Kế hoạch chi tiết chủ đề Ngữ văn 6 - Năm học 2014-2015
BÀI TẬP VẬN DỤNG ( Sử dụng trong quá trình tìm hiểu các văn bản hoặc khi tổng kết)
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên.
B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc.
C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
D. Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 2: Theo em, những nhân vật nào trong các nhân vật sau nằm trong nhóm các nhân vật “tứ bất tử”?
A. Thánh Gióng
B. Lê Lợi
C. Lạc Long Quân
D. Sơn Tinh
Câu 3: Sắp xếp lại các sự việc trong truyện Thánh Gióng sao cho hợp lý?
A. Bà mẹ ướm thử vết chân lạ mang thai sinh ra Thánh Gióng.
B. Sứ giải mang ngựa sắt, rôi sắt, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ ra trận.
C. Gióng lớn nhanh như thổi.
D. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi dánh giặc.
E. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
G. Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương.
H.Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.
Trình tự đúng: A-C-D-B-E-H-G
ọc và khám phá các giá trị của một truyện truyền mới không có trong chương trình. - Từ ý nghĩa của các truyện truyền thuyết rút ra bài học để vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Chuyển thể văn bản (vẽ tranh) - Nghiên cứu khoa học. IV. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỤ THỂ: GIÁO VIÊN TIẾN HÀNH THEO TRÌNH TỰ SAU: TIẾT 1: I/ ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT 1. KHÁI NIỆM Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện liên quan tới lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Truyền thuyết và thần thoại : Tiêu chí nhân vật chính: Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần. Nhân vật chính trong truyền thuyết giàu nhân tính hơn. Tiêu chí nội dung: Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ trụ, loài người Truyền thuyết thuyết tập trung vào những vấn đề xã hội. Thời kỳ ra đời: Thần thoại ra đời từ thời nguyên thủy. Truyền thuyết ra đời ở xã hội giai đoạn sau. 2. ĐẶC ĐIỂM - Chức năng: Thể hiện nhận thức, đánh giá, phản ánh và lý giải lịch sử của nhân dân. - Nhân vật: Thường là anh hùng lịch sử, có khi có thật và mang vẻ đẹp khác thường. Đây là kiểu nhân vật chức năng. - Yếu tố hoang đường: Thể hiện thái độ tôn kính, niềm tự hào. - Thời gian và địa điểm: Có thật. Tác giả dân gian muốn tạo niềm tin đó là câu chuyện có thật, câu chuyện lịch sử. 3. CÁC LOẠI TRUYỀN THUYẾT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 - Truyền thuyết về thời đại Vua Hùng – Thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. + Con Rồng cháu Tiên; + Bánh chưng bánh giầy; + Thành Gióng; + Sơn Tinh, Thủy Tinh. Những truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Ngoài cốt lõi lịch sử, nó mang đậm chất thần thoại. - Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết thời hậu Lê. So với truyền thuyết về thời đầu dựng nước, những truyền thuyết về sau ít yếu tố hoang đưoừng hơn và theo sát lích sử hơn. 4. ĐỌC - TÓM TẮT VĂN BẢN Yêu cầu học sinh đọc, tóm tắt văn bản theo hướng ngắn gọn nhưng vẫn phải đủ những chi tiết chính. Tiết 2,3,4,5: II.TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN. Văn bản Những yếu tố gắn với hiện thực lịch sủ Những yếu tố tưởng tượng, kì ảo Nhân vật và sự việc Ý nghĩa Liên hệ thực tế Phát triển năng lực Con Rồng cháu Tiên ?: Trong truyện, có những yếu tố nào gắn với hiện thực lịch sử? ?: Dựa trên những yếu tố hiện thực lịch sử đó, nhân dân ta đã tưởng tượng, sáng tạo ra những yếu tố nào? Truyện gồm những sự việc xoay quanh nhân vật nào? ?: Từ đó, em hãy nêu ý nghĩa của truyện? ?: Từ truyền thuyết đó, hãy liên hệ với thực tiễn hiện nay để rút ra trách nhiệm của bản thân đối với việc xây dựng, bảo vệ đất nước Bánh chưng, bánh giầy - Thời đại vua Hùng. - Tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết và thờ cúng tổ tiên của người Việt - Thần báo mộng cho Lang Liêu - Vua Hùng chọn người nối ngôi - Lang Liêu và các ông Lang thi tài - Kết quả Lang Liêu chiến thắng và lên ngôi - Giải thích nguồn gốc hai loai bánh cổ truyền , phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt - Đề cao nghề nông trồng lúa nước. - Quan niệm duy vật thô sơ về trời đất. - Ước mơ vua sáng tôi hiền, đất nước thái bình, giang sơn no ấm. - Kế tục và phát huy truyền thống làm bánh chưng bánh giầy trong ngày tết và truyền thống thờ cúng tổ tiên. - Năng lực Hợp tác - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, thảo luận Thánh Gióng - Thời Hùng Vương thứ 6, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. - Giặc Ân sang xâm lược. - Các địa danh: Làng Gióng, làng Cháy, chân núi Trâu, chân núi Sóc Sơn. - Có nhiều ao hồ sông ngòi liên tiếp, tre đằng ngà. - Công cụ: sắt, tre. - Sự ra đời của Gióng: Ướm vào vết chân to về nhà thụ thai, sau 12 tháng mới sinh, rất khôi ngô nhưng lên 3 vẫn chưa biết nói biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. - Sự lớn lên kì lạ: Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ. - Ra đi kì lạ: ...cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. - Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng - Thánh Gióng lớn lên và ra trận đánh giặc - Thánh Gióng bay về trời - Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng diệt giặc cứu nước. - Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng buổi đầu dựng nước. - Quan niệm và ước mơ của nhân dân ta từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. - Phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc ta. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc. - Học tập, lao động tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. - Năng lực Hợp tác - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, thảo luận Sơn Tinh, Thủy Tinh - Thời Hùng Vương thứ 18. - Hiện tượng thiên nhiên: thiên tai lũ lụt. - Sức mạnh, sự đoàn kết của nhân dân để chống lại thiên tai, lũ lụt. - Thành Phong Châu - Nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh: + xuất thân: 1 người ở dưới nước, 1 người ở trên cạn. + tài năng: Sơn Tinh:vẫy tay về phía Tâynổi cồn bãi, vẫy taymọc núi đồi. Thủy Tinh: gọi gió, hô mưa + Hành động: Sơn Tinh: bôc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng lũy ngăn chặn nước lũ Thủy Tinh: hô mưa gọi gió làm thành dông bão, dâng nước ngập nhà cửa, ruộng vườn - lễ vật lì lạ: voi chín ngà, gà chín cựa, - Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn, điều kiện kén rể của nhà vua. - Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. - Sơn Tinh, Thủy Tinh giao chiến. - Thủy Tinh thua và thường xuyên trả thù Sơn Tinh. - Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lũ. - Phản ánh ước mơ của nhân dân ta muốn chiến thắng thiên tai, bão lũ. - Ca ngợi công lao trị thủy, dựng nước của cha ông ta. - Con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên. - Cần có những biện pháp kịp thời, thích hợp để phòng và chống lại sự giận dữ của thiên nhiên với cuộc sống của con người. - Con người cần đoàn kết trong quá trình chinh phục thiên nhiên. - Năng lực Hợp tác - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, thảo luận Sự tích Hồ Gươm - Tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận. - Tên địa danh thật: Lam Sơn, hồ Tả Vọng, hồ Gươm. - Thời kì lịch sử có thật: khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV. - Nhân vật: Long Quân, Rùa vàng. - Thanh gươm thần: + sự xuất hiện: lưỡi gươm: 3 lần kéo lưới ở 3 chỗ khác nhau đều được thanh sắt. Khi Lê Lợi xuất hiện, thanh gươm mới sáng rực. Chuôi gươm: trên ngọn cây. + Có khắc chữ Thuận Thiên. +Chuôi gươm và lưỡi gươm tra vào vừa như in. - Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần: Lê Lợi, Lê Thận nhận lưỡi gươm, chuôi gươm. - Sự thay đổi của nghĩa quân Lam Sơn trươc và sau khi có gươm thần. - Long Quân đòi gươm thần - Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm. - Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta. - Đề cao tính chất toàn dân, tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Học tập, rèn luyện để xây dựng và giữu gìn đất nước, xây dựng xã hội hòa bình. - Sống chân thực, trọng chính nghĩa. - Tự hào về những vẻ đẹp của dân tộc. - Năng lực Hợp tác - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, thảo luận BÀI TẬP VẬN DỤNG ( Sử dụng trong quá trình tìm hiểu các văn bản hoặc khi tổng kết) 1. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì? A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên. B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc. C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh. D. Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Câu 2: Theo em, những nhân vật nào trong các nhân vật sau nằm trong nhóm các nhân vật “tứ bất tử”? A. Thánh Gióng B. Lê Lợi C. Lạc Long Quân D. Sơn Tinh Câu 3: Sắp xếp lại các sự việc trong truyện Thánh Gióng sao cho hợp lý? A. Bà mẹ ướm thử vết chân lạ mang thai sinh ra Thánh Gióng. B. Sứ giải mang ngựa sắt, rôi sắt, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ ra trận. C. Gióng lớn nhanh như thổi. D. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi dánh giặc. E. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc. G. Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương. H.Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời. Trình tự đúng: A-C-D-B-E-H-G 2. Tự luận Bài 1: Viết đoạn văn từ 6 đến 7 câu kể lại việc làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết mà em từng chứng kiến. Học sinh cần vận dụng kiến thức văn học, tập làm văn và liên hệ thực tế để giải quyết bài tập này. Bài 2: Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”? Học sinh vận dụng kiến thức đã học và liên hệ với thực tế để trả lời câu hỏi. Cần có các ý sau: Vì đây là hội thi dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, mục đích là để động viên, khuyến khích các em học sinh học tập tốt, lao động tốt góp phần xây dựng đất nước. Bài 3: Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng thêm rừng ở nước ta? Học sinh cần liên hệ kiến thức đã học với thực tế để trả lời câu hỏi. Học sinh cần nêu được: Đảng và Nhà nước ta đã ý thức được tác hại to lớn do thiên tai gây ra nên đã chỉ đạo nhân dân có những biện pháp phòng chống hữu hiệu như củng cố đê điều, trồng rừng, động viên và có những giải pháp nhằm khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra cho đồng bào, biến ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân thời xưa thành hiện thực. à Đây là những chủ trương, chính sách tiến bộ nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Bài 4: Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm còn có truyện nào cũng có hình ảnh Rùa vàng? Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó? Ngoài Sự tích Hồ Gươm còn có văn bản An Dương Vương xây loa thành có xuất hiện hình ảnh Rùa vàng. Ý nghĩa: Rùa vàng biểu tượng cho sức mạnh lớn lao, cho tính chất chính nghĩa, cho lẽ phải, lẽ công bằng và ý chí quyết thắng xâm lược của nhân dân ta. Bài 5: Em có suy nghĩ gì về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Em phải làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên? Học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề này. Học sinh cần nêu ra được trách nhiệm của bản thân trong việc thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Bài 6: Tìm hiểu ở địa phương huyện Đan Phượng tồn tại những truyền thuyết nào? Nêu nội dung của những truyền thuyết ấy? Học sinh cần liên hệ và tìm hiểu thực tế để giải quyết vấn đề. Như vậy đã phát triển năng lực tự quản và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Tiết 6: III. KIỂM TRA CHỦ ĐỂ Ma trận đề: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TL Cộng TN TL TN TL Số câu Số điểm Khái niệm thể loại 1 câu (0,5đ) 1 0,5 Thánh Gióng 1 câu (0,5đ) 1 câu (6đ) 2 6,5 Sơn Tinh Thủy Tinh 1 câu (2đ) 1 2,0 Tổng hợp 5 văn bản truyền thuyết đã học 1 câu ( 1điểm) 1 1,0 Tổng cộng Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 0,5 % Số câu: 3 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Số câu: 5 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% Đề bài: Phần A: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng: Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với thể loại truyền thuyết (0,5đ) Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của dân tộc. Những câu chuyện hoang đường. Cuộc sống hiện thực được tác giả tái hiện lại bằng tưởng tượng. Lịch sử dân tộc được phản ánh chân thật qua các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. Câu 2: Hình tượng Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc? (0,5đ) Sức mạnh thần kì của tinh thần yêu nước Sức mạnh đoàn kết của dân tộc khi Tổ quốc bị lâm nguy. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Câu 3: Nối cột A và cột B sao cho phù hợp:(1đ) Cột A. Cột B 1.Truyện Con Rồng cháu Tiên 2. Truyện Bánh chưng bánh giày 4 Truyện.Sơn tinh Thủy tinh 5.Truyện Sự tích Hồ Gươm. a. Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. b. Nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất, thống nhất cộng đồng người Việt. c. Giải thích nguồn gốc một phong tục của dân tộc Việt và phản ánh thành tựu nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và sự thờ kính Trời, Đât, tổ tiên của nhân dân ta. d. Biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. e. Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Phần B: Tự luận (8đ) Câu 1: ( 2đ) Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh trong truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Câu 2:( 6đ) Viết một bài văn ngắn kể về việc Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc. Hướng dẫn chấm: Phần A: Trắc nghiệm: Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Đáp án A D 1.c; 2.c; 3d; 4.e; 5.a Phần B: Tự luận: Câu 1 : Hs cần nêu được các ý sau: Nhân vật Sơn Tinh: + Biểu tượng cho cộng đồng cư dân Việt cổ trong công cuộc đắp đê chống lut, là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt trong cuộc chiến chống lại những tai họa của thiên nhiên.(0,5đ) + Là thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.( ,5đ) Nhân vật Thủy Tinh: + Là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hàng năm được hình tượng hóa.(0,5đ) + Biểu tượng cho sức nước và hiện tượng bão lụt hung dữ, có sức tàn phá to lớn của tự nhiên.(0,5đ) Câu 2: Bài làm cần đạt các yêu cầu cơ bản sau: a.Nội dung(4đ) - Giới thiệu về Thánh Gióng và lí do Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc.(0,5) - Kể chi tiết từng hành động của Thánh Gióng (2đ) + Hành động nhổ tre. + Hành động Thánh Gióng đuổi quân thù dùng tre quật vào giặc. Hình tượng Thánh Gióng thật oai phong, lẫm liệt, làm quân thù kinh hồn bạt vía. Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần chiến đấu dũng cảm, sức mạnh của con người Việt Nam.(1đ) Chiến thắng của Thánh Gióng qua hành động nhổ tre đánh giặc là chiến thắng của ý chí, sức mạnh, và khát vọng hòa bình của dân tộc.(0,5đ) b. Hình thức: (2đ) - Đảm bảo đúng phương thức tự sự, có bố cục rõ.(0,5đ) - Các ý trình bày chặt chẽ, mạch lạc, lời kể rõ ràng, có sáng tạo phù hợp.(1đ) - Không mắc lỗi, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.(0,5đ) HỌC KÌ II CHỦ ĐỀ : BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG LỚP 6. I.MẠCH KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ ( 5 tiết) Biện pháp : So sánh Biện pháp : Nhân hóa Biện pháp : Ẩn dụ Biện pháp : Hoán dụ II.XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ ĐỀ. 1.Kiến thức. - Sơ giản về biện pháp tu từ, biện pháp tu từ từ vựng. - Hiểu và nhớ được đặc điểm của các biện pháp tu từ từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 6.(So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ) - Hiểu và nhớ được tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 6. 2. Kĩ năng. - Nhận diện các biện pháp tu từ. - Bước đầu chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng trong các tác phẩm văn học. - Biết xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng. 3. Thái độ. - Có ý thức chủ động phát hiện tác dụng của biện pháp tu từ khi Đọc – hiểu các văn bản. - Có ý thức sử dụng biện pháp tu từ phù hợp để tạo hiệu quả diễn đạt khi nói và viết. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC NỘI DUNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO. Biện pháp tu từ - Nhận biết các đặc điểm của biện pháp tu từ. - Gọi tên được biện pháp tu từ. - Chỉ ra dấu hiệu của biện pháp tu từ -Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ. - Đặt được câu có sử dụng biện pháp tu từ. - Viết được đoạn văn, bài văn có sử dụng biện pháp tu từ. IVp. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỤ THỂ: GIÁO VIÊN TIẾN HÀNH THEO TRÌNH TỰ SAU: Tiết 1- : I. Giới thiệu những khái niệm cơ bản về các biện pháp tu từ Tiếng Việt: Cần hướng dẫn để học sinh hiểu rõ các nội dung: I. 1.Thế nào là biện pháp tu từ từ vựng Biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. I.2.Phân biệt tu từ từ vựng và tu từ cú pháp - Tu từ từ vựng là cách sử dụng từ ngữ nhằm tăng hiệu quả diễn đạt - Tu từ cú pháp là sử dụng cấu trúc câu làm tăng hiệu quả diễn đạt I.3. Một số biện pháp tư từ từ vựng: - So sánh. - Nhân hóa. - Ẩn dụ. - Hoán dụ. - Điệp ngữ. - Nói quá. - Nói giảm, nói tránh. - Chơi chữ. II. Tìm hiểu các biện pháp tu từ II. 1.Hướng dẫn tìm hiểu về biện pháp so sánh. Tiết 2,3,4,5 : II. 1.Hướng dẫn tìm hiểu về biện pháp so sánh( tiếp). II. 2.Hướng dẫn tìm hiểu về biện pháp nhân hóa. II. 3. Hướng dẫn tìm hiểu về biện pháp ẩn dụ. II. 4 Hướng dẫn tìm hiểu về biện pháp hoán dụ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG *Sử dụng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập Ngữ văn 6 tập 2. * Sử dụng bài tập bổ sung để tổng kết chủ đề: Bài tập 1: Gọi tên và chỉ ra dấu hiệu của biện pháp tu từ có trong các trường hợp sau đây: a.Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài) b.Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mấy lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. (Tô Hoài) c. Tiếng chim vách núi nhỏ dần Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. Trần Đăng Khoa. Bài tập 2: Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ điều gì? Đây là dấu hiệu của biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của cách thay đổi tên gọi đó. “Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”. Bài tập 3. Hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) tả hình ảnh dòng sông vào mùa lũ. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ từ vựng đã học. III. ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ. 1.Ma trận đề kiểm tra. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Nội dung TN TN TL TL Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm So sánh 1 0,5 1 2,0 2 2,5 Nhân hóa 1 0,5 1 6,0 3 7,0 Ẩn dụ 1 0,5 Hoán dụ 1 0,5 1 0,5 Tổng 1 0,5 3 1,5 1 2,0 1 6,0 6 10,0. 2. Đề kiểm tra. (Thời gian làm bài: 45 phút). Phần I. Trắc nghiệm(2,0đ). Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào các phương án trả lời đúng. 1. Dòng nào sau đây là khái niệm biện pháp tu từ hoán dụ? A. Là cách đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vât, sự việc khác có nét tương đồng nhằm làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; B. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; D. Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 2. Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: “...Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng...” (“Cô Tô” – Nguyễn Tuân) a.Đoạn văn trên sử dụng mấy lần phép so sánh? A. Một lần; B. Hai lần; C. Ba lần; D. Bốn lần. b. Trong câu văn: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng..
File đính kèm:
- Mo_ta_chu_de_tham_khao.doc