Kế hoạch bài học Tập đọc Kể chuyện Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007 - Tống Thị Duyên
* Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và yêu cầu HS nêu các màu có trong bức tranh minh hoạ Cửa Tùng.
- Giới thiệu : Bài tập đọc hôm nay sẽ đưa các em đến thăm Cửa Tùng. Một cửa biển đẹp nổi tiếng ở miền Trung. Cửa Tùng là một cửa biển kì vĩ, nước biển thay đổi theo từng thời điểm trong ngày tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu
- Đọc đúng các từ, tiếng khó
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Bến Hải, Hiền Lương,đồi mồi, bạch kim,.
Cách tiến hành
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, thong thả, thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của Cửa Tùng. Chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả như : in đậm, mướt màu xanh, rì rào gió thổi, mênh mông, Bà Chúa,đỏ ối, hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục, chiếc lược đồi mồi, mái tóc bạch kim,.
b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. Theo dõi HS đọc bài và hướng dẫn ngắt giọng các câu khó ngắt.
- Giải nghĩa các từ khó.
- GV giảng thêm từ dấu ấn lịch sử (sự kiện quan trọng, đậm nét trong lịch sử).
- Yêu cầu HS 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
Mục tiêu
- Hiểu được nội dung bài : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Cửa Tùng, một cửa biển ở miền Trung nước ta.
Cách tiến hành
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Hỏi: Cửa Tùng ở đâu ?
- Treo bản đồ, giới thiệu vị trí sông Bến Hải và nêu : Sông Bến Hải là con sông chảy qua tỉnh Quảng Trị, đây là con sông chia cắt hai miền Nam - Bắc của nước ta trong suốt thời kì chống Mĩ từ 1954 đến 1975. Con sông này đã chứng kiến cuộc đấu tranh gian khổ nhưng hào hùng của những người dân Quảng Trị, vì thế tác giả viết "con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Cửa Tùng là nơi sông Bến Hải gặp biển.
- Hỏi: Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp ?
- Yêu cầu đọc đoạn 2 của bài.
- Hỏi: Tìm câu văn cho thấy rõ nhất sự ngưỡng mộ của mọi người đối với bãi biển Cửa Tùng.
- Hỏi: Em hiểu thế nào là : "Bà Chúa của các bãi tắm ?"
- Hỏi: Sắc màu bãi biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ?
- Hỏi: Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng với gì ?
- Hỏi: Em thích nhất điều gì ở bãi biển Cửa Tùng.
- Hỏi: Hãy nói một câu phát biểu cảm nghĩ của em về Cửa Tùng.
- Cửa Tùng là một trong những danh thắng nổi tiếng của nước ta.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu
- Đọc trôi chảy được cả bài và bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng , thong thả, thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của biển Cửa Tùng.
Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS luyện đọc lại đoạn 2 của bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn do
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
ùnh giặc. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bản đồ Việt Nam. Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Bảng phụ chép sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Người liên lạc nhỏ. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài - Trong suốt thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp, các cán bộ cách mạng của ta đã sèng và chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc, cùng đồng bào Việt bắc chia ngọt, sẻ bùi đưa kháng chiến đến thắng lợi năm 1954. (GV chỉ khu Việt Bắc trên bản đồ : Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang). Năm 1955 Chính phủ và cán bộ trở về xuôi nhưng trong lòng không nguôi nỗi nhớ chiến khu, nhớ Việt Bắc. Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trong bài thơ nổi tiếng này. - Ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu - Đọc đúng các từ, tiếng khó - Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung, ... Cách tiến hành a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng tha thiết, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, thể hiện sự tự hào ở đoạn cuối khi nói về người Tây Bắc đánh giặc giỏi.. b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. Theo dõi HS đọc bài và nhắc HS ngắt nhịp cho đúng. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc một khổ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ. * Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài Mục tiêu - HS trả lời được câu hỏi - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ Cách tiến hành - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là "ta", "mình", em hãy cho biết "ta" chỉ ai, "mình" chi những ai ? - Hỏi : Khi về xuôi, người cán bộ nhớ những gì ? - Khi về xuôi, người cán bộ đã nhắn nhủ với người Việt Bắc rằng "Ta về, ta nhớ những hoa cùng người", "hoa" trong lời nhắn nhủ này chính là cảnh rừng Việt Bắc. Vậy cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp ? Hãy đọc thầm bài thơ và tìm những câu thơ nói nên vẻ đẹp của rừng Việt Bắc? - Giảng : Với 4 câu thơ, tác giả đã vẽ nên trước mắt chúng ta một bức tranh tuyệt đẹp về núi rừng Việt Bắc. Việt Bắc rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như rừng xanh, hoa chuối đỏ, hoa mơ trắng, lá phách vàng. Việt Bắc cũng sôi nổi với tiếng ve nhưng cũng thật yên ả với ánh trăng thu. Cảnh Việt Bắc đẹp và người Việt Bắc thì đánh giặc thật giỏi. Em hãy tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi? - Nhớ người Việt Bắc tác giả không chỉ nhớ những ngày đánh giặc oanh liệt nhớ vẻ đẹp, nhớ những hoạt động thường ngày của người Việt Bắc. Em hãy tìm trong bài thơ những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc? - Hỏi : Qua những điều vừa tìm hiểu, bạn nào cho biết nội dung chính của bài thơ là gì ? - Hỏi : Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào ? * Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ Mục tiêu - HS đọc thuộc bài thơ Cách tiến hành - GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bài thơ. - Xoáù dần bài thơ trên bảng và yêu cầu HS đọc sau mỗi lần xoá. - Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi một số HS đọc trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại đề. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS đọc đúng các từ cần chú ý phát âm đã nêu ở Mục tiêu. - Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV: - 2 HS đọc bài. Chú ý ngắt giọng đúng nhịp thơ : Ta về,/ mình có nhớ ta/ Ta về,/ ta nhớ / những hoa cùng người.// Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh / dao cài thắt lưng.// Ngày xuân / mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón/chuốt từng sợi dang.// Nhớ khi / giặc đến / giặc lùng / Rừng cây núi đá / ta cùng đánh Tây.// - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một khổ thơ trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - Cả lớp đọc đồng thanh. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - "Ta" trong bài thơ chính là tác giả, người sẽ về dưới xuôi, còn "mình" chỉ người Việt Bắc, người ở lại. - Khi về dưới xuôi, người cán bộ nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc. - HS đọc thầm lại khổ thơ đầu và trả lời : Những câu thơ đó là : Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi ; Ngày xuân mơ nở trắng rừng ; Ve kêu rừng phách đổ vàng ; Rừng thu trăng rọi hoà bình. - Nghe giảng và nghe câu hỏi, sau đó trả lời : Những câu thơ cho ta thấy Việt Bắc đấnh giặc giỏi là : Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây ; Núi giăng thành luỹ sắt dày ; Rừng che bộ đội rừng vây quân thù. - Những câu thơ cho thấy vẻ đẹp của người Việt Bắc là : Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng ; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang ; Nhớ cô em gái hái măng một mình ; Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. - Nội dung chính của bài thơ là cho ta thấy cảnh Việt Bắc rất đẹp, người Việt Bắc cũng rất đẹp và đánh giặc giỏi. - Tác giả rất gắn bó, yêu thương, nhưỡng mộ cảnh vật và con người Việt Bắc. Khi về xuôi, tác giả rất nhớ Việt Bắc. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Đọc bài theo yêu cầu, có thể đọc đồng thanh theo lớp, tổ, nhóm, hoặc đọc cá nhân. - 2 đến 3 HS đọc bài trước lớp, có thể đọc cả bài hoặc đọc một khổ trong bài Ngµy th¸ng n¨m 2006 MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CAO I. Mơc ®Ých, yªu cÇu. 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài, biết phân biệt giọng lời kể chuyện và lời của nhân vật. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Sủng Thài, trường nội trú, cải thiện,... Biết một số điều về cuộc sống của các bạn HS miền núi : tuy còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng các bạn rất yêu trường, yêu lớp của mình. Biết giới thiệu về trường mình, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ nội dung truyện (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Bản đồ Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhớ Việt Bắc. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài - Treo tranh minh hoạ bài tập đọc, yêu cầu HS đọc tên bài tập đọc trong SGK trang 118 và hỏi : Em hiểu thế nào là vùng cao ? - Chỉ tranh minh hoạ bản đồ Việt Nam và giới thiệu bài : Bức tranh các em đang quan sát tranh minh hoạ hoạt động ở một trường tiểu học Sủng Thài. Sủng Thài là một xã thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (chỉ bản đồ), Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, được coi là địa đầu của Tổ Quốc. Trong bài học hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu cuộc sống của các bạn trường tiểu học Sủng Thài, một trường tiểu học vùng cao. - Ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu - Đọc đúng các từ, tiếng khó - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Sủng Thài, trường nội trú, cải thiện,... Cách tiến hành a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả. Chú ý lời các nhân vật : + Giọng Sùng Tờ Dìn : nhanh, tự tin. + Giọng khách : vui vẻ, thân thiện. b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - HD HS chia bài thành 3 đoạn như sau : + Đoạn 1 : Nghe nói ... Các thầy cô ăn ở cùng học sinh. + Đoạn 2 : Vừa đi ... để cải thiện bữa ăn. + Đoạn 3 : Phần còn lại. - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn của bài, theo dõi HS đọc và yêu cầu HS đọc lại các câu mắc lỗi ngắt giọng. - Giải nghĩa các từ khó. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài Mục tiêu - HS trả lời được câu hỏi. - Biết một số điều về cuộc sống của các bạn HS miền núi : tuy còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng các bạn rất yêu trường, yêu lớp của mình. - Biết giới thiệu về trường mình, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp. Cách tiến hành - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 trước lớp. - Hỏi: Ai là người dẫn khách đi thăm trường ? - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 - Hỏi: Bạn Dìn giới thiệu những gì về trường mình ? + GV gợi ý : Bạn Sùng Tờ Dìn đưa khách đi thăm những nơi nào của trường ? Bạn kể những gì cho khách nghe về nếp sinh hoạt của học sinh và thầy cô trong trường ? - GV giảng thêm : Ở vùng cao, mọi người sống rất thưa thớt, đời sống còn nhiều khó khăn. Các bạn HS phải đi học rất xa, có khi đi cả ngày đường mới đến trường, vì thế các trường ở vùng cao thường là trường nội trú, HS đến trường học và ăn, ngủ, nghỉ sinh hoạt tại trường, một tuần, hoặc một tháng, .. mới về nhà một lần. - Hỏi: Khi nghe Sùng Tờ Dìn giới thiệu về trường, về nếp sinh hoạt của HS trong trường, người khách đã hỏi em điều gì ? - Hỏi: Khi đó, Dìn trả lời thế nào ? - Hỏi: Tình cảm của Dìn đối với trường như thế nào ? Nhờ đâu em biết điều đó ? (gợi ý : Khi giới thiệu về trường, Dìn có thái độ như thế nào ? Mỗi thứ bảy được về nhà, Dìn lại mong điều gì ?). - Hỏi: Em có yêu trường mình không ? hãy giới thiệu vài nét về trường em. + Định hướng : Trường em tên là gì ? Trong trường có các phòng nào ? Hằng ngày, khi đến trường em được tham gia những hoạt động nào ? Tình cảm của em đối với trường ? ... * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài Mục tiêu - Đọc trôi chảy được toàn bài, biết phân biệt giọng lời kể chuyện và lời của nhân vật. Cách tiến hành - Yêu cầu HS tự chọn một đoạn trong bài và luyện đọc lại đoạn đó. - Gọi 3 đến 4 HS đọc đoạn mình chọn trước lớp, sau khi đọc giải thích rõ tại sao em chọn đọc đoạn đó. - Nhận xét và cho điểm HS. * Hoạt động cuối: - Hỏi : Câu chuyện cho em biết điều gì về cuộc sống của các bạn HS vùng cao ? - Nhận xét tiết học. - Đọc Một trường tiểu học vùng cao và trả lời : vùng cao là vùng núi. - Nghe GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại đề. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS nhìn bảng phụ, đọc các từ cần chú ý phát âm đúng đã nêu ở mục tiêu bài học. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Dùng bút chì gạch đánh dấu phân cách giữa các đoạn của bài, nếu cần. - 3 HS đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu : - Hội đồng giáo viên đang họp / nên em Sùng Tờ Dìn,/ liên đội trưởng,/ dẫn chúng tôi đi thăm trường.// - Cứ sáng thứ hai,/ Chúng em lại đến trường/ cùng với gạo ăn một tuần,/ chiều thứ bảy lại về nhà.// Nhà ai nghèo / thì Uûy ban xã giúp gạo.// - Về nhà,/ ai cũng mong sớm đến thứ hai để lại được gặp nhau.// - HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. - Bạn Sùng Tờ Dìn, liên đội trưởng dẫn khách đi thăm trường. - Bạn Sùng Tờ Dìn giới thiệu : + Trong trường có đủ phòng học cho năm lớp, có bếp, phòng ăn, nhà ở. + Các thầy cô ăn ở cùng HS. + Sáng thứ hai hàng tuần, HS đến trường mang theo gạo ăn của một tuần, chiều thứ bảy mới về nhà. Nhà ai nghèo được Uỷ ban xã cấp gạo ăn. + Hằng ngày, vào buổi sáng, HS lên lớp học bài, buổi chiều làm bài. Ngoài giờ học, các bạn học múa, hát, chơi thể thao hoặc trồng rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn. - Người khách hỏi : Đi học cả tuần, Dìn có nhớ nhà không ? - Dìn trả lời rằng lúc đầu các bạn HS trong trường cũng nhớ nhà, nhưng ở trường rất vui nên khi về nhà lại mong được đến trường. - Dìn rất yêu trường, khi giới thiệu về trường với người khách, bạn đã giới thiệu một cách tự tin, thoải mái và tự hào về ngôi trường của mình. Dìn còn nói ở trường rất vui nên khi về nhà rất nhớ và mong sớm được trở lại trường. - 3 đến 4 HS giới thiệu trước lớp. Cả lớp nghe và nhận xét. - HS tự luyện đọc. - 3 đến 4 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Cuộc sống khó khăn nhưng các bạn rất yêu trường, yêu lớp. Ngµy th¸ng n¨m 2006 HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA (2 tiết) I. Mơc ®Ých, yªu cÇu. A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,... Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn. B - Kể chuyện Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Một chiếc hũ (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Tập đọc 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu 1 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Một trường tiểu học vùng cao. 1 HS lên bảng kể về trường em. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài - GV viết đề lên bảng. * Hoạt động 1 : Luyện đọc Mục tiêu - Đọc đúng các từ, tiếng khó - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,... Cách tiến hành a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chý ý : + Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng. + Giọng người cha ở đoạn 1 : thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con ; ở đoạn 2 : nghiêm khắc ; ở đoạn 4 : xúc động, có sự yên tâm, hài lòng về con ; ở đoạn 5 : trang trọng, nghiêm túc. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong bài. - Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài Mục tiêu HS trả lời được câu hỏi. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Cách tiến hành - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Câu chuyện có những nhân vật nào ? - Ông lão là người như thế nào ? - Ông lão buồn vì điều gì ? - Ông lão mong muốn điều gì ở người con ? - Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất, người con đã làm gì ? - Người cha đã làm gì với số tiền đó ? - Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ? - Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai ? - Người con dã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ? - Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì ? - Hành động đó nói lên điều gì ? - Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ? - Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ? - Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em. * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài Mục tiêu Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật. Cách tiến hành - Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. - Nghe GV giới thiệu bài - HS nhắc lại đề. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó : - Cha muốn trước khi nhắm mắt / thấy con kiếm nổi bát cơm.// Con hãy đi làm / và mang tiền về đây.// - Bây giờ / cha tin tiền đó chính tay con làm ra.// Có làm lụng vất vả,/ người ta mới biết quý đồng tiền.// - Nếu con lười biếng, / dù cha cho một trăm hũ bạc/ cũng không đủ.// Hũ bạc tiêu không bao giờ hết/ chính là hai bàn tay con. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa của các từ mới. HS đặt câu với từ thản nhiên, dành dụm. - 5 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai. - Ông là người rất siêng năng, chăm chỉ. - Ông lão buồn vì người con trai của ông rất lười biếng. -
File đính kèm:
- TAP DOC - KE CHUYEN da sua.doc