Kế hoạch chủ điểm Nước sạch – vệ sinh môi trường

“Nước sạch – Vệ sinh môi trường là gì ?”

- Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và các vi khuẩn gây bệnh.

- Biết được một số nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt: nước máy, nước giếng, nước mưa,

- Lợi ích và tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người.

- Tác hại của môi trường ô nhiễm (hóa chất, khói bụi ) đối với sức khỏe và đời sống con người.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chủ điểm Nước sạch – vệ sinh môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM
N­íc s¹ch – VÖ sinh m«i tr­êng
Thời gian thực hiện: 1 tuần
( Từ ngày 25 tháng 04 đến ngày 29 tháng 04 năm 2011)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
- Phát triển cho trẻ vận động cơ bản: Ném xa bằng hai tay; trò chơi vận động “Tung cao hơn nữa”.
- Phát triển cho trẻ các kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng chăm sóc cây: lau lá, nhổ cỏ, tới nước,
- Dạy trẻ ăn đều các loại rau, quả, không kén chọn. Rửa sạch rau và hoa quả trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh.
2.Phát triển nhận thức:
- Phát triển cho trẻ tính ham hiểu biết và óc quan sát.
- Trẻ biết được nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và các vi khuẩn gây bệnh.
- Biết được một số nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt: nước máy, nước giếng, nước mưa, 
- Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ không bị ô nhiễm.
- Nhận biết, đếm đúng các nhóm có 9 đối tượng.
3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
- Trẻ biết quan sát môi trường xung quanh và nói lên nhận xét của mình.
- Trẻ biết kể chuyện về nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Biết trả lời, đặt câu hỏi vì sao?
4. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ cảm nhận được môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp. Biết yêu cái đẹp
- Biết thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước cái đẹp của một số môi trường sống xung quanh qua các sản phẩm vẽ, tô màu, xé và dán, nặn theo ý thích của trẻ và qua hoạt động âm nhạc.
5. Phát triển tình cảm xã hội:
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ, giữ gìn nguồn nước sạch không bị ô nhiễm.
- Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống,
“Nước sạch – Vệ sinh môi trường là gì ?”
- Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và các vi khuẩn gây bệnh.
- Biết được một số nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt: nước máy, nước giếng, nước mưa, 
- Lợi ích và tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người.
- Tác hại của môi trường ô nhiễm (hóa chất, khói bụi) đối với sức khỏe và đời sống con người.
NƯỚC SẠCH –
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
“Làm thế nào để giữ gìn nguồn nước sạch và giữ vệ sinh môi trường”
- Một số cách giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ không bị ô nhiễm : Không xả rác xuống các nguồn nước (ao hồ, sông suối, bể chứa, giếng)
- Sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày tiết kiệm: Xả vòi nước vừa phải, dùng xong khóa vòi nước cẩn thận.
- Không khạc nhổ, xả rác bừa bãi ra sân trường, lớp học, nhà ở phải bỏ rác đúng nơi quy định, thường xuyên gom rác để xử lý.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
 Phát triển nhận thức Phát triển thẩm mỹ
 Làm quen với toán:
Nhận biết, đếm đúng các nhóm có 9 đối tượng.
Khám phá khoa học - xã hội:
- Trò chuyện về Nước sạch và vệ sinh môi trường
Tạo hình:
- Vẽ theo ý thích.
Âm nhạc:
- Hát và vận động bài: Cho tôi đi làm mưa với
- Nghe hát: Mưa rơi
- TCAN: Nhìn hình đoán tên bài hát.
Nước sạch và vệ sinh môi trường
Phát triển thể chất Phát triển ngôn ngữ Phát triển TC – XH
 Thể dục
 - Ném xa bằng hai tay 
Giáo dục dinh dưỡng:
- Dạy trẻ ăn đều các loại rau, quả, không kén chọn. Rửa sạch rau và hoa quả trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh. 
 - Xem tranh ảnh về chủ điểm nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Trò chuyện về ích lợi và bảo quản giữ nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Đọc thơ: Giếng đẹp xóm em
- Kể chuyện: Giọt nước tí xíu.
Tổ chức các hoạt động vui chơi:
- Xem tranh ảnh và trò chuyện về giữ gìn, bảo vệ ôi trường/nguồn nước sạch, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
- Thực hành tưới cây, tiết kiệm nước sạch, giữ gìn nguốn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Đóng vai: Gia đình, bán hàng
- Xây dựng: Xây công viên
- Trò chơi vận động: Mưa to mưa nhỏ
- Trò chơi dân gian: Chi chi chành.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Thời gian: 
Thực hiện trong 1 tuần (Từ ngày 28/4 đến 2/5/2014 )
 2. Chuẩn bị
- Một vài tờ giấy khổ to (hoặc bìa lịch) để trẻ vẽ, cắt dán.
- Các tranh ảnh giới thiệu về chủ điểm “Nước sạch và vệ sinh môi trường”: Nguồn nước sạch, môi trường xanh – sạch đẹp
- Các nguyên vật liệu: Vỏ hộp cát tông, lá cây
- Các tranh thơ, truyện minh họa trong chủ điểm
- Lựa chọn một số bài hát, câu truyện, thơ, câu đố về “Nước sạch và vệ sinh môi trường”.
- Chuẩn bị bút chì, sáp màu, đất nặn, giấy vẽ, hồ dán
- Một số đồ dùng dạy toán: trong phạm vi 9
- Một số trò chơi liên quan đến chủ đề.
3. Tổ chức thực hiện:
Giới thiệu chủ đề: 
- Trang trí môi trường trong lớp bằng tranh ảnh có nội dung liên quan đến chủ đề.
- Cho trẻ “tham quan”, xem băng hình, tranh ảnh, nghe các bài hát về chủ đề. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi hoặc trả lời các câu hỏi về những nội dung liên quan đến chủ đề.
Khám phá chủ đề:
 - Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch tuần, kế hoạch ngày đã dự kiến. Có sự cân nhắc, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ.
Đóng chủ đề
- Cô tổ chức đàm thoại, gợi nhớ lại những nội dung cốt lõi đã được khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu về “Nước sạch và vệ sinh môi trường”.
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát những bài hát về giáo dục tình cảm yêu quý thiên nhiên, cây cối, hoa lá xung quanh. 
- Cô cùng trẻ cất bớt những sản phẩm, tranh ảnh của chủ đề “Nước sạch và vệ sinh môi trường”và trưng bày những hình ảnh về chủ đề mới, tạo tâm thế chuyển sang khám phá chủ để mới.
4. Đánh giá:
- Thường xuyên xem xét, quan sát, đánh giá mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch.
- Thực hiện đánh giá cuối ngày và đánh giá cuối chủ đề.
š{›
KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần 32 ( Từ ngày 28/4 đến 2 tháng 5 năm 2014)
Chủ điểm: Nước sạch và vệ sinh môi trường 
 Thứ
HĐ
Hai
Ba
Tư
Năm
Sáu
Trò chuyện sáng
Trò chuyện về chủ điểm: Nước sạch và vệ sinh môi trường 
- Điểm danh
Thể dục sáng
 - Tập thể dục với bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát trò chuyện về thời tiết, cây cối, quang cảnh trường mầm non.
- Làm quen, ôn luyện một số kiến thức đã học.
- Chơi các trò chơi: Chuyền bóng, Chi chi chành chành, chơi tự do 
Hoạt động học 
Thể dục: 
Chạy nhanh 15 m trong khoảng 10s
TCVĐ : Tung cao hơn nữa.
MTXQ:
Trò chuyện về nước sạch và vệ sinh môi trường
LQVT: 
- Nhận biết, đếm đúng nhóm có 9 đối tượng
Văn học: 
- Thơ: “Giếng đẹp xóm em”
Âm nhạc: 
- VĐMH “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Nghe hát:
“Mưa rơi”.
- TCAN: Nhìn hình đoán tên bài hát”
Làm quen tiếng Việt
 Sạch
Bẩn
Ô nhiễm
Khói
Bụi
Mùi hôi thối
 Thứ tự
Tương ứng
So sánh
giếng khơi, mát lành, lồng lộng 
Ôn các từ đã học trong tuần 
Hoạt động góc:
- Góc Phân vai: Gia đình, Bán hàng.
- Góc Xây dựng: Xây công viên
- Góc Nghệ thuật: Trẻ biết nặn, xé dán, vẽ và tô màu về chủ điểm nước sạch và vệ sinh môi trường. Hát, múa các bài hát trong chủ đề
- Góc Học tập và sách: Xem tranh ảnh về chủ điểm nước sạch và vệ sinh môi trường. Ôn nhận biết, đếm đúng nhóm có 5 đối tượng.
- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát, nước, sỏi.

File đính kèm:

  • docKH_chu_de_Nuoc_sach_VSMT.doc