Kế hoạch bài học Tin học 6 - Tiết 3, Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin - Năm học 2014-2015 - Trần Thị Linh

Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản(10 phút)

 GV: Hãy cho biết các dạng thông tin em biết

HS: Có thể nhận biết được thông tin nhờ hình ảnh, âm thanh, hoặc văn bản.

GV: Có 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học là văn bản, hình ảnh và âm thanh

GV mở rộng giới thiệu các dạng thông tin kết hợp cho những cảm nhận và hiểu biết chính xác hơn, VD hình ảnh động, hình ảnh động kết hợp âm thanh (phim ảnh)

GV lưu ý HS: ba dạng thông tin đã trình bày trong SGK không phải là tất cả các dạng thông tin có thể. Trong cuộc sống con người còn thường thu nhận thông tin dưới dạng khác: mùi vị, cảm giác (nóng lạnh, vui buồn.). Nhưng hiện tại ba dạng thông tin nói trên là những dạng thông tin cơ bản mà máy tính có thể xử lý được.

 Con người luôn nghiên cứu các khả năng để có thể xử lý các dạng thông tin khác. Trong tương lai có thể máy tính sẽ lưu trữ và xử lý được các dạng thông tin ngoài ba dạng cơ bản nói trên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tin học 6 - Tiết 3, Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin - Năm học 2014-2015 - Trần Thị Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02– Tiết : 03
Ngày dạy: 27/8/2014
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
- HS biết:
+ Hoạt động 1: Biết được các dạng thông tin cơ bản.
	+ Hoạt động 2: Biết được cách biểu diễn thông tin trong đời sống con người. 
	+ Hoạt động 3: Biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
- HS hiểu:	
+ Hoạt động 1: Hiểu được các dạng thông tin cơ bản
	+ Hoạt động 2: Hiểu được cách biểu diễn thông tin trong đời sống con người
	+ Hoạt động 3: Hiểu được cách biểu diễn thông tin trong máy tính
1.2 Kỷ năng
- Học sinh thực hiện được: Cách biểu diễn thông tin trên máy tính.
- Học sinh thực hiện thành thạo được: Cách biểu diễn thông tin trên máy tính . 
1.3 Thái độ
- Thói quen: Học tập tích cực, hăng say.
- Tính cách: Chăm ngoan.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Các dạng thông tin cơ bản.
- Biểu diễn thông tin.
- Biểu diễn thông tin trong máy tính
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
3.2 Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện(1 phút)
Lớp 6A6:	
4.2 Kiểm tra miệng(5 phút)
Đề ra: 
Câu 1: Thông tin là gì? (5đ)
Câu 2: Hoạt động của thông tin bao gồm những gì? (5đ)
Đáp án:
Câu 1: Thông tin là: Tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và chính con người.
Câu 2: Hoạt động của thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trử và truyền thông tin.
4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản(10 phút)
 GV: Hãy cho biết các dạng thông tin em biết
HS: Có thể nhận biết được thông tin nhờ hình ảnh, âm thanh, hoặc văn bản.
GV: Có 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học là văn bản, hình ảnh và âm thanh
GV mở rộng giới thiệu các dạng thông tin kết hợp cho những cảm nhận và hiểu biết chính xác hơn, VD hình ảnh động, hình ảnh động kết hợp âm thanh (phim ảnh)
GV lưu ý HS: ba dạng thông tin đã trình bày trong SGK không phải là tất cả các dạng thông tin có thể. Trong cuộc sống con người còn thường thu nhận thông tin dưới dạng khác: mùi vị, cảm giác (nóng lạnh, vui buồn...). Nhưng hiện tại ba dạng thông tin nói trên là những dạng thông tin cơ bản mà máy tính có thể xử lý được.
 Con người luôn nghiên cứu các khả năng để có thể xử lý các dạng thông tin khác. Trong tương lai có thể máy tính sẽ lưu trữ và xử lý được các dạng thông tin ngoài ba dạng cơ bản nói trên.
Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin (10 phút)
+ Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản.
+ Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và ký hiệu toán học.
+ Để mô tả một hiện tượng vật lý, các nhà khoa học có thể sử dụng các phương trình toán học.
+ Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể, vv...
GV: Bản thân thông tin là một khái niệm phi vật chất. Chúng ta thường tiếp xúc với thông tin qua các dạng biểu diễn thông tin trên các vật mang thông tin cụ thể
 Ba dạng thông tin cơ bản đã đề cập ở trên, về thực chất, chỉ là các cách biểu diễn thông tin mà thôi.
 Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau, chẳng hạn để diễn tả cùng một buổi sáng đẹp trời, hoạ sĩ có thể vẽ bức tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc, nhà thơ có thể sáng tác một bài thơ, cùng các con số có thể biểu diễn dưới dạng bảng hay đồ thị,...
 Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được. Mặt khác thông tin cần được biểu diễn dưới dạng có thể "tiếp nhận được" (đối tượng nhận thông tin có thể hiểu và xử lý được)
1. Các dạng thông tin cơ bản
 Có 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học là văn bản, âm thanh và hình ảnh
* Dạng Văn bản
Những gì ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay ký hiệu trong sách vở, báo chí...là các ví dụ về thông tin ở dạng văn bản.
* Dạng hình ảnh
Những hình vẽ minh hoạ trong sách báo, các nhân vật trong phim hoạt hình, tấm ảnh chụp người bạn ...cho chúng ta thông tin ở dạng hình ảnh
*Dạng âm thanh 
Tiếng đàn Pianô từ cửa sổ nhà bên, tiếng chim ca lảnh lót mỗi buổi sớm mai, tiếng còi xe ô tô em nghe trên đường tới trường ...là những ví dụ về thông tin ở dạng âm thanh.
2. Biểu diễn thông tin
*Biểu diễn thông tin
Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó
*Vai trò của biểu diễn thông tin
- Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin.
VD:
 Việc mô tả bằng lời về hình dáng hoặc tấm ảnh của người bạn chưa quen cho em một hình dung về bạn ấy, giúp em nhận ra bạn ở lần gặp đầu tiên.
- Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin, không chỉ cho những người đương thời mà cho cả thế hệ tương lai.
VD: 
 Các hình vẽ của người xưa khắc hằn trong hang động cho ta biết được phần nào về cuộc sống con người thời cổ đại. Những tấm bia như bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội cho ta thông tin về các sự kiện và con người cách xa ta hàng trăm năm lịch sử...
- Biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính (15 phút)
GV: Sự chuyển tiếp tự nhiên từ các kiến thức đã được truyền đạt ở trên sẽ dẫn tới cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bít vì máy tính có thể lưu giữ và xử lý được các dãy bít.
 GV chỉ cần dừng lại ở phát biểu: Thông tin được biểu diễn dưới dạng các dãy bít và dùng các dãy bít ta có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản trong máy tính là đủ, không cần đi sâu giải thích như thế nào và tại
 Sao.
 Thuật ngữ bít được sử dụng trong định nghĩa của nhiều khái niệm khác nhau: đơn vị đo thông tin, vị trí lưu thông tin, các số nhị phân,...
 Trong bài này có thể hiểu nôm na rằng bít là đơn vị (vật lý) có thể có một trong hai trạng thái có hoặc không. Chúng ta sử dụng hai kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn trạng thái của một bít. Làm việc với hai ký hiệu 0 và 1 (số nhị phân) tương đương với làm việc với các trạng thái của bít.
 Khái niệm dữ liệu theo nghĩa đời thường còn được hiểu là số liệu "thô", thông tin "thô". Người ta thường hay nói "kết xuất thông tin từ dữ liệu", nghĩa là xử lý dữ liệu để nhận được thông tin có ích, thông tin dễ hiểu và dễ thu nhận
 Trong tin học chúng ta lại hiểu rằng dữ liệu là dạng biểu diễn của thông tin và được lưu giữ trong bộ nhớ của máy tính. GV lưu ý điều này để tránh nhầm lẫn với nghĩa đời thường của dữ liệu.
 SGK không đi sâu vào các chi tiết kỹ thuật nên GV trình bày ngắn gọn là "giản đơn trong kĩ thuật thực hiện". GV giải thích các thành phần quan trọng của máy tính, ví dụ như bộ xử lý trung tâm, về mặt vật lý chính là một tổ hợp của rất nhiều mạch điện, tổ hợp logic các trạng thái của các mạch điện đó cho ta kết quả hoạt động của bộ xử lý trung tâm.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tùy theo mục đích và đối tượng dùng tin
VD: Với người khiếm thính thì không thể dùng âm thanh, với người khiếm thị thì không thể dùng hình ảnh.
- Để máy tính trợ giúp được con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. Đối với các máy tính thông dụng hiện nay, dạng biểu diễn ấy là dãy bít (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai ký hiệu 0 và 1. Nói cách khác, để máy tính có thể xử lý, các thông tin cần được biến đổi thành các dãy bít.
- Trong tin học, thông tin lưu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu
- Hai ký hiệu 1 và 0 tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện
- Với vai trò như là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau: +Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bít.
 + Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bít thành một trong các dạng quen thuộc với con người: Văn bản, âm thanh và hình ảnh.
* Ghi nhớ: 
- Ba dạng cơ bản của thông tin là văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. 
- Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người.
- Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính.
- Để máy tính có thể xử lý, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bít chỉ gồm hai ký hiệu 0 và 1.
4.4 Tổng kết
Có ba dạng cơ bản của thông tin: Văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Thông tin có thể được biểu diễn với nhiều hình thức khác nhau.
Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính.
Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bít: 0 và 1.
4.5 Hướng dẫn học bài
+ Đối với bài học ở tiết này:
Học thuộc các khái niệm trong phần ghi nhớ.
Làm các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 9
+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 - Đọc trước bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính.
5.PHỤ LỤC
- Sgk tin học quyển 1.
Tuần 27– Tiết : 51
Ngày dạy: 04/03/2014
KIỂM TRA THỰC HÀNH MỘT TIÊT
I. MỤC TIÊU	
- Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức về thực hành của chương 3+4
- Hình thành thái độ nghiêm túc, trung thực.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
	Đề kiểm tra, các hình ảnh cho các đề tài, đáp án
2. Học sinh
	Ôn tập về thực hành 
III. KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN TIN HỌC 9
Học sinh chọn 1 đề tài như:
1.Lịch sử máy tính
2.Giới thiệu một số loài hoa
3.Hà Nội
4.Nha Trang
5.Đồng Nai
6.Danh lam thắng cố đô Huế
7.Hạ long
+ Dùng phần mềm PowerPoint để thiết kế một bài trình chiếu.
+ Mỗi bài trình chiếu có số trang chiếu từ 5 đến 10.
+ Bài nộp theo chỉ dẫn của giáo viên coi thi. (Nộp về Email: của thầy, hay ổ đĩa 
E:\THUCHANHTIN9HK2)
Biểu điểm:
1. Tạo được từ 2 trang chiếu trở lên:	2 đ
2. Tạo được màu nền cho các trang chiếu	 	2 đ
3. Có nội dung phong phú, hợp lí	2 đ
4. Tạo được chuyển trang	2 đ
5. Tạo được hiệu ứng động cho các trang chiếu	 	2 đ

File đính kèm:

  • docBai_2_Thong_tin_va_bieu_dien_thong_tin.doc