Kế hoạch bài học Toán Lớp 3 - Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

-Giáo viên đưa compa cho học sinh quan sát và giới thiệu: Đây là compa, dụng cụ này sẽ giúp các em vẽ được hình tròn. Các em lấy compa đã chuẩn bị sẵn ở nhà ra để quan sát kĩ hơn.

-Giáo viên: Chúng ta sẽ sử dụng compa để vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm. Các em nhìn lên bảng quan sát cô thực hiện.

-Giáo viên vừa vẽ hình vừa nói:

+Bước 1: Xác định độ dài bán kính trên compa. Để thước thẳng trước mặt, đặt đầu nhọn của compa trùng với vạch số 0 trên thước, sau đó mở dần compa sao cho khi đến đầu bút chì của compa chạm vào vạch 2cm của thước. Chúng ta hoàn thành bước xác định bán kính của hình tròn là 2cm.

+Bước 2: Vẽ hình tròn. Đặt đầu nhọn của compa vào chỗ muốn đặt tâm của hình tròn. Giữ nguyên vị trí của đầu nhọn, quay đầu bút chì đi 1 vòng ta được hình tròn có bán kính 2cm cần vẽ. Viết tên tâm O của đường tròn vào đúng vị trí đầu nhọn của compa.

-Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình vào nháp theo hướng dẫn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Toán Lớp 3 - Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch bài học
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Môn: Toán
Tiết: Tuần: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
Lớp: 3
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
-Học sinh nhận biết được biểu tượng về hình tròn.
-Học sinh mô tả được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
2, Kĩ năng:
-Dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
-Rèn trí nhớ và kĩ năng diễn đạt gọn, rõ, đúng.
3, Thái độ:
-Học sinh tự giác, tích cực trong học tập.
-Học sinh có thói quen tư duy và yêu thích môn học Toán.
II, Chuẩn bị:
1, Giáo viên:
-Giáo án.
-Sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Thước.
-Compa.
-Phấn màu.
-Một số vật thật có mặt hình tròn như mặt đồng hồ, chiếc đĩa..
-Một số mô hình hình tròn và các hình học đã học bằng nhựa.
-Bảng phụ vẽ sẵn hình của bài tập 1 và 3.
2, Học sinh:
-Sách giáo khoa.
-Vở ghi.
-Nháp.
-Compa.
-Đồ dùng học tập.
-Nội dung yêu cầu của bài học trước.
III, Nội dung và tiến trình dạy học:
A, Ổn định tổ chức:
Mục tiêu: Ổn định tổ chức lớp học, chuẩn bị tâm thế vào học cho học sinh.
-Giáo viên cho học sinh hát 1 bài.
B, Kiểm tra bài cũ:
Mục tiêu: Kiểm tra nội dung của bài học trước.
-Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
-Giáo viên gọi 1,2 nhận xét bài làm của 2 học sinh trên bảng.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
C, Bài mới:
1, Giới thiệu bài:
Mục tiêu: Học sinh biết tên và nội dung của bài học.
-Giáo viên giới thiệu trực tiếp tên bài và ghi lên bảng bằng phấn màu.
-Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK trang 110.
2, Vào bài:
*Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn.
-Mục tiêu: Học sinh nhận biết hình tròn thông qua các vật thật và mô hình.
-Phương pháp:
+Hỏi – đáp.
+Quan sát – nhận xét.
+HĐ cá nhân.
-Hình thức tổ chức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung, kiến thức
-Giáo viên đưa ra một số mô hình vật thật như mặt đồng hồ, chiễc đĩa.. yêu cầu học sinh quan sát.
-Giáo viên giới thiệu: Mặt đồng hồ có dạng hình tròn, chiếc đĩa có dạng hình tròn..
-Giáo viên đưa ra một số mô hình hình học đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tứ giác) và hình tròn.. yêu cầu học sinh gọi tên các hình.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hình tròn trong bộ đồ dùng học Toán.
-Giáo viên hỏi: Các em vừa nhận biết được một hình mới, đó là hình gì?
-Giáo viên chốt: Các em vừa biết thêm hình mới là hình tròn, sau đây cô sẽ giúp các em tìm hiểu về tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh gọi tên các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn.
-Học sinh tìm hình tròn trong bộ đồ dùng học Toán.
-Học sinh trả lời: Hình tròn.
-Học sinh lắng nghe.
*Giới thiệu hình tròn.
-Mặt đồng hồ có dạng hình tròn, chiếc đĩa có dạng hình tròn..
*Hoạt động 2: Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
-Mục tiêu: Học sinh mô tả được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
-Phương pháp:
+Quan sát – nhận xét.
+Hỏi – đáp.
+HĐ cá nhân.
-Hình thức tổ chức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung, kiến thức
-Giáo viên vẽ hình tròn có tâm, đường kính, bán kính như hình minh họa SGK trang 110 lên bảng bằng phấn màu.
-Giáo viên yêu cầu học sinh gọi tên hình trên bảng.
-Giáo viên chỉ vào tâm hình tròn và giới thiệu: Điểm này là tâm của hình tròn, cô đặt tên là O.
-Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng chỉ hình và nêu tâm hình tròn.
-Giáo viên chỉ đường kính AB của hình tròn và nói: Đoạn thẳng đi qua tâm O và cắt hình tròn ở 2 điểm A và B được gọi là đường kính AB của hình tròn tâm O.
-Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng chỉ hình tròn và nêu đường kính của hình tròn.
-Giáo viên dùng thước chỉ: Từ tâm O của hình tròn, vẽ đoạn thẳng đi qua tâm O cắt hình tròn tại M thì gọi OM là bán kính của hình tròn tâm O. Bán kính OM có độ dài bằng một phần hai đường kính AB.
-Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng chỉ hình và bán kính OM.
-Giáo viên gọi 1,2 học sinh đọc nhận xét – SGK trang 110.
-Giáo viên chốt: Các em vừa mô tả được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Sau đây cô sẽ giới thiệu compa và cách vẽ hình tròn cho các em.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh nêu: Hình tròn.
-Học sinh lắng nghe.
-1 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Học sinh lắng nghe.
-1 học sinh lên bảng và thực hiện yêu cầu.
-Học sinh lắng nghe.
-1 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
-1,2 học sinh đọc nhận xét trong SGK
-Học sinh lắng nghe.
*Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
-Tâm hình tròn đặt tên là O.
-Đoạn thẳng đi qua tâm O và cắt hình tròn ở 2 điểm A và B được gọi là đường kính AB của hình tròn tâm O.
-Đoạn thẳng đi qua tâm O cắt hình tròn tại M thì gọi OM là bán kính của hình tròn tâm O. Bán kính OM có độ dài bằng một phần hai đường kính AB.
-Nhận xét: Trong một hình tròn
+Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
+Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
*Hoạt động 3: Giới thiệu compa và cách vẽ hình tròn.
-Mục tiêu: Học sinh biết compa và cách vẽ hình tròn bằng compa.
-Phương pháp:
+Quan sát – nhận xét.
+Hỏi – đáp.
+HĐ cá nhân.
-Hình thức tổ chức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung, kiến thức
-Giáo viên đưa compa cho học sinh quan sát và giới thiệu: Đây là compa, dụng cụ này sẽ giúp các em vẽ được hình tròn. Các em lấy compa đã chuẩn bị sẵn ở nhà ra để quan sát kĩ hơn.
-Giáo viên: Chúng ta sẽ sử dụng compa để vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm. Các em nhìn lên bảng quan sát cô thực hiện.
-Giáo viên vừa vẽ hình vừa nói:
+Bước 1: Xác định độ dài bán kính trên compa. Để thước thẳng trước mặt, đặt đầu nhọn của compa trùng với vạch số 0 trên thước, sau đó mở dần compa sao cho khi đến đầu bút chì của compa chạm vào vạch 2cm của thước. Chúng ta hoàn thành bước xác định bán kính của hình tròn là 2cm.
+Bước 2: Vẽ hình tròn. Đặt đầu nhọn của compa vào chỗ muốn đặt tâm của hình tròn. Giữ nguyên vị trí của đầu nhọn, quay đầu bút chì đi 1 vòng ta được hình tròn có bán kính 2cm cần vẽ. Viết tên tâm O của đường tròn vào đúng vị trí đầu nhọn của compa.
-Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình vào nháp theo hướng dẫn.
-Giáo viên kiểm tra hình vẽ của một số học sinh.
-Giáo viên hỏi: Em nào có thể nhắc lại cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm?
-Giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét.
-Giáo viên chốt: Sau khi học cách vẽ hình tròn bằng compa, chúng ta cùng đi vào phần luyện tập, thực hành để có thể ghi nhớ bài học kĩ hơn.
-Học sinh lắng nghe và lấy compa ra quan sát.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát và lắng nghe.
-Học sinh vẽ hình vào nháp theo yêu cầu.
-Một số học sinh đưa nháp cho giáo viên kiểm tra.
-Học sinh trả lời:
+Bước 1: Xác định độ dài bán kính trên compa. Để thước thẳng trước mặt, đặt đầu nhọn của compa trùng với vạch số 0 trên thước, sau đó mở dần compa sao cho khi đến đầu bút chì của compa chạm vào vạch 2cm của thước. Chúng ta hoàn thành bước xác định bán kính của hình tròn là 2cm.
+Bước 2: Vẽ hình tròn. Đặt đầu nhọn của compa vào chỗ muốn đặt tâm của hình tròn. Giữ nguyên vị trí của đầu nhọn, quay đầu bút chì đi 1 vòng ta được hình tròn có bán kính 2cm cần vẽ. Viết tên tâm O của đường tròn vào đúng vị trí đầu nhọn của compa.
-1 học sinh nhận xét.
-Học sinh lắng nghe.
*Giới thiệu compa.
*Cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.
+Bước 1: Xác định độ dài bán kính trên compa. Để thước thẳng trước mặt, đặt đầu nhọn của compa trùng với vạch số 0 trên thước, sau đó mở dần compa sao cho khi đến đầu bút chì của compa chạm vào vạch 2cm của thước. Chúng ta hoàn thành bước xác định bán kính của hình tròn là 2cm.
+Bước 2: Vẽ hình tròn. Đặt đầu nhọn của compa vào chỗ muốn đặt tâm của hình tròn. Giữ nguyên vị trí của đầu nhọn, quay đầu bút chì đi 1 vòng ta được hình tròn có bán kính 2cm cần vẽ. Viết tên tâm O của đường tròn vào đúng vị trí đầu nhọn của compa.
*Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành:
-Mục tiêu:
+Đọc tên bán kính, đường kính trong hình tròn.
+Vẽ hình tròn từ tâm và bán kính cho trước.
+Thực hành vẽ bán kính và đường kính hình tròn.
-Phương pháp:
+Hỏi – đáp.
+Quan sát – nhận xét.
+HĐ cá nhân.
-Hình thức tổ chức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung , kiến thức
-Giáo viên treo bảng phụ vẽ sẵn hình ở bài tập 1.
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
-Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. Yêu cầu lớp làm bài vào vở.
-Giáo viên theo dõi, giúp những học sinh còn lúng túng.
-Giáo viên gọi 1,2 học sinh đọc kết quả.
-Giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét bài trên bảng.
-Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.
-Giáo viên hỏi: Vì sao trong hình b, CD không được coi là đường kính của hình tròn tâm O?
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2.
-Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng vẽ hình, lớp vẽ hình vào vở.
-Giáo viên theo dõi, giúp những học sinh còn lúng túng.
-Giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét bài trên bảng.
-Giáo viên nhận xét, khen hình vẽ đẹp, đúng.
-Giáo viên gọi học sinh vẽ hình câu b, trả lời câu hỏi:
Em hãy nêu các bước vẽ hình tròn tâm I, bán kính 3cm?
-Giáo viên chốt: Nêu các bước vẽ hình tròn biết tâm và bán kính?
-Giáo viên treo bảng phụ vẽ sẵn hình và nội dung bài 3.
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
-Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. Yêu cầu lớp làm vào SGK trang 111.
-Giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét câu a trên bảng.
-Giáo viên nhận xét.
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc câu b trong bài của mình, giải thích vì sao chọn đáp án đó và nhận xét câu b trên bảng.
-Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.
-Giáo viên chốt: Em có nhận xét gì về độ dài bán kính và đường kính của hình tròn?
-Học sinh quan sát.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
-2 học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
-1,2 học sinh đọc kết quả.
a, Hình tròn tâm O có đường kính MN, PQ.. các bán kính là: OM, ON, OP, OQ.
b, Hình tròn tâm O có đường kính là AB, bánh kính là OA, OB.
-1 học sinh nhận xét bài trên bảng.
-Học sinh lắng nghe, đối chiếu bài.
-Học sinh trả lời: Vì CD không đi qua tâm O.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài 2.
-2 học sinh lên bảng vẽ hình, lớp vẽ hình vào vở.
-1 học sinh nhận xét bài trên bảng.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh trả lời:
+Bước 1: Xác định độ dài bán kính trên compa. Để thước thẳng trước mặt, đặt đầu nhọn của compa trùng với vạch số 0 trên thước, sau đó mở dần compa sao cho khi đến đầu bút chì của compa chạm vào vạch 3cm của thước. Chúng ta hoàn thành bước xác định bán kính của hình tròn là 3cm.
+Bước 2: Vẽ hình tròn. Đặt đầu nhọn của compa vào chỗ muốn đặt tâm của hình tròn. Giữ nguyên vị trí của đầu nhọn, quay đầu bút chì đi 1 vòng ta được hình tròn có bán kính 3cm cần vẽ. Viết tên tâm I của đường tròn vào đúng vị trí đầu nhọn của compa.
-Học sinh trả lời:
+Bước 1: Xác định độ dài bán kính.
+Vẽ hình tròn.
-Học sinh quan sát.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
-1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào SGK trang 111.
-1 học sinh nhận xét câu a trên bảng.
-Học sinh lắng nghe.
-1 học sinh đọc câu b trong bài:
-Sai. Vì OC và OD đều là bán kính của hình tròn tâm O.
-Sai. Vì OC và OM đều là bán kính của hình tròn tâm O.
-Đúng. Vì OC là bán kính, còn CD là đường kính của hình tròn tâm O.
Nhận xét bài trên bảng.
-Học sinh lắng nghe
-Học sinh trả lời: Độ dài bán kính bằng một phần hai độ dài đường kính. Hay độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
*Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn:
a, 
b, 
Kết quả:
a, Hình tròn tâm O có đường kính là MN, PQ.. các bán kính là OM, ON, OP, OQ.
b, Hình tròn tâm O có đường kính là AB, bán kính là OA, OB.
*Bài 2: Em hãy vẽ hình tròn có:
a, Tâm O, bán kính 2cm.
b, Tâm I, bán kính 3cm.
*Bài 3:
a, Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn sau:
b, Câu nào đúng, câu nào sai?
-Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD?
-Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM.
-Độ dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD.
Kết quả đúng:
a,
b,
-Sai.
-Sai.
-Đúng.
D, Củng cố:
Mục tiêu: Học sinh nhớ lại nội dung, kiến thức của bài.
-Giáo viên hỏi:
+Hôm nay học bài gì?
(Hôm nay học bài Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.)
+Tâm của hình tròn là điểm như thế nào?
(Tâm là trung điểm của đường kính.)
+So sánh độ dài bán kính và đường kính?
(Độ dài bán kính bằng một phần hai độ dài đường kính. Hay độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.)
-Giáo viên nhận xét tiết học.
E, Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài sau:
Mục tiêu: Học sinh biết cách làm bài tập về nhà (nếu có) và chuẩn bị bài sau.
-Giáo viên dặn dò:
+Về nhà vẽ hình tròn và xác định tâm, bán kính, đường kính cho thành thạo.
+Chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

File đính kèm:

  • docHinh_tron_tam_duong_kinh_ban_kinh.doc