Kế hoạch bài học Tin học 8 - Tiết 64+65: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Hữu Khoa
Hoạt động 1: Khám phá, điều khiển các hình không gian
Gv: Bên cạnh tạo ra hình phần mềm còn giúp ta có thể dịch chuyển, thay đổi kích thước, màu sắc tuỳ ý
- Dành cho HS 5 phút để cho HS tự khám phá và tìm hiểu xem làm thế nào để thực hiện được các việc đó.
Hs: Thảo luận nhóm, tham khảo Sgk và thực hành trên máy tính để tìm ra câu trả lời
Gv: Quan sát HS làm việc
Gv: Để di chuyển một hình không gian em làm thế nào?
Hs: Ta thực hiện thao tác kéo thả chuột rê hình đó
Gv: nhận xét và bổ sung
Hs: lắng nghe, tiếp thu và ghi vở
Gv: Muốn thay đổi kích thuớc của hình ta làm cach nào?
Hs: Chọn hình để xuất hiện các đường viền và các nút nhỏ cho phép thực hiện tương tác để thay đổi kích thước.
Gv: Gọi HS khác trả lời
Hs: HS khác trả lời
Gv: Nhận xét và giới thiệu lại:
+ Đối với hình trụ
+ Đối với hình lăng trụ tam giác:
+ Đối với hình chóp tam giác
+ Đối với hình nón
Hs: Lắng nghe và ghi vở
Gv: Còn thay đổi màu sắc thì sao?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Tuần - Tiết 64-65 Ngày dạy: / /2016 QUAN SÁT HÌNH KHÔNG GIAN VỚI PHẦN MỀM YENKA 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết cách thay đổi, di chuyển mô hình; thay đổi kích thước; màu sắc của các hình và biết thay đổi tính chất của hình. - Học sinh hiểu được các công dụng và thao tác cách thay đổi , di chuyển mô hình; thay đổi kích thước; màu sắc của các hình và biết thay đổi tính chất của hình để có thể thực hành với phần mềm. * Hoạt động 2: - Học sinh biết và hiểu các kiến thức, thao tác đã được học để thực hành thành thạo các thao tác trên phần mềm. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc di chuyển mô hình; thay đổi kích thước; màu sắc của các hình và thay đổi tính chất của hình. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo việc cách thay đổi , di chuyển mô hình; thay đổi kích thước; màu sắc của các hình và thay đổi tính chất của hình. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Khám phá, điều khiển các hình không gian. - Thực hành với phần mềm Yenka 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy. Phần mềm Yenka hoạt động tốt. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng: (5 phút) Câu 1: Phần mềm Yenka dùng để làm gì? Hãy nêu cách khởi động của phần mềm? Màn hình chính của phần mềm có những gì? Câu 2: Cho hình vẽ. Yêu cầu HS vẽ theo hình vẽ Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Khám phá, điều khiển các hình không gian Gv: Bên cạnh tạo ra hình phần mềm còn giúp ta có thể dịch chuyển, thay đổi kích thước, màu sắc tuỳ ý - Dành cho HS 5 phút để cho HS tự khám phá và tìm hiểu xem làm thế nào để thực hiện được các việc đó. Hs: Thảo luận nhóm, tham khảo Sgk và thực hành trên máy tính để tìm ra câu trả lời Gv: Quan sát HS làm việc Gv: Để di chuyển một hình không gian em làm thế nào? Hs: Ta thực hiện thao tác kéo thả chuột rê hình đó Gv: nhận xét và bổ sung Hs: lắng nghe, tiếp thu và ghi vở Gv: Muốn thay đổi kích thuớc của hình ta làm cach nào? Hs: Chọn hình để xuất hiện các đường viền và các nút nhỏ cho phép thực hiện tương tác để thay đổi kích thước. Gv: Gọi HS khác trả lời Hs: HS khác trả lời Gv: Nhận xét và giới thiệu lại: + Đối với hình trụ + Đối với hình lăng trụ tam giác: + Đối với hình chóp tam giác + Đối với hình nón Hs: Lắng nghe và ghi vở Gv: Còn thay đổi màu sắc thì sao? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, bổ sung. Gv: Cùng với học sinh đi tìm hiểu cách thay đổi tính chất của hình. Hs: Tìm hiểu cách thay đổi tính chất của hình. Hoạt động 2: Thực hành. Gv: Hướng dẫn học sinh thực hành lại các thao tác đã được học ở 2 tiết trước và trong tiết học hôm nay. Hs: Khởi động phần mềm thực hành lại các thao tác đã được học. Gv: Quan sát học sinh thực hành. 4. Khám phá, điều khiển các hình không gian a. Thay đổi, di chuyển: - Muốn thay đổi vị trí một hình khối trên màn hình, ta thực hiện thao tác kéo rê chuột lên hình này. b. Thay đổi kích thước: - Để thay đổi kích thước của một đối tượng trước tiên cần nháy chọn hình. Khi một hình được chọn ta sẽ thấy xuất hiện các đường viền và các nút nhỏ cho phép thực hiện tương tác để thay đổi kích thước đối tượng. c. Thay đổi màu cho các hình: - Để tô màu ta dùng công cụ - Khi nháy nút công cụ này ta có một danh sách màu đổ xuống. - Kéo thả các màu ra mô hình, khi đó trên hình xuất hiện các chấm đen để tô màu, kéo thả màu vào chấm đen hình cần tô. d. Thay đổi tính chất của hình: - Nháy đúp chuột lên đối tượng ta sẽ thấy xuất hiện hộp hội thoại mô tả các thông tin, tính chất của đối tượng. - Chúng ta có thể trực tiếp thay đổi hai thông số quan trọng của hình này là chiều cao (height) và độ dài cạnh đáy (base edge). Thực hiện thay đổi bằng cách gõ trực tiếp số vào ô hoặc nháy chuột vào vị trí để tăng, giảm giá trị theo từng đơn vị. Học sinh thực hành trên phần mềm Yenka. Tổng kết. (20 phút) - Cho học sinh thực hành các công cụ đã được học trong tiết này trên phần mềm Yenka. Hướng dẫn học tập. (3 phút) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. - Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện). Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước và tìm hiểu trước mục 4e và mục 5: Một số chức năng nâng cao: + Tìm hiểu cách gấp giấy thành hình không gian. + Tìm hiểu các chức năng nâng cao của phần mềm. PHỤ LỤC. ----------&----------
File đính kèm:
- Quan_sat_hinh_khong_gian_voi_phan_mem_Yenka.doc