báo hiệu GT là thực hiện Luật GTĐB.
*Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiệu GT
a) Mục tiêu:
- HS nhận dạng đặc điểm, biết được nội dung, ý nghĩa của 10 biển báo hiệu GT mới.
- Biết tác dụng điều khiển GT của những biển báo mới.
b) Cách tiến hành:
B1: Nhận dạng các biển báo hiệu
GV viết trên bảng tên 3 nhóm biển báo: Biển báo cấm, Biển báo nguy hiểm, Biển chỉ dẫn.
- Gv kết luận( ghi nhớ)
Biển báo hiệu GT gồm 5 nhóm biển ( chỉ học 4 nhóm).Đó là hiệu lệnh bắt buộc phải theo, là những điều nhắc nhở phải cẩn thận hoặc những điều chỉ dẫn, những thông tin bổ ích trên đường.
B2: Tìm hiểu tác dụng của các biển báo hiệu mới
Biển báo cấm:
GV cho HS so sánh 2 biển báo cấm, nó thường đặt ở đâu?
 -Như vậy tác dụng của 2 biển báo cấm này là báo cho người đi đường biết nội dung và phạm vi cấm không được đi để tránh xảy ra tai nạn.
Biển hiệu lệnh:
Hướng mũi tên phải theo, Giao nhau chạy theo vòng xuyến, Đường dành cho xe thô sơ, Đường dành cho người đi bộ.
Những biển báo này đặt ở đâu? Nhằm mục đích gì?
- Tác dụng của biển hiệu lệnh là cung cấp thông tin cần thiết trên đường cho người đi đường biết.
Biển báo nguy hiểm:
Giao nhau có đèn tín hiệu, Giao nhau với đường ưu tiên, Nguy hiểm khác.
Những biển báo này đặt ở đâu? Nhằm mục đích gì?
- Tác dụng của biển báo nguy hiểm là báo cho người điều khiển các loại xe biết điều nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường có đặt biển báo để tránh tai nạn.
Kết luận ( ghi nhớ): SGK-tr.6
 *Hoạt động 4: Luyện tập
a)Mục tiêu: 
- HS có thể mô tả bằng lời, bằng hình vẽ 10 biển báo.
- Luyện cho HS nhận dạng và ghi nhớ nội dung 10 biển báo hiệu.
b) Cách tiến hành:
- GV gắn 10 tên biển ở các vị trí khác nhau ( không cùng nhóm)
- NX, tuyên dương.
*Hoạt động 5: Trò chơi
a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học.
- Rèn luyện khả năng nhận diện nhanh các biển báo hiệu GT.
b) Cách tiến hành:
- Có tất cả các biển báo đã học .
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 biển báo.
- Chia bảng thành 6 cột, đánh số mỗi nhóm 1 cột.
- Kết thúc trò chơi cả lớp hát 1 bài về ATGT.
PV hỏi:
+ Ở gần nhà bạn có những biển báo hiệu nào?
+ Những biển báo đó được đặt ở đâu?
+ Những người có nhà ở gần biển báo đó có biết nội dung của các biển báo hiệu đó không?
+ Họ có cho rằng những biển báo hiệu đó là cần thiết và có ích không? Những biển báo hiệu để ở vị trí đó có đúng không?
+ Theo bạn, tại sao lại có những người không tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu GT.
+ Theo bạn, việc không tuân theo như vậy có thể xảy ra hậu quả nào không?
+ Theo bạn, nên làm thế nào để mọi người thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo hiệu GT?
HS nghe, nhắc lại.
- Mỗi nhóm 1 em lên xếp biển báo đang cầm vào đúng nhóm biển ( gắn lên bảng) rồi đọc tên của biển báo hiệu đó.Tiếp tục em thứ 2,3,4.
- Cả lớp theo dõi , NX các bạn làm đúng hay sai.
3 HS đại diện 3 nhóm lên bảng, mỗi em cầm 1 biển báo mới.Căn cứ vào màu sắc, hình dáng của biển, gắn biển đó vào theo từng nhóm.3 em khác lên viết tên biển báo.
Cả lớp theo dõi, NX.
- Biển báo hiệu Cấm đi xe đạp cắm ở đường chỉ dành riêng cho xe máy và ô tô.
- Biển báo hiệu Dừng lại cắm ở chỗ yêu cầu các phương tiện phải dừng lại.
- HS trao đổi nhóm để trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- Từng HS lên gắn biển vào đúng tên, nhắc lại hình dáng, màu sắc, nội dung của 2 biển báo.
- Các nhóm lần lượt cử người cầm 1 bảng tên biển lên tìm biển báo có tên đó.
- Nhóm làm đúng và nhanh sẽ nhất, nhóm thua phải nhảy lò cò.
Giấy 
ghi câu hỏi
Biển báo
Biển báo
IV. Củng cố: (2’)
GV nhắc lại ý nghĩa của từng nhóm biển báo hiệu, sau đó yêu cầu HS nhắc lại.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.

File đính kèm:

  • docan_toan_giao_thong_bai_1.doc