Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Quỳnh Thạch giai đoạn 2014 - 2016 tầm nhìn 2020
Chương trình1: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác quản lý:
- Hoạch định và cam kết xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về kiến thức khoa học và năng lực nghề nghiệp.
- Đổi mới công tác quản lý phù hợp yêu cầu đổi mới. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý bằng các phần mền
+ Ứng dụng công nghệ số và truyền thông hiện đại.
+ Chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá, kiểm tra.
+ Phát triển đội ngũ.
- Quản lí nhân sự
+ Chế độ giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của giáo viên.
+ Các qui định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn.
+ Xây dựng các quĩ hỗ trợ học tập, giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm
Người phụ trách: BGH, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm.
Quỳnh Thạch xây kế kế hoạch bổ sung như sau. I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG: 1. Cơ cấu tổ chức nhà trường: Nhà trường có đầy đủ tổ chức các đoàn thể, hoạt động có hiệu quả và đạt được nhiều thành tích. Năm học 2014-2016, cơ cấu của nhà trường như sau: + Tổng số cán bộ, giáo viên, CNV: 34; Trong đó giáo viên: 28. + Trình độ giáo viên: Đại học: 18; Cao đẳng: 10. + Ban giám hiệu gồm 02 người: 01 Hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng. + Trường có tổ chuyên môn: Xã hội, Tự nhiên và tổ Văn phòng. + Chi bộ Đảng có 16 Đảng viên, trực thuộc Đảng uỷ Quỳnh Thạch. + Công đoàn cơ sở có 34 đoàn viên, trực thuộc Công đoàn giáo dục Huyện. 2. Điểm mạnh: a. Thành tích của nhà trường: - Thành tích chính: Các năm học từ 2014-2016: + Trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến. - Chi bộ Đảng có tỉ lệ Đảng viên 44,4%. Từ năm 2011 đến 2016, 5 năm liên tục đạt TSVM . - Công đoàn liên tục đạt vững mạnh xuất sắc, được tặng giấy khen, Bằng khen của Công đoàn giáo dục Quỳnh Lưu. - Liên đội liên tục đạt tốt và vững mạnh xuất sắc. b. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: - Cán bộ quản lý: Ban giám hiệu: 02 đồng chí có đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung học, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; trong công tác tổ chức quản lý, BGH có tầm nhìn, làm việc khoa học, sáng tạo; xây dựng được kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và cha mẹ học sinh nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Giáo viên: 100% đạt chuẩn, trong đó có hơn 86,4% trên chuẩn; có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, có kinh nghiệm giảng dạy và trình độ chuyên môn vững vàng; - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm nhìn chung đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. c. Học sinh: - Có truyền thống hiếu học, có nề nếp, ngoan, có động cơ học tập tốt. - Luôn được quan tâm chăm sóc của gia đình, địa phương tốt. - Tỉ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt trên 98 %. - Tỉ lệ học sinh giỏi các cấp hàng năm đạt: > 15% ( HS lớp 9) 3. Điểm hạn chế: - Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: Kiểm tra đánh giá đôi lúc chưa thực sự nghiêm túc, còn vị nể - Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên, công nhân viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế, bảo thủ, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp chưa cao. - Chất lượng học sinh: Chất lượng đại trà còn thấp; một số học sinh ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. Ảnh hưởng nhiều chất lượng giáo dục chung của nhà trường. - Cơ sở vật chất: Một số trang thiết bị dạy học còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo. Phương tiện dạy học hiện đại còn thiếu Thiếu phòng tập đa năng phục vụ dạy bộ môn giáo dục thể chất. 4. Thời cơ: Có sự tín nhiệm cao của các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền, của học sinh và cha mẹ học sinh trong xã. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá; đạt nhiều thành tích trong công tác giảng dạy. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cao tuổi có nhiều kinh nghiệm. Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng. Phương tiện dạy học ngày càng hiện đại, phương pháp giáo dục ngày càng đòi hỏi tính chuyên môn và định hướng sâu sắc 5. Thách thức: - Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Yêu cầu trình độ giáo viên phải đáp ứng được với trường học mới trong giai đoạn tới - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. 6. Xác định các vấn đề ưu tiên: - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và công tác quản lý. - Đánh giá các hoạt động của nhà trường dựa trên các chuẩn và tiêu chí đánh giá của Bộ GD&ĐT về công tác quản lý, giảng dạy. II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ: 1. Tầm nhìn. Là trường mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và luyện tư duy độc lập, giải quyết vấn đề, hướng tới năng lực sử dụng công nghệ, nơi sản sinh những người thành đạt có cội nguồn truyền thống, có khát vọng vươn tới và tầm nhìn xa. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới ngày càng cao. Phù hợp với trường học mới trong giai đoạn 2018 trở về sau 2. Sứ mệnh. Tạo dựng được môi trường học tập về nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo. 3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường. - Đoàn kết - Tính thân thiện - Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác - Lòng tự trọng - Tính linh hoạt sáng tạo - Tính trung thực - Khát vọng vươn tới III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG: 1.Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với tiềm năng nhà trường và xu thế hội nhập phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. 2. Các mục tiêu cụ thể: a. Mục tiêu về tổ chức các hoạt động dạy học: b. Mục tiêu về tổ chức các hoạt động học tập và rèn luyện: c. Mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên: d. Mục tiêu về huy động các nguồn lực tài chính, CSVC: => Mục tiêu giải pháp đã có trong kế hoạch chiến lược giai đoạn 2010 -2015 e. Mục tiêu về nâng cao chất lượng giáo dục và tự kiểm định CLGD: Các chỉ tiêu - Qui mô: Số lớp học: Từ 12 đến 16 lớp. - Chất lượng học tập: + 45% học sinh có học lực khá, giỏi (Trên 5,0% học lực giỏi) + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5% không có học sinh kém. + Thi đỗ vào THPT công lập: Trên 75% /Tổng số HS lớp 9 dự thi + Thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh lớp 9 đạt 15% trở lên - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống : + Chất lượng đạo đức: 97% hạnh kiểm khá, tốt. + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. g. Mục tiêu về xây dựng quan hệ Nhà trường-Gia đình-Xã hội: h. Mục tiêu về xây dựng môi trường Giáo dục: i. Mục tiêu về tổ chức bộ máy và quản lý điều hành các hoạt động: 3. Phương châm hành động: “Tập trung toàn lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vì uy tín và thương hiệu của nhà trường” IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC: 1. Các chương trình hành động chiến lược (mục tiêu ưu tiên): Chương trình1: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác quản lý: - Hoạch định và cam kết xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về kiến thức khoa học và năng lực nghề nghiệp. - Đổi mới công tác quản lý phù hợp yêu cầu đổi mới. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý bằng các phần mền + Ứng dụng công nghệ số và truyền thông hiện đại. + Chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá, kiểm tra. + Phát triển đội ngũ. - Quản lí nhân sự + Chế độ giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của giáo viên. + Các qui định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn. + Xây dựng các quĩ hỗ trợ học tập, giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm Người phụ trách: BGH, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm. Chương trình 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: - Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên có phẩm chất chính trị. Có năng lực chuyên môn khá giỏi. Có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Tổ chức xếp hạng, nâng hạng và công bố công khai kết quả chất lượng của từng tổ chuyên môn, từng giáo viên trong toàn trường. Người phụ trách : Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn. Chương trình 3. Đổi mới phương pháp Dạy - Học: - Thực hiện cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên. - Xây dựng chương trình, nội dung, đổi mới phương pháp dạy học dựa trên những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giáo viên trong nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy và học. - Đến năm 2015 có trên 80% giáo viên áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học vào dạy học. - Tăng cường kiểm tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo đến năm 2020 có 100% giáo viên được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Phát triển các phương tiện dạy học hiện đại: + Hệ thống phòng thiết bị thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn, phòng đa chức năng. + Mạng LAN, mạng truyền thông học tập, mạng quản lí nội bộ kết nối với mạng phòng GD&ĐT với mạng Internet. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên bộ môn. Chương trình 4. Xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật: - Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Chú trọng các yêu cầu phát triển, hợp tác, cam kết, hợp đồng, khen thưởng và xử phạt Người phụ trách : Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, kế toán, nhân viên thiết bị. Chương trình 5. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh: Căn cứ chuẩn và các tiêu chí về kiểm tra đánh giá học sinh theo Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và dào tạo. Người phụ trách : Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Chương trình 6. Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng nhà Trường: - Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục. Triển khai kiểm định chất lượng nhà Trường , công bố công khai kết quả kiểm định. - Đến năm 2015 trường tham gia chương trình đánh giá ngoài kiểm định chất lượng giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người phụ trách: Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên. 2. Các hoạt động giải pháp chiến lược: a. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới: - Tổ chức đánh giá Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS. - Để xây dựng môi trường sư phạm bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, bắt đầu từ năm 2015 thực hiện việc học sinh đánh giá giáo viên, giáo viên đánh giá cán bộ quản lý. - Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ đào tạo, các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Đến năm 2020 có 100% số giáo viên trường đạt trình độ đại học. - Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng. - Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ. Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành. Tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Người phụ trách: Chi bộ, Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn b. Nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục: - Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập, có lối sống lành mạnh, có bản lĩnh, trung thực, có năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ham thích học tập và học tập có kết quả cao; có năng lực tự học; hiểu biết và tự hào, yêu quý nhà trường, Tổ Quốc. Khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. - Phát triển các hoạt động giao lưu, rèn luyện của học sinh và giáo viên nhằm nâng cao kĩ năng sống và văn hóa nghề nghiệp. Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn. c. Huy động nguồn lực tài chính và phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Huy động được các nguồn lực của xã hội, các tổ chức kinh tế - xã hội. Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở cơ sở đào tạo về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự; hoàn thiện mô hình, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường ở cơ sở giáo dục để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của đơn vị. Xây dựng và giữ vững trường chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học. + Nguồn lực tài chính: - Ngân sách Nhà nước. - Ngoài ngân sách “Từ xã hội, cha mẹ học sinh” + Nguồn lực vật chất và đầu tư khác - Khuôn viên trường và kiến trúc trường, lớp, sân bãi thể dục thể thao... - Phòng bộ môn, thư viện, thiết bị giáo dục, các tài nguyên giáo dục. Công nghệ phục vụ Dạy - Học + Nguồn lực khác hoặc chủ động tạo ra trong quá trình thực hiện Kế hoạch chiến lược - Do cơ hội tạo ra (địa lí, tài nguyên tự nhiên, nhân lực); - Do được giải thưởng, khen tặng Người phụ trách: Ban giám hiệu, BCH Công đoàn, Hội CMHS. d. Đẩy mạnh công tác thông tin xây dựng thương hiệu Nhà trường: - Xác lập đẳng cấp và củng cố đẳng cấp của nhà trường: + Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. + Xác lập thương hiệu và tín nhiệm đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh. - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường: + Công bố sứ mạng, tầm nhìn và giá trị của nhà trường. + Quảng bá hình ảnh về hoạt động của trường tên các tạp chí trong nước... + Tổ chức hội thảo, báo cáo và diễn đàn dựa vào Internet. Người phụ trách: Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, hội đồng sư phạm, hội cha mẹ học sinh và học sinh. e. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng thành thạo được máy tính trong mọi hoạt động Người phụ trách: Hiệu trưởng, nhóm công nghệ thông tin. g. Quan hệ tốt với cộng đồng: - Tham mưu với lãnh đạo cấp trên về quy mô phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học. - Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn. - Tôn vinh các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cựu học sinh, cha mẹ học sinh đã đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường . h. Lãnh đạo và quản lý: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục. - Huy động ngày càng nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của nhà nước và xã hội để tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược: - Giai đoạn 1: Từ năm 2010-2014 - Giai đoạn 2: Từ năm 2014-2016 - Giai đoạn 3: Từ năm 2017-2020( Giai đoạn này nhà trường tăng trưởng cả quy mô trường lớp lẫn chất lượng dạy học) 4. Phân công trách nhiệm: a. Đối với Hiệu trưởng: - Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng Cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể: + Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường. + Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến đơn vị. + Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển. b. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. c. Đối với tổ trưởng chuyên môn, tổ văn phòng: - Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. - Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm. - Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực. - Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển của tổ, hợp tác với các tổ chức trong nhà trường. d. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: - Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. e. Đối với học sinh: - Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động, - Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt. g. Hội cha mẹ học sinh: - Giáo dục tuyên truyền lòng tự hào về truyền thống của nhà trường. - Tăng cường giáo dục gia đình, quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường. - Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược. h. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường: - Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. - Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường. 5. Yêu cầu khi tổ chức giám sát và đánh giá việc thực hiện, kết quả thực hiện: - Xác định mục đích, nêu rõ nội dung, cách thức, hình thức, quy trình tổ chức giám sát. Qui định trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận giám sát, đánh giá. - Căn cứ trên hệ thống các chỉ số đo lường như: + Phản ánh thực trạng, quá trình thực hiện và kết quả. + Đo được
File đính kèm:
- Chien_luoc_phat_trien_nha_truong.doc