Kế hoạch bộ môn Lịch sử 9 - Nguyễn Tiến Dũng

- Âm mưu xâm lược trở lại của đế quốc Mỹ.

- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện trường kỳ và tự lực cánh sinh của Đảng ta.

- So sánh lực lượng giữa ta và địch , lực lượng của ta ngày càng mạnh địch càng ngày càng yếu và gặp nhiều khó khăn.

- Diễn biến các chiến dịch Thu Đông, Biên giới,chíên dịch ĐBP .

- Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi , ý nghĩa lịch sử.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Lịch sử 9 - Nguyễn Tiến Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề kinh tế, khoa học kỹ thuật của các nước tư bản chủ yếu Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.
 + Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay đó là sự xác lập và tan rã của trật tự 2 cực I- an- ta và sự hìn thành trật tự thế giới mới trật tự thế giới đa cực.
 + Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở đi đã đạt được những thành tựu vượt bậc.
b. Phần lịch sử Việt Nam( gồm 32 tiết).
Phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay được chia thành 7 chương với 5 giai đoạn với những nội dung cơ bản sau:
+ Giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1930.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929) đã làm cho tình hình kinh tế xã hội Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc.
- Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam(3-2-1930) đã tạo ra bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.
+ Giai đoạn từ năm 1930- 1945.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng , cách mạng Việt Nam kông ngừng lớn mạnh qua các cao trào 1930- 1931, 1936- 1939, 1939- 1945.
- Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc.
+ Giai đoạn 1945- 1954.
- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện , trường kỳ và tự lực cánh sinh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ đã giành được thắng lợi với đỉnh cao là chiến dịch ĐBP 1954ă Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
+ Giai đoạn từ 1954- 1975.
- Hai miền Nam , Bắc thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau : cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Mặ dù mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ riêng nhưng cách mạng cả hai miền đều phải thực hiện một nhiệm vụ chung là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Nhân dân hai miền Nam Bắc lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và làm nên thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh năm 1975, đất nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Giai đoạn 1975 đến nay. 
- Trong 10 năm đầu đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta gặp không ít khó khăn, thử thách.
- Tháng 12- 1986, ĐH VI của Đảng đã thực hiện đường lối đổi mới, cách mạng nước ta giành được những thắng lợi lớn, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn.
ii. kế hoạch chương.
 Chương
 Mục đích yêu cầu
Tài liệu đồ dùng
Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Các nước á 
,Phi ,Mỹ la tinh từ năm 1945 đến nay.
- Giúp HS thấy rõ những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô và Đông Âu đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 
- Hệ thống XHCN được thiết lập trên thế giới.
- Quá trình khủng hoảng, tan rã của CNXH ở LX và Đông Âu.
- Quá trình phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở á- Phi- Mỹ la tinh đã đạt được kết quả to lớn hầu hết các nước đã giành được độc lập , làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
- Các cuộc cách mạng điển hình ở á- Phi và Mỹ la tinh.
- Sự thành lập và hoạt động của hiệp hội các nước ĐNA ASEAN.
- SGK, tài liệu tham khảo.
- Bản đồ LX, cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.
- Bản đồ quá trình giải phóng dân tộc ở á , phi, Mỹ la tinh
- Bản đồ châu á ,châu Phi và châu Mỹ.
- Bản đồ các nước ĐNA .
- SGK, tài liệu tham khảo.
Mỹ, Nhật Bản ,Tây Âu từ năm 1945 đến nay.
- Những thành tựu của các nước tư bản Mỹ , Tây Âu , Nhật Bản sau chiến tranh, đây là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
- Tuy nhiên địa vị kinh tế của các nước này đang dần giảm sút do sự vươn lên của các nứơc khác.
- SGK, tài liệu tham khảo.
- Bản đồ châu á, Tây Âu , châu Mỹ.
- Tranh ảnh về những thàn tựu KHKT của các nước này
Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay.
- Sự hình thành và tan rã của trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
- Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là tiến tới xác lập trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm với xu thế là: hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế.
- SGK, SGV, các tài liệu liên quan.
- ảnh hội nghị I- an –ta.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến nay.
- Những thành tựu chủ yếu , ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng koa học kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tranh ảnh về những thành tựu khoa học – kỹ thuật sau chiến tranh.
- SGK, tài liệu tham khảo.
Việt Nam trong những năm 1919-1930.
- Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Phong trào cách mạng nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giơí thứ nhất ở Pháp , Liên Xô, TQ.Vai trò của Người đối với phong trào cách mạng bước ta.
- Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở nước ta. 
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo .
- Bản đồ quá trình hành trình cứu nước của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc.
- Bản đồ của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- ảnh Nguyễn ái Quốc tại Đại hội Tua(12- 1920), ảnh trụ sở của chi bộ cộng sản đầu tiên, số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội.
Việt Nam trong nững năm 1930-1939.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cách mạng đưa đến sự ra đời của ĐCS Việt Nam tháng 2- 1930.
- Nội dung của cương lĩnh chính trị do Nguyễn ái Quốc soạn thảo và luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú.
- ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
- Sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua hai cao trào 1930- 1931 và 1936- 1939.
- Chủ trương , hình thức đấu tranh , ý nghĩa của cao trào 1939- 1931 và 1936- 1939. 
- SGK, SGV,tài liệu tham khảo, chân dung của đồng chí Trần Phú, ảnh cuộc mít tinh ở nà đấu xảo Hà Nội .
- Lược đồ phong trào Xô Viết nghệ Tĩnh.
Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Diễn biến của các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn , Nam Kỳ và Binh biến Đô Lương.
- Tình cảnh của nhân dân ta dưới hai tầng áp bức của Nhật , Pháp.
- Diễn biến của cách mạng sau khi mặt trận Việt Minh thành lập, đặc biệt là cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Tổng khởi nghĩa tháng Tám trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
- Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. ý nghĩa. 
- SGK. SGV, tài liệu tham khảo.
- Bản đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Binh Biến Đô Lương.
- Bản đồ cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung của chương.
VN từ sau cách mạng tháng tám đến toàn quốc kháng chiến.
- Những khó khăn trước mắt mà nước ta gặp phải sau cách mạng thángTám.
- Âm mưu của bọn phản động Tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp.
- Những chủ trương , biện pháp của Đảng ta để đối phó với những khó khăn, thách thức đó.
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- một số tranh ảnh liên quan.
VN từ năm 1946 đến1954 
- Âm mưu xâm lược trở lại của đế quốc Mỹ.
- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện trường kỳ và tự lực cánh sinh của Đảng ta.
- So sánh lực lượng giữa ta và địch , lực lượng của ta ngày càng mạnh địch càng ngày càng yếu và gặp nhiều khó khăn.
- diễn biến các chiến dịch Thu Đông, Biên giới,chíên dịch ĐBP .
- Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi , ý nghĩa lịch sử.
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Một số tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Bản đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông, chiến dịch Biên giới, chiến dịch Điện Biên Phủ.
VN từ năm 1954 đến năm 1975.
- Nước ta tạm bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
- Miền Bắc tiến hành CMXHCN đạt được những thành tựu lớn, trở thành căn cứ địa của cách mạng cả nước.
- Miền Nam đấu tranh quyết liệt chống chiến lược chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến lược VN hoá chiến tranh của Mỹ giành thắng lợi.
- Âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Mỹ ở miền Bắc và miền Nam.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Lược đồ quân dân miền Nam chống chiến lược chiến tran đặc biệt, chiến tranh cục bộ, VN hoá chiến tranh. 
- Lược đồ quân dân miền Bắc
chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và lần thứ hai của Mỹ.
- Tranh ảnh có liên quan.
Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000.
- Tình hình hai miền Nam , Bắc sau đại thắng mùa Xuân 1975.
- Những biện pháp tiến hành hoà bình , thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Những thành tựu và những hạn chế của những năm đầu xây dựng XHCN.
- Chiến thắng của nhân dân ta trong chống chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Nam.
- Nội dung của đường lối đổi mới do
 ĐH VI của Đảng đề ra. Những thành tựu của nước ta trong gần hai mươi năm đổi mới.
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Một số số liệu về thành tựu trong suốt hai mươi năm đổi mới.
- Một số tranh ảnh về thành tựu của công cuộc đổi mới.
 **********************************************
 d.kế hoạch bộ môn lịch sử 8.
I. kháI quát chung về bộ môn lịch sử 8.
1. Mục tiêu chung của bộ môn lịch sử 8.
a. Về kiến thức.
 - Về lịch sử thế giới, nắm những nét chính về quá trình phát triển của lịch sử thế giới từ những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
 ở thời kỳ này , HS cần tập trung vào mấy chủ điểm sau đây:
 + các cuộc cách mạng tư sản lần lượt thắng lợi, đánh đổ chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới, chủ nghĩa tư bản được xác lập , phát triển rồi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
 + Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội khoa học , sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
 + Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra ở các nước thuộc địa, phụ thuộc của chủ nghĩa tư bản thực dân để giành độc lập dân tộc.
- Về lịch sử VN, nắm được quá trình lịch sử dân tộc từ khi thực dân Pháp xâm lược đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết túc, chủ yếu mấy điểm sau đây: 
 + Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.
 + Những chuyển biến về kinh tế – xã hội ở VN vào đầu thế kỷ XX và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ này.
 + Những sự kiện chính của lịch sử địa phương trong sự phát triển chung của lịch sử dân tộc.
Tư tưởng.
- Khi nắm những kiến thức cơ bản HS được củng cố nhận thức bước đầu về tính quy luạt của sự phát triển lịch sử, về đấu tranh giai cấp - động lực phát triển xã họi trong các xã hội có giai cấp đói kháng.
- Giáo dục truyền thống dân tộc, nổi bật là lòng yêu nước , tinh thần quốc tế chân chính, thể hiện ở quyết tâm bảo vệ Tổ quốc , sự đồng tình , ủng hộ cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột , giành độc lập dân tộc , tiến bộ xã hội , căm ghét chế độ bóc lột , chống chiến tranh phi nghĩa , yêu chuộng hoà bình.
 - Xây dựng niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, cũng như sự diệt vong không tránh kỏi của chủ nghĩa tư bản.
c. Kỹ năng.
 Phát huy tính tích cực học tập của HS trong việc rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ môn , gắn “ học với hành” , liên hệ kiến thức quá khứ với hiện tại.
 - Biết phát huy , sử dụng SGK và các tàI liệu tham khảo chủ yếu có liên quan đến chương trình.
 - Có ý thức và kỹ năng tự tạo một số đồ dùng trực quan cần thiết cho việc học tập.
 - Bước đầu có ý thức và kỹ năn sưu tầm, thu thập tài liệu , đặc biệt là các tài liệu lịch sử địa phương .
 - Biết trình bày, phân tích, so sánh,đói chiếu các sự kiệnn cơ bản để đánh giá các sự kiệnn, nân vật lịch sử, rút ra kết luận, bài học lịch sử, vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
 - Chuẩn bị và hoàn thành tốt việc kiểm tran đánh giá.
2. Nội dung, cấu trúc của chương trình.
 Chương trình lịch sử lớp 8 gồm ba phần:
 - Lịch sử thế giới cận đại ( Từ thế kỷ XVI đến năm 1917) gồm 22 tiết.
 - Lịch sử thế giới hiện đại( Từ năm 1917 đến năm 1945) gồm 13 tiết.
 - Lịch sử VN từ năm 1858 đến năm 1918 gồm 17 tiết.
a. Phần lịch sử thế giới cận đại. 
 Nội dung cơ bản của thời kỳ này là sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với những khủng hoảng và mâu thuẫn ngày càng gay gắt, sự phát triển của phong trào công nhân và sự sự ra đời của của chủ nghĩa xã hội khoa học, đưa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản thành phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào kháng chiến chống xâm lược và giải phóng dân tộc của nhân dân các nước á, Phi, và Mỹ la tinh.
 - Về các cuộc cách mạng tư sản ki làm sáng tỏ nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa . GV cần nhán mạnh vai trò của quần chúng đối với sự thắng lợi của cách , lật đổ chế độ phong kiến và xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
 - Sự củng cố vai trò thống trị của giai cấp tư sản gắn liền với yêu cầu phát triển về sản xuất, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công rẻ mạt, điều này đưa tới việc các nước tư bản xâm lược các nước nhỏ, yếu làm thuộc địa. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoận độc quyền- chủ nghĩa đế quốc, mà những đặc điểm nổi bật là tâpợ trung vốn, tập trung sản xuất , xuất khẩu tư bản, đấu tranh để chia thuộc địa.
- bên cạnh những hạn chế đó , chủ nghĩa tư bản ra đời phát triển cũng góp phần vào sự phát triển chung của nhân loại, đó là sự ra đời của một phương thức sản xuất mới tiến bộ với những thành tựu về kinh tế , khoa học kỹ thuật, làm cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn.
 - Sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống tư sản từ thấp đến cao- từ đập phá máy móc , đấu tranh cho quyền lợi kinh tế, yêu cầu chính trị đến mục tiêu đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản. Trong quá trình phát triển cuộc đấu tranh của vô sản , chủ nghĩa xã hội koa học ra đời , nêu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản: lật đổ chế độ tư bản và xác lập chế độ XHCN. Lê- nin đã phát triển chủ nghĩa Mác trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, sáng lập đảng kiểu mới, đưa phong trào công nhân Nga đi đúng hướng, dẫn tới sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới.
 - Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập và giải phóng dân tộc, nhân dân các nước á, Phi và Mỹ la tinh nói chung, ĐNA nói riêng , đã thể hiện tinh thần yêu nước , ý chí chống xâm lược, đấu tranh buất khuất . Do nhiều nguyên nhân, cuộc đấu tranh này cuối cùng bị thất bại vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo , thiếu đường lối cứu nước đúng đắn, thêm vào đó là sự liên kết giữa các nước đế quốc , giữa các thế lực thực dân với phong kiến trong nước để đàn áp phong trào yêu nước và cách mạng. Tuy vậy, phong trào giải phóng dân tộc không bị dập tắt mà dần dần xác định con đường đấu tranh của mình.
 - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn học nghệ thuật và tác động của nó đói với sự tiến bộ xã hội.
b. Phần lịch sử thế giới hiện đại.
 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng XHCN đầu tiên thắng lợi ,mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử – thời kỳ hiện đại.
- Với thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga năm 1917,chủ nghĩa xã họi lần đầu tiên đã trở thành hiện thực ở một nước rộng lớn, trải dài qua hai châu lục Âu- á,nơi mà chế độ chuyên chế của Nga hoàng rất nặng nề trong việc áp bức giai cấp và và áp bức dân tộc, lạilà nước đế quốc yếu hơn trong hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa. Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở LX có tác động to lớn đến tình hình thế giới , phân chia thế giới thành hai hệ thống – XHCN và đế quốc chủ nghĩa, cổ vũ, ủng hộ sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đi đến thắng lợi.
 - Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ lên cao và có bước chuyển biến lớn ở nhiều nước , các đảng cộng sản và công nhân ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga – con đường XHCN. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới tập hợp trong một tổ chức lớn mạnh – Quốc tế cộng sản , do Lê- nin sáng lập.
 - Cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phát triển cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới , dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Tuỳ tình hình , điều kiện cụ thể ở mỗi nước , phong trào giải phóng dân tộc phát triển cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản , hoặc do giai cấp vô sản trẻ tuổi bắt đầu trưởng thành trực tiếp lãnh đạo hay tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
 - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất , các nước đế quốc đã lâm vào khủng hoảng kinh tế thế giới từ sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, mở ra một thời kỳ mới với sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa thế giới và sự ra đời của các quốc gia độc lập.
c. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918.
 Nội dung cơ bản của phần này gồm những vấn đề chủ yếu sau:
 - Các sự kiện chính có liên quan đến cuộc xâm lược VN của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858-1884, âm mưu và quá trình xâm lược của Pháp ở Đà nẵng và đán chiếm Gia Định , phong trào chống Pháp của nhân dan ta ở Đà Nẵng, Nam Kỳ và trên toàn quốc, nguyên nhân mất nước. 
- Sự phát sinh và phát triển của phong trào đấu tranh chống Pháp từ năm 1858- 1896:
 + Phong trào Cần vương: nguyên nhân , diễn biến, đặc điểm, tính chất, ý nghĩa.
 + Phong trào đấu tranh ở miền núi( sự giống nhau và khác biệt với phong trào Cần vương).
 + Khái quát về phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX ( từ sau năm 1884): quy mô phong trào, cách thức, phương pháp đấu tranh, tính chất, ý nghĩa của phong trào.
 - Các sự kiện về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX (đến năm 1918) nêu lên:
 + Những chuyển biến về kinh tế xã hội VN và những tác động , ảnh hưởng của bên ngoài đến phong trào yêu nước.
 + Những chuyển biến về tư tưởng cứu nước VN.
 + các xu hướng bạo động và cải cách ( tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh), phong trào Đông du , đông kinh nghĩa thục, chống sưu thuế ở Trung kỳ.
 + Những nhận định về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, so với cuối thế kỷ XIX , về các mặt: chủ trương đường lối, biện pháp đấu tranh, thành phần tham gia, hình thức hoạt động…
 + Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
ii. kế hoạch chương.
Chương.
Mục đích yêu cầu
Tài liệu , đồ dùng.
Thời kỳ xác lập của chủ nghĩa tư bản.
HS nắm được các kiến thức cơ bản sau:
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản Hà lan, Anh, Pháp, chiến tranh giành độc lập ở 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- Vai trò của giai cấp tư sản , và của quần chúng trong các cuộc cách mạng.
- sự xác lập của CNTB trên phạm vi toàn thế giới.
- Hiểu rõ được các khái niệm “ cách mạng tư sản”, “ cách mạng công nghiệp”.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc dẫn tới cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ( công nhân) quốc tế chống lại tư sản ngay từ khi mới xuất hiện .
- Vai trò của Mác và Ăng- ghen đối với phong trào công nhân và sự ra đời của Quốc tế thứ nhất , chủ nghĩa xã hội khoa học.
- SGK,SGV, tài liệu tham khảo.
- Bản đồ thế giới, lược 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹvà các lựơc đồ
ở trong SGK cóliên quan đến nội dung bài học
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử như Mác, Ăng ghen, Oa sinh tơn… ,về cuộc tấn công pháo đài Ba x ti, về một số thành tựu trong cuộc cách mạng công nghiệp, về phong trào đấu tranh của công nhân
- Các tài liệu, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học 
Các nước Âu- Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
 HS cần nắm được những nọi dung cơ bản sau:
- Công xã Pa – ri (1871) nhà nước kiểu mới. ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
- CNTB phát triển cao dẫn tới sự ra đời các công ty độc quyền và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc ở các nước tư bản Âu- Mĩ.
- Phong trào đấu trn của công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và sự ra đời và hoạt động 
 của Quốc tế thứ hai( 1889- 1914).
- Lê- nin và sự ra đời của chính đảng kiểu mới ở Nga. Cuộc cách mạng Nga 1905- 1907- cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII- XIX.
- Bản đồ về công xã Pa- ri (nếu có)
- Sơ đồ bộ máy hội đồng công xã.
- lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỷ XX.
- Chân dung Lê- nin và các tài liệu về tiểu sử của ông.
- tranh ảnh về nững thành tưu khoa học kỹ thuật thế kỷ XVIII- XIX., chân dung các nhà khoa học, nhà văn , nhạc sỹ, oạ sỹ…
- SGK và các tài liệu có liên quan.

File đính kèm:

  • docKe hoach bo mon Lich su 9.doc
Giáo án liên quan