Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Sinh học lớp 6

Chương IV : Lá

I. Mục tiêu

- Nêu được cấu tạo và chức năng của biểu bì lá, tế bào thịt lá

- Giải thích hiện tượng thực tế

- Nêu khái niệm quang hợp, hô hấp, sơ đồ quang hợp

II. Nội dung

1) Có những loại lá nào ? Đặc điểm khác nhau của chúng?

- Có 2 loại lá: lá đơn và lá kép

- Điểm khác nhau:

 

doc21 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Sinh học lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn vì: để tập trung chất dinh dưỡng cho cây để năng suất cao.
*Bấm ngọn, tỉa cành thường làm khi cây ra hoa vì:
- Khi bấm ngọn thì cây không cao lên được vì vậy chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung cho chồi hoa, chồi lá để chúng phát triển
- Tỉa cành xấu , cành sâu kết hợp bấm ngọn để chất dinh dưỡng tập trung các cành còn lại
- Đối với cây lấy gỗ, sợi thì không bấm ngọn để cây mọc cao mới cho gỗ , sợi tốt và thường xuyên tỉa cành sâu và xấu đi để chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu vào thân cây.
*Ở địa phương người ta thường không bấm ngọn khi trồng cà chua vì: bấm ngọn là làm cho chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung cho chồi hoa, chồi lá phát triển từ đó tạo nhiều cành mới, nhiều hoa, nhiều quả và cho năng suất cao.
 Ngày nay người ta không bấm ngọn cà chua mà người ta dùng kĩ thuật mới như:
- Nhập giống mới đã được tuyển chọn có số cành hợp lí , hoa nhiều năng suất cao
- Dùng thuốc kích thích sinh trưởng làm cho chồi hoa, chồi lá phát triển do đó không cần bấm cành
4) Nêu cấu tạo và chức năng của thân non?
Các bộ phận của thân non
Cấu tạo
Chức năng
 Vỏ
Biểu bì
Gồm 1 lớp Tb trong suốt, xếp xít nhau
Bảo vệ các phần bên trong của thân
Thịt vỏ
- Gồm nhiều lớp Tb lớn hơn Tb biểu bì
- 1 số Tb chứa diệp lục có màu lục
- Tham gia vào quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ đi nuôi cây
 Trụ giữa
1 vòng bó mạch
- Mạch rây: Gồm những Tb sống, vách mỏng
- Mạch gỗ: gồm những Tb có vách dày hoá gỗ, không có chất Tb
- Vận chuyển chất hữu cơ do lá chế tạo
- Vận chuyển nước và muối khoáng
Ruột
Gồm những Tb có vách mỏng
Dự trữ chất dinh dưỡng trong thân
5.So sánh cấu tạo trong của thân non và miền lônng hút của rễ?
- Giống nhau: Có câu stạo bằng TB; gồm các bộ phận của vỏ( biểu bì và thịt vỏ); trụ giữa(bó mạch và ruột)
- Khác nhau: 
Rễ( miền hút)
Thân( thân non)
- Vỏ gồm biểu bì, lông hút và thịt vỏ
- -Trụ giữa gồm bó mạch(mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ) và ruột
- Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ
- Trụ giữa gồm bó mạch(mạch rây và mạch gỗ ở trong) và ruột
6.Thân gỗ to ra là nhờ bộ phận nào?Tại sao cây thân cỏ 1 năm lại không to ra được ?
- Thân gỗ to ra là nhờ sự phân chia của các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ, hàng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp Tb vỏ và phía trong 1 lớp thịt vỏ
- Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp mạch rây, phía trong 1 lớp mạch gỗ
- cây thân cỏ 1 năm lại không to ra được là do không có các TB ở mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
7.Thế nào là vòng gỗ hàng năm? Làm thế nào có thể xác định được tuổi của cây?
- Khái niệm : Đối với cây vùng nhiệt đới hàng năm về mùa mưa cây hất thụ được nhiều thức ăn tầng sinh trụ tạo ra nhiều mạch gỗ, có thành mỏng, xếp thành 1 vòng dày màu sáng
 Mùa khô, ít thức ăn các TB gỗ sinh ra ít, bé hơn có thành dày, xếp thành 1 vòng gỗ mỏng màu sẫm. đó là vòng gỗ hàng năm
- Để xác định được tuổi của cây thì phải: Đếm số vòng gỗ sáng hoặc tối có thể xác định được tuổi của cây.
8.Hãy kể tên 1 số loại thân biến dạng và nêu đặc điểm cùng chức năng của chúng?
- Thân củ: + Đặc điểm : thân củ nằm trên mặt đất hoặc dưới mặt đất
 + C/năng: dự trữ chất dinh dưỡng
 VD: khoai tây, su hào
- Thân rễ: + Đặc điểm : thân rễ nằm trong đất
 + C/năng:dự trữ chất dinh dưỡng
 VD: củ gừng, củ hoàng tinh.
- Thân mọng nước: + Đặc điểm : thân mọng nước, nằm trên mặt đất
 + C/năng: dự trữ chất dinh dưỡng
 VD: cây xương rồng
9) Mô tả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa ta trong cây?
a) Thí nghiệm
* Mục đích: Chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân: mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá hoặc lên hoa
* Cách tiến hành: 
- Cắm 1cành hoa hồng trắng vào 2 cái cốc: 1 cốc có mầu và 1 cốc không màu
- cắm cành dâu (Hoặc cành dâm bụt) vào 2 cốc nước như trên: sau đó để ra chỗ thoáng
* Yêu cầu: Sau 1 thời gian, quan sát sự đổi màu của cánh hoa. Bóc vỏ cành dâu, quan sát sự đổi màu của các mạch gỗ và gân lá.
b) Hiện tượng quan sát được
- Các cánh hoa thay đổi màu sắc
- Các mạch gỗ của cây dâu và các gân lá cũng thay đổi màu sắc
c) Giải thích kết quả
- Do cấu tạo của mạch gỗ là những tế bào chết có vách hóa gỗ dày, bao gồm quản bào và mạch ống, nối kế tiếp nhau tạo nên ống dài rỗng từ rễ lên lá.
- Đầu cuối và thành bên thủng, thành được linhin hóa nên có khả năng chịu được áp lực lớn của dòng nước
Mặt khác, trong mạch gỗ không có chất tế bào nên mạch gỗ có khả năng vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan.
10) Mô tả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm sự vận chuyển các chất hữu cơ nhờ mạch rây?
a) Thí nghiệm
- Mục đích: Chứng minh sự vận chuyển các chất hữu cơ trong thân cây nhờ mạch rây
- Cách tiến hành: Chọn 1 cành cây trong vườn, bóc bỏ 1 khoanh vỏ
b) Kết quả: Sau 1 tháng, mép vỏ ở phần trên chỗ cắt phình to ra
c) Giải thích
- Khi ta bóc vỏ thì mạch rây cũng bóc luôn theo
- Mạch rây bao gồm các tế bào sống là ống rây và các tế bào kèm. các ống rây nối đầu với nhau tạo thành ống dài từ lá xuống rễ, nên khi bị cắt mạch rây thì chất hữu cơ từ lá sẽ không được vận chuyển xuống bên dưới mà ứ lại ở mép trên, lâu ngày làm cho mép phình to.
Chương IV : Lá
I. Mục tiêu
- Nêu được cấu tạo và chức năng của biểu bì lá, tế bào thịt lá
- Giải thích hiện tượng thực tế
- Nêu khái niệm quang hợp, hô hấp, sơ đồ quang hợp
II. Nội dung
1) Có những loại lá nào ? Đặc điểm khác nhau của chúng?
- Có 2 loại lá: lá đơn và lá kép
- Điểm khác nhau:
Tiêu chí
Lá đơn
Lá kép
Đặc điểm
Cuống lá nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang 1 phiến lá, cả phiến và cuống cùng rụng 1 lúc
Cuống chính phân thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến lá( gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, ở cuống con không có chồi nách
Ví dụ
Cây mồng tơi, cây ổi, cây đa
Cây hoa hồng, cây khế, cây hoa phượng
2)Có mấy cách xếp lá trên thân và cành? Cho ví dụ ?
 Có 3 cách:
Lá mọc cách: Mỗi mấu của thân hay cành chỉ mang 1 lá
 VD: Cây mồng tơi, cây dâm bụt, cây bưởi
Lá mọc đối: Mỗi mấu của thân hay cành mạng 2 lá ở vi trí đối nhau
 VD: Lá cây dừa cạn. cây ổi, cây doi.
Lá mọc vòng: Mỗi mấu lá mạng 3 lá trở lên
 VD: Lá cây trúc đào, lá cây hoa sữa.
3)Hãy cho biết cấu tạo và chức năng của biểu bì lá?
- Biểu bì được cấu tạo bởi 1 lớp TB không màu, trong suốt
- Các TB biểu bì không chứa lục lạp, xếp sát nhau, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Biểu bì có cả ở 2 mặt lá, trên biểu bì có các lỗ khí.
- Lỗ khí thường có ở mặt trên của lá, mặt dưới có thể có hoặc có rất ít
- Lỗ khí thường có hình hạt đậu, úp phần lõm vào nhau để hở 1 khe nhỏ. Khi trời nóng lỗ khí đóng lại tránh sự thoát hơi nước.
4) Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của TB thịt lá ?
- Thịt lá bao gồm TB có vách mỏng, chứa nhiều lục lạp. có chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây
- Các TB thịt lá có thể chia thành nhiều lớp khác nhau về cấu tạo và chức năng:
+ Lớp TB thịt lá sát với lớp TB biểu bì mặt trên , xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp. Chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây
+ Lớp TB thịt lá sát với tb biểu bì mặt dưới có hình đa giác hoặc hình cầu, xếp thưa nhau, hở nhiều khoang chứa không khí, chứa ít lục lạp. Chức năng là chứa và trao đổi khí
- Lục lạp là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây
5) Trình bày cấu tạo và chức năng của gân lá?
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá và gân lá gồm mạch gỗ và mạcg rây
+Mạch gỗ gồm những TB chết , ống rỗng có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ qua thân lên lá
+ Mạch rây là các TB sống có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ do lá chế tạo tới các bộ phận khác của cây.
6) Hãy tìm những điểm khác nhau giữa các lớp TB thịt lá?
Điểm so sánh
TB thịt lá phía trên
TB thịt lá phía dưới
Hình dạng TB
Những TB có hình dạng dài
Những TB có hình dạng tròn
Cách sắp xếp của TB
Xếp rất sát nhau
Xếp không sát nhau
Lục lạp
Nhiều hơn, xếp theo chiều thẳng đứng
ít hơn, xếp lộn xộn trong TB
7) Vì sao ở rất nhiêù loại lá mặt trên có mặt sẫm hơn mặt dưới ?
Vì: - Các TB thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn, có ở những lá mọc theo chiều nằm ngang, thích nghi với điều kiện ánh sáng mặt trờichiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới.
- Còn những lá mọc gần như chiều thẳng đứng thì cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời là như nhau
 VD: lá ngô, lá lúa, lá mía
8) Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp?
- Quang hợp là : quá trình cây nhờ có chât diệp lục, sử dụng nước khó CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi
 Sơ đồ tóm tắt: 
 ánh sáng
 H2O + CO2 ------------------> (CH2O)n + O2
 diệp lục
9) Quá trình quang hợp có ý nghĩa ntn? Quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của những điều kiện bên ngoài ntn?
 * ý nghĩa của quá trình quang hợp :
- Quang hợp cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì hoạt động của sinh vật trên trái đất
- Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và dược liệu để chữa bệnh cho con người
 - Quang hợp giúp điều hoà cân bằng không khí trong khí quyển, giúp trong sạch môi trường.
 *Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp :
- ánh sáng: cường độ ánh sáng khác nhau, quang phổ ánh sáng khác nhau cũng ảnh hưởng đến quang hợp
- Nồng độ CO2 : Khi nồng độ CO2tăng thì cường độ quang hợp tăng cho đến khi đạt trị số bão hoà, trên ngưỡng bão hoà thì cường độ quang hợp giảm
- Nước: là nguyên liệu cho quá trình quang hợp, tham gia điều tiết độ mở của không khí và điều tiết nhiệt độ của ánh sáng
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quá trình quang hợp
10) Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống?Cây cần những yếu tố gì để chế tạo tinh bột?Thân non có màu xanh xó tham gia vào quang hợp không? Tại sao? Các cây không có lá hoặc lá rụng sớm thì chức năng quang hợp do bộ phận nào đảm nhiệm?
* Quang hợp có ý nghĩa:
- Tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho hầu hết các sinh vật trên trái đất, kể cả con người
- Điều hoà không khí: Do quá trình quang hợp cây xanh nhả ra khí O2và hấp thụ khí CO2. Nhờ quá trình quang hợp cây xanh cung cấp 400 tỉ khí O2cho trái đất.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và xây dựng
* Cây cần những yếu tố sau để chế tạo tinh bột: nước, chất diệp lục, ánh sáng mặt trời và CO2
* Thân non có màu xanh xó tham gia vào quang hợpvì:Trong các tế bào có màu xanh có chứa lục lạp trong đó có diệp lục
* Các cây không có lá hoặc lá rụng sớm thì chức năng quang hợp do: thân cây hoặc cành đảm nhiệm, vì thân cây và cành cây cũng có lục lạp nên có màu xanh
11) Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có vai trò quan trọng đối với cây? Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Hô hấp là : quá trình cây lấy khí O2 để phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.
- Vai trò hô hấp ở cây:
+ Tạo năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cây: chủ yếu năng lượng được thải ra ngoài
+ Tích luỹ năng lượng cho các cây sinh trưởng và phát triển, đồng thời vận chuyển các chất cho cây.
*) hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì: sản phẩm của quang hợp ( chất hữu cơ và khí ô xi) là nguyên liệu của quá trình hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp ( hơi nước và khí CO2)là nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
*hô hấp và quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì: 2 quá trình này cần có nhau. Hô hấp cần chất hữu cơ cho quá trình quang hợp chế tạo chất hữu cơ, quang hợp và mọi hoạt động sống cảu cây lại cần năng lượng do quá trình hô hấp sản ra. cây sẽ không sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình đó.
12) Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
- Vào ban đêm ,khi không có ánh sáng nên cây chỉ hô hấp, còn quang hợp không xẩy ra
- Lúc này cây lấy O2trong không khí và thải ra khí CO2ra môi trường ngoài
- Nếu đóng kín cửa trong phòng sẽ thiếu O2và thừa khí CO2, vì vậy người ngủ sẽ bị ngạt thở, thậm chí còn chết nếu thiếu O2trầm trọng
13) Giải thích câu tục ngữ “ Một hòn đất nỏ bằng giỏ phân”
Nếu đất được phơi khô kĩ sẽ thoáng khí, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp tốt, hút được nhiều nước và muối khoáng cung cấp cho cây, tương tự như cây được bón phân.
14) Hãy nêu các loại lá biến dạng ?
Ví dụ
Đặc điểm
Chức năng
Tên lá biến dạng
cây xương rồng
Lá có dạng gai nhọn
làm giảm sự thoát hơi nước
Lá biến thành gai
cây đạu hà lan
lá ngọn có dạng tua cuốn 
Nhằm giúp cây leo lên
Tua cuốn
Cây mây
Lá ngọn có dạng tay có móc
giúp cây bám để leo lên
Tay móc
Củ giềng, củ nghệ, gừng
Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt
Che chở bảo vệ cho chồi ở thân rễ
Lá vảy
Củ hành, cây chuối
Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng
Chứa chất dự trữ cho cây
Lá dự trữ
15) Vì sao sự thoát hơi nước qua lá lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
- Thoát hơi nước là động lực của quá trình vận chuyển các chất trong dòng mạch gỗ
- Hạ nhiệt độ cho cây vào những ngày nắng nóng, tránh hiện tượng lá bị đốt nóng
- Giúp khuếch tán khí CO2 vào lá tạo điều kiện cho cây thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ
- Duy trì hoạt động của hệ enzim, giúp cho các quá trình sinh lí, sinh hóa của cây diễn ra bình thường.
16) Vì sao lá cây xương rồng lại biến thành gai?
- Do cây xương rồng lại thích nghi với đời sống khô hạn thiếu nước
- Lá biến thành gai sẽ làm giảm sự thoát hới nước qua lá giúp cây có thể thích nghi với điều kiện khô hạn
CHƯƠNG V : SINH SẢN SINH DƯỠNG
I. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm sinh dưỡng
- So sánh được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và nhân tạo
II. Nội dung
1) Sinh sản sinh dưỡng là gì? Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng nào?Hình thức sinh sản nào là tiến hoá nhất ? vì sao?
- Sinh sản sinh dưỡng là : sự hình thành cá thể mới hay cây mới được thực hiện từ 1 phần cơ thể mẹ hoặc từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng :
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: bao gồm các hinhd thức ssinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá..
+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: gồm giâm cành, chiết cành, ghép cành, nhân giống vô tính trong ống nghiệm
- Hình thức sinh sản tiến hoá nhất là hình thức sinh sản nhân giống vô tính trong ống nghiệm vì : nó được tiến hành trong phòng thí nghiệm và nhân giống được nhiều nhất
 VD: Từ 1 củ khoai tây có thể đem đi trồng được 1ha cây 
2) Cây khoai tây sinh sản bằng cách nào?
- Cây khoai tây sinh sản bằng thân củ
- Thân của cây khoai tây nằm trong đất phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ
- Trên củ có các vảy nhỏ tre chồi non ở bên trong
- Sau khi thu hoạch để chỗ thoáng, có nhiều ánh sáng chiếu vào. sau 1 thời gian củ khoai tây mọc mầm, mỗi củ có nhiều mầm , có thể đem trồng cả củ hoặc cắt nhỏ thành nhiều mảnh, mỗi mảnh có 1 mầm để trồng.
3) Muốn củ khoai lang không bị mọc mầm thì cách bảo quản sẽ ntn? Cây khoai lang trồng bằng cách nào? Tại sao không trồng khoai lang bằng củ?
- Bảo quản khoai lang ở nơi khô ráo tránh bị ẩm
- Khoai lang trồng bằng dây, sau khi thu hoạch củ, các dây khoai lang được thu gom lại, chọn các dây không quá già hoặc quá non cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm xuống đát
- không trồng khoai lang bằng củ vì tận dụng thời gian thu hoạch ngắn, cho năng suất cao
4) Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, đủ chồi?
Cành giâm là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Nếu cành đó không có đủ mắt, đủ chồi thì sẽ không mọc ra cây mới được ve mắt là nơi để phát triển 1 cây mới.
CHƯƠNG VI : HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
I. Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo của hoa
- Phân biệt hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ
- Giải thích hiện tượng thực tế
II. Nội dung
1) Dựa vào căn cứ nào để phân chia các loại hoa?
- Theo bộ phận sinh sản: 2 loại
+ Hoa lưỡng tính: hoa có đủ nhị và nhuỵ
+ Hoa đơn tính: Chỉ có nhị hoặc nhuỵ
- Theo tính chất của cánh hoa: 2 loại
+ Hoa cánh rời: hoa bưởi, hoa cải, hoa dâm bụt..
+ Hoa cánh dính: Hoa bí ngô, hoa khoai lang, hoa rau muống.
- Theo cách sắp xếp hoa trên cây: 2 loại
+ Hoa mọc đơn độc: hoa dâm bụt, hoa hồng
+ Hoa mọc thành cụm: hoa cải, hoa cúc , hoa rau muống
2) Thụ phấn là gì ? Có mấy kiểu thụ phấn ? Hạt phấn của hoa giao phấn được phát tán nhờ đâu?
- Thụ phấn : là hiện tượng hạt hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa
- Các kiểu thụ phấn: tự thụ phấn và giao phấn
- Hạt phấn của hoa giao phấn được phát tán nhờ động vật, gió, nước
3)Nuôi ong trong vười cây ăn quả nhằm mục đích gì?
 Nuôi ong trong vười cây ăn quả vừa có lợi cho cây và con người vì:
ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả nhiều hơn , làm cho cây quả sai hơn
ong lấy được nhiều phấn hoa và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng thêm nguồn lợi về mật ong
4) Phân biệt đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ?
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ gió
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Bao hoa
Đầy đủ các bộ phận, có cấu tạo phức tạp, thường có nàu sặc sỡ
Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sặc sỡ
Nhị hoa
Hạt phấn to, dính và có gai
Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng,hạt phấn nhiều nhỏ và nhẹ
Nhuỵ hoa
Đầu nhuỵ thường có chất dính
Đầu nhuỵ dài, bề mặt tiếp xúc lớn, thường có lông quét
Đặc điểm khác
Có hương thơm , mật ngọt
Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành
5) Quả và hạt do bộ phận nào của hao tạo thành? Hãy cho biết những cây khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa ? Tên của bộ phận đó?
- Hình thành hạt : Noãn sau khi thụ tinh, Tb hợp tử phân chia rất nhanh và phát triển thành phôi . Vỏ noãn hình thành vỏ hạt và phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt . Mỗi noãn được thụ tinh hình thành 1 hạt
- Tạo quả: bầu nhuỵ biến đổi và phát triển thành quả có chứa hạt. còn các bộ phận khác của hoa héo đi
- 1 số cây khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại các bộ phận khác của hoa như đài hoa còn lại trên quả . VD: cà chua, ổi, hồngPhần đầu nhuỵ cũng còn lại trên quả chuối, quả ngô.
6) Có 1 số quả không có hạt, em có biết tại sao không ?
- 1 số loại cây, hoa của chúng không được thụ tinh hoặc sự thụ tinh bị phá huỷ rất sớm nên quả của chúng không có hạt
- Đặc tính không có hạt ở 1 số loài cây ăn quả có lợi cho người và đặc tính này được truyền lại cho thế hệ sau nên đã có những giống cây ăn quả không hạt như chuối tiêu, hồng..
- Ngày nay người ta có nhiêu biện pháp tác động đến cây trồng nhằm ngăn cản sự thụ tinh, tạo ra nhiều giống cây trồng không hạt như cà chua, quýt, cam, chanh, dưa hấu..
7) Những hoa nhỏ mọc thành cụm thường có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?
- Những hoa nhỏ mọc thành cụm thường thu hút sâu bọ
- Sâu bọ có thể phát hiện các hoa này từ rất xa và bay đến hút mật hoặc lấy phấn hoa rồi sang hoa khác.
- Tác dụng giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, từ đó quả sẽ đậu được nhiều hơn.
CHƯƠNG VII : QUẢ VÀ HẠT
I. Mục tiêu
- Phân biệt được các loại quả, cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm
- Giải thích hiện tượng thực tế
II. Nội dung
1) Dựa vào tiêu chí nào để phân chia thành các loại quả khác nhau? có những loại quả nào?
* Dựa vào : - Đặc điểm của vỏ quả
 - Khả năng tự mở của vỏ quả
* Chia thành 2 loại quả:
- Nhóm quả khô: Khi chín , vỏ quả khô cứng và mỏng
+ Quả khô nẻ: Đậu xanh, đậu đen, quả cải..
+ Quả khô không nẻ: quả chò, quả cây rau mùi
- Nhóm quả thịt: Khi chín vỏ quả mềm và dày nạc, chứa nhiều thịt quả
+ Quả mọng : Hạt của quả không được bọc trong lớp vỏ cứng: quả cam, chanh, cà chua..
+ Quả hạch: Hạt của quả được bọc trong lớp vỏ cứng: mận, đào.
2) Thế nào là cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm? Cho ví dụ ?
- Cây 1 lá mầm : Là những cây mà phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm 
VD: Cây ngô, cây lúa, cây kê
Cây 2 lá mầm: Là những cây mà phôi của hạt chỉ có 2 lá mầm 
VD: cây cam, lạc, đậu..
3) Phân biệt các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô?
Tiêu chí
Hạt đỗ đen (Cây 2 lá mầm)
Hạt ngô (Cây 1 lá mầm)
Thành phần cấu tạo hạt
Vỏ và phôi
Vỏ, phôi và phôi nhũ
Bộ phận bảo vệ hạt
Vỏ hạt
Vỏ hạt
Thành phần cấu tạo phôi
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm
Số lá mầm
Hai lá mầm
một lá mầm
Nơi chứa chất dự trữ
Hai lá mầm
Phôi nhũ
4)

File đính kèm:

  • docBDHSG_SINH_6_20150726_103456.doc
Giáo án liên quan