Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2009 - 2010

Quy định về chế độ lao động cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi:

+ Đối với giáo viên : Mỗi buổi bồi dưỡng học sinh giỏi tính 3 tiết trừ vào giờ chuẩn, nếu quá giờ chuẩn thì hưởng chế độ tăng giờ. Chế độ tăng giờ được trả theo hiệu quả tức là trả theo số giải đạt được sau khi thi học sinh giỏi Huyện.

+ Đối với học sinh : Trong thời gian bồi dưỡng được miễn trực nhật, miễn lao động

- Về tài liệu bồi dưỡng: Nhà trường đáp ứng các tài liệu liên quan đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi nếu giáo viên yêu cầu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi 
năm học 2009 - 2010
I/ Đặc điểm tình hình :
a, Thuận lợi cơ bản:
- Cơ sở vật chất đủ phòng học một ca
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trình độ chuyên môn tương đối đồng đều, nhiều giáo viên có năng lực và trình độ chuyên môn vững, có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm.
- Ban giám hiệu có tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 
b, Khó khăn :
- Đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ về chủng loại và thiếu ổn định, cả 2 giáo viên dạy Anh văn nghỉ sản trong thời gian bồi dưỡng HSG
- Chất lượng học sinh chưa cao, số học sinh giỏi còn ít
- Tình hình dân trí, xã hội hóa giáo dục ở địa phương chưa cao
II/ Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi:
 1. Môn bồi dưỡng : 
 Gồm 11 môn : Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, GDCD, Ngoại ngữ, Thể dục, Giải toán bằng máy tính Casiô.
2. Thời gian bồi dưỡng:
- Từ tháng 17/8/2009 đến hết tháng 24/11/2009 : Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 9 và môn Thể dục
- Từ 25/11/2009 đến 10/12/2009 : Bồi dưỡng giải toán bằng máy tính Ca si ô
- Từ tháng 15/01/2010 đến 25/5/2010 : Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 8
3. Lịch bồi dưỡng :
* Các môn văn hóa khối 9 :
- Tháng 8, 9 : Mỗi tuần 1 buổi vào chiều thứ 2 hàng tuần
- Tháng 10, 11 : Mỗi tuần 2 buổi vào chiều thứ 2 và chiều thứ 4 hàng tuần
 Riêng tháng 11 : Có thể tăng buổi theo điều động của giáo viên dạy
* Môn Thể dục: Bồi dưỡng vào chiều thứ 6 hàng tuần
* Môn Giải toán khối 9 : Mỗi tuần 2 buổi vào chiều thứ 2 và thứ 4
* Các môn văn hóa khối 8 : Mỗi tuần 1 buổi vào chiều thứ 2 hàng tuần
4. Phân công giáo viên dạy:
Môn
Lớp
GV bồi dưỡng
Lớp
GV bồi dưỡng
Ngữ văn
9
Lê thị Hợp
8
Hoàng Thị Lý
Lịch sử
9
Trịnh Đức Minh
8
Trịnh Đức Minh
Địa lý
9
Hoàng Thị Lý B
8
Hoàng Thị Lý B
GDCD
9
Trịnh Đình Đại
8
Trịnh Đình Đại
Tiếng anh
9
Nguyễn Thị Hương Lan
8
Nguyễn Thị Hương Lan
Toán
9
Hoàng Văn Bình
8
Hoàng Văn Bình
Vật lý
9
Lê Thị Hà
8
Lê Thị Hà
Hoá học
9
Nguyễn Quang Hiền
8
Nguyễn Quang Hiền
Sinh học
9
Lê Thị Hương
8
Trịnh Thị Thương
Thể dục
9
Hà Văn Thông
8
Hà Văn Thông
Ca si ô
9
Hoàng Văn Bình
8
Hoàng Văn Bình
5. Biện pháp thực hiện:
Bước 1: Quy định chế độ lao động và thưởng:
- Quy định về chế độ lao động cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi: 
+ Đối với giáo viên : Mỗi buổi bồi dưỡng học sinh giỏi tính 3 tiết trừ vào giờ chuẩn, nếu quá giờ chuẩn thì hưởng chế độ tăng giờ. Chế độ tăng giờ được trả theo hiệu quả tức là trả theo số giải đạt được sau khi thi học sinh giỏi Huyện. 
+ Đối với học sinh : Trong thời gian bồi dưỡng được miễn trực nhật, miễn lao động
- Về tài liệu bồi dưỡng: Nhà trường đáp ứng các tài liệu liên quan đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi nếu giáo viên yêu cầu.
- Quy định thưởng cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi :
+ Quy định xếp loại giáo viên trong năm học: Giáo viên được nâng 1 bậc xếp loại cả năm nếu có học sinh giỏi cấp Huyện trở lên.
+ Quy định thưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh :
 Giáo viên có học sinh giỏi cấp Huyện thưởng 100.000đ đối với giải nhất, 80.000đ đối với giải nhì, 60.000đ đối với giải ba, 50.000đ đối với giải khuyến khích, số tiền thưởng của giáo viên tính theo số giải đạt được.
 Giáo viên 3 năm liền được phân công bồi dưỡng mà có học sinh giỏi cấp Huyện được thưởng ( Tính theo điểm huy chương đạt được trong ba năm đó ).
 Đối với học sinh các mức thưởng cũng được quy định giống của giáo viên nhưng thấp hơn. 
 Các quy định này được bàn bạc công khai, dân chủ trong hội đồng nhà trường, được đưa vào nội dung của quy chế thu chi nội bộ và được thông báo trước toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh trước khi bước vào năm học.
Bước 2: Chuẩn bị nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi : 
+ Tiết kiệm nguồn học phí
+ Tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng nguồn quỹ khuyến học
+ Tham mưu với Hội cha mẹ học chi cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Bước3: Chuẩn bị phòng học, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của giáo viên và học sinh:
+ Về phòng học : Giành đủ phòng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
+ Về tài liệu : Cho giáo viên đề xuất các tài liệu cần cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi để nhà trường mua, có thể giáo viên tự tìm mua, nhà trường thanh toán.
Bước3: Họp giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh và phụ huynh của học sinh trong đội tuyển để thống nhất kế hoạch, yêu cầu và nội dung trong quá trình bồi dưỡng:
+ Phụ huynh quan tâm tạo điều kiện về thời gian, chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập
+ Giáo viên chuẩn bị tốt kế hoạch, nội dung bồi dưỡng
+ Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi
Bước 4: Khoán kết quả bồi dưỡng cho giáo viên, kiểm tra giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi, góp ý, thống nhất nội dung chương trình bồi dưỡng cùng giáo viên.
- Khoán việc bồi dưỡng cho giáo viên: Lấy kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 8 để khoán cho giáo viên. Cụ thể: Văn : 2 giải KK; Sử : 2 Giải KK; Địa : 2 giải KK; CD: 2 giải ba; Toán: 1 giải 2, 1 giải ba; Lý : 2 giải 3; Hoá : 2 giải KK; Sinh : 2 giải KK ; Ca si ô : 1 giải KK; TD : 2 giải KK
- Ban giám hiệu trực theo dõi sát sao thời gian bồi dưỡng của giáo viên, điều hành nề nếp, giờ giấc bồi dưỡng nghiêm túc.
- Dự giờ các môn, các lớp có học sinh đang được bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Sưu tầm tài liệu, đề thi cùng giáo viên.
- Trả tiền công và tiền thưởng cho giáo viên và học sinh giỏi công khai, công bằng, kịp thời và có ý nghĩa 
III, Chỉ tiêu phấn đấu :
- Các môn văn hóa : Có ít nhất 15 giải cấp Huyện, đồng đều xếp từ thứ 9 đến thứ 6 trong Huyện
- Môn Thể dục : Có ít nhất 2 học sinh giỏi cấp Huyện 
- Giải toán bằng máy tính : Có ít nhất 1 giải cấp Huện
 P. Hiệu trưởng 
 Phạm Thị Huệ

File đính kèm:

  • docKe hoach boi duong hoc sinh gioi.doc
Giáo án liên quan