Kế hoạch bài học Tin học 8 - Tiết 56, Bài 9: Làm việc với dãy số - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Hữu Khoa

Hoạt động 1: Dãy số và biến mảng: (10 p)

Gv: Phân tích ví dụ 1. Chỉ ra khó khăn trong việc khai báo và nhập giá trị cho các biến.

Hs: Nghe giảng để thấy được khó khăn.

Gv: Để giải quyết vấn đề trên , hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều có kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng . Dẫn học sinh đi đến khái niệm dữ liệu kiểu mảng.

Hs: Lắng nghe giáo viên giảng để hiểu khái niệm dữ liệu kiểu mảng.

Gv: Đưa ra biến mảng cụ thể: Diem. Chỉ cho học sinh thấy chỉ số; các biến trong mảng,

Hs: Quan sát, lắng nghe để hiểu hơn khái niệm.

Hoạt động 2: Ví dụ về biến mảng: (22’)

a) Khai báo biến mảng:

Gv: Đưa ra 2 ví dụ trong Sgk và chỉ rõ từng phần (Tên mảng, từ khóa, kiểu dữ liệu).

Hs: Quan sát 2 ví dụ và lắng nghe giáo viên giảng.

Gv: Từ 2 ví dụ yêu cầu học sinh đưa ra cú pháp khai báo biến mảng.

Hs: Đưa ra cú pháp.

Gv: Chính xác hóa kiến thức. Đưa ra thêm ví dụ để học sinh nắm.

b) Truy cập mảng:

Gv: Đưa ra cú pháp truy cập phần tử trong mảng.

Hs: Nắm cú pháp truy cập phần tử mảng.

Gv: Đưa ra ví dụ và bài tập cụ thể để học sinh hiểu.

Hs: Hiểu ví dụ và làm bài tập giáo viên ra.

Gv: Có thể thực hiện các thao tác như gán giá trị, so sánh, viết giá trị ra màn hình. với Diem[1], Diem[2].Diem[50] như với biến đã học (biến đơn).

c) Nhập giá trị cho biến mảng:

Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thông thường để nhập dữ liệu.

Hs: Chỉ ra cách nhập dữ liệu thông thường.

Gv: Đưa ra cách nhập dữ liệu cho mảng và nêu lợi ích.

Hs: Nắm câu lệnh nhập dữ liệu cho mảng.

 d) Viết giá trị của các phần tử của mảng ra màn hình:

Gv: Đưa ra lệnh viết giá trị của các phần tử của mảng ra màn hình và phân tích câu lệnh

Hs: Hiểu câu lệnh.

Gv: Kết hợp câu lệnh điều kiện để viết các giá trị phần tử của mảng ra màn hình theo điều kiện.

Hs: Nắm câu lệnh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tin học 8 - Tiết 56, Bài 9: Làm việc với dãy số - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Hữu Khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 29 - Tiết 56
 Ngày dạy: 17/03/2014
 Bài 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1: - Học sinh biết sự cần thiết phải có kiểu dữ liệu kiểu mảng trong ngôn ngữ lập trình.
 - Học sinh hiểu khái niệm dữ liệu kiểu mảng.
 * Hoạt động 2: - Học sinh biết cú pháp khai báo mảng; cách truy nhập giá trị các phần tử trong mảng; nhập giá trị và in giá trị các phần tử ra màn hình.
 - Học sinh hiểu cú pháp khai báo mảng; câu lệnh truy nhập giá trị các phần tử trong mảng; nhập giá trị và in giá trị các phần tử ra màn hình.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc khai báo mảng; truy nhập giá trị các phần tử trong mảng; nhập giá trị và in giá trị các phần tử ra màn hình.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc khai báo mảng; truy nhập giá trị các phần tử trong mảng; nhập giá trị và in giá trị các phần tử ra màn hình.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Dãy số và biến mảng.
- Ví dụ về biến mảng.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Giáo án
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (3’)
 Nêu cú pháp câu lệnh lặp với số lần biết trước và lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Dãy số và biến mảng: (10 p)
Gv: Phân tích ví dụ 1. Chỉ ra khó khăn trong việc khai báo và nhập giá trị cho các biến.
Hs: Nghe giảng để thấy được khó khăn.
Gv: Để giải quyết vấn đề trên , hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều có kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng.. Dẫn học sinh đi đến khái niệm dữ liệu kiểu mảng.
Hs: Lắng nghe giáo viên giảng để hiểu khái niệm dữ liệu kiểu mảng.
Gv: Đưa ra biến mảng cụ thể: Diem. Chỉ cho học sinh thấy chỉ số; các biến trong mảng,
Hs: Quan sát, lắng nghe để hiểu hơn khái niệm.
1. Dãy số và biến mảng:
 Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. 
Ví dụ: 
Hoạt động 2: Ví dụ về biến mảng: (22’)
Khai báo biến mảng:
Gv: Đưa ra 2 ví dụ trong Sgk và chỉ rõ từng phần (Tên mảng, từ khóa, kiểu dữ liệu).
Hs: Quan sát 2 ví dụ và lắng nghe giáo viên giảng.
Gv: Từ 2 ví dụ yêu cầu học sinh đưa ra cú pháp khai báo biến mảng..
Hs: Đưa ra cú pháp.
Gv: Chính xác hóa kiến thức. Đưa ra thêm ví dụ để học sinh nắm.
Truy cập mảng: 
Gv: Đưa ra cú pháp truy cập phần tử trong mảng. 
Hs: Nắm cú pháp truy cập phần tử mảng.
Gv: Đưa ra ví dụ và bài tập cụ thể để học sinh hiểu.
Hs: Hiểu ví dụ và làm bài tập giáo viên ra.
Gv: Có thể thực hiện các thao tác như gán giá trị, so sánh, viết giá trị ra màn hình... với Diem[1], Diem[2]...Diem[50] như với biến đã học (biến đơn).
Nhập giá trị cho biến mảng:
Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thông thường để nhập dữ liệu. 
Hs: Chỉ ra cách nhập dữ liệu thông thường.
Gv: Đưa ra cách nhập dữ liệu cho mảng và nêu lợi ích.
Hs: Nắm câu lệnh nhập dữ liệu cho mảng.
 d) Viết giá trị của các phần tử của mảng ra màn hình: 
Gv: Đưa ra lệnh viết giá trị của các phần tử của mảng ra màn hình và phân tích câu lệnh
Hs: Hiểu câu lệnh.
Gv: Kết hợp câu lệnh điều kiện để viết các giá trị phần tử của mảng ra màn hình theo điều kiện.
Hs: Nắm câu lệnh.
2. Ví dụ về biến mảng:	
a) Khai báo biến mảng:
 Cú pháp khai báo:
 : array [ . .] of [kiểu dữ liệu];
 Trong đó chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên hoặc biểu thức nguyên thỏa mản chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối và kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real.
 Ví dụ: Khai báo mảng A gồm 20 phần tử có kiểu nguyên:
 A: array [1 . . 20] of integer;
Truy cập mảng: 
 Cú pháp: Tên biến mảng[chỉ số phần tử]. 
 Ví dụ: var Diem: array[1..50] of real;
 Diem[1] là phần tử thứ nhất; 
 Diem[5] là phần tử thứ 5. 
 Có thể thực hiện các thao tác như gán giá trị, so sánh, viết giá trị ra màn hình... với Diem[1], Diem[2]...Diem[50] như với biến đã học (biến đơn).
c) Nhập giá trị cho biến mảng:
 var Diem: array[1..50] of real;
 Nhập dữ liệu cho mảng: 
 For i:=1 to 50 do readln(Diem[i]);
 d) Viết giá trị của các phần tử của mảng ra màn hình: 
 For i:=1 to 50 do writeln(‘Diem[‘,i,’]=’ );
 Viết ra màn hình những điểm số lớn hơn hoặc bằng 9 chẳng hạn, câu lệnh như sau:
 For i:=1 to 50 do 
 if Diem[i]>=9 then writeln(Diem[i]);
Tổng kết. (5 phút)
- Yêu cầu các em học sinh nhắc lại những kiến thức vừa học.
- Đưa ra bài tập cho học sinh áp dụng kiến thức vừa học.
Hướng dẫn học tập. (3 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. 
 Làm bài tập sách giáo khoa.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Tìm hiểu lại ví dụ 6 bài 5. Xem trước chương trình ở mục 3 của bài này.
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

File đính kèm:

  • docBai_9_Lam_viec_voi_day_so.doc