Kế hoạch bài học Sinh học 7 tiết 56: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
Hoạt động 1. Vào bài: Trong quá trình tiến hóa của động vật, các hệ cơ quan được hình thành và hoàn chỉnh thông qua quá trình phức tạp hóa, nghĩa là các hệ cơ quan mới có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phưc tạp, thích nghi đựơc với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật.
Thế nào là sự tiến hóa về tổ chức cơ thể ở động vật? quá trình tiến hóa tổ chức cơ thể được thực hiện qua những thời gian địa chất, được tính bằng triệu năm, gắn liền với sự thích nghi của động vật với điều kiện khí hậu của Trái Đất trong quá trình phát triển lịch sử của chúng.
Chương VII. SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT * Mục tiêu chương: 1. Kiến thức: - Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở ở sự phức tạp hóa trong tổ chức cơ thể, ở các hình thức sinh sản từ thấp đến cao. - Nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật – cây phát sinh giới Động vật. 2. Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát, lập bảng so sánh rút ra nhận xét, thảo luận nhóm. - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong các bài. 3. Thái độ: * GDBVMT: - Có ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản. - Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. * GD hướng nghiệp: - Liên quan tới hướng nghiên cứu về tiến hóa. - Giải thích về nguồn gốc phát sinh và các hướng tiến hóa về động vật, giúp học sinh có kiến thức tổng quan về thế giới động vật. * GD kĩ năng sống Bài: 54 - Tiết: 56 TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ Tuần dạy 29 Ngày dạy: 9/2/2015 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở sự phức tạp hóa trong tổ chức cơ thể. - HS hiểu: Minh họa được sự tiến hóa tổ chức cơ thể thông qua các hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục. 1.2. Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng lập bảng so sánh - Phát triển kĩ năng quan sát, rút ra nhận xét, thảo luận nhóm. 1.3. Thái độ : - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn 2. TRỌNG TÂM: - So sánh một số hệ cơ quan của động vật - Sự phức tạp hóa về tổ chức cơ thể 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Tranh sự tiến hóa một số hệ cơ quan của đại diện các ngành ĐV. Bảng phụ kẻ bảng SGK / 176, các miếng bìa ghi sẵn các câu trả lời lựa chọn. Máy chiếu. 3.2. Học sinh: Xem trước bài. Kẻ bảng SGK/ 176 vào vở bài tập 4. TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định, tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra miệng: Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: 1. Cá hô hấp bằng: A. Da B. Mang C. Phổi D. Hệ thông ống khí 2. Động vật có tim 3 ngăn và tâm thất có vách hụt là: A. Cá B. Lưỡng C. Bò sát D. Chim *Đáp án: 1.B, 2.C 4.3 Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1. Vào bài: Trong quá trình tiến hóa của động vật, các hệ cơ quan được hình thành và hoàn chỉnh thông qua quá trình phức tạp hóa, nghĩa là các hệ cơ quan mới có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phưc tạp, thích nghi đựơc với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật. Thế nào là sự tiến hóa về tổ chức cơ thể ở động vật? quá trình tiến hóa tổ chức cơ thể được thực hiện qua những thời gian địa chất, được tính bằng triệu năm, gắn liền với sự thích nghi của động vật với điều kiện khí hậu của Trái Đất trong quá trình phát triển lịch sử của chúng. Hoạt động 2. So sánh một số hệ cơ quan của động vật - Mục tiêu: Minh họa được sự tiến hóa tổ chức cơ thể thông qua các hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục. p GV: Treo (chiếu) tranh sự tiến hóa một số hệ cơ quan của đại diện các ngành ĐV ¨ HS: Quan sát tranh, đọc câu trả lời. ¢ HS: Thảo luận nhóm lựa chọn nội dung thích hợp hoàn thành bảng trong vở bài tập. p GV: Treo bảng phụ kẻ bảng/176 ¢ HS: Đại diện nhóm lên gắn các miếng bìa viết sẵn các câu trả lời cho phù hợp à nhóm khác nhận xét, bổ sung r GV: Hoàn chỉnh bảng Tên động vật Ngành Hô hấp Tuần hoàn Thần kinh Sinh dục Trùng biến hình ĐV nguyên sinh Chưa phân hóa Chưa phân hóa Chưa phân hóa Chưa phân hóa Thủy tức Ruột khoang Chưa phân hóa Chưa phân hóa Hình mạng lưới Tuyến sinh dục không có ống dẫn Giun đất Giun đốt Da Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) Tuyến sinh dục có ống dẫn Châu chấu Chân khớp Hệ ống khí Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở Hình chuỗi hạch (hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng) Tuyến sinh dục có ống dẫn Cá chép ĐVCXS Mang Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn Ếch đồng (trưởng thành) ĐVCXS Da và phổi Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn Thằn lằn ĐVCXS Phổi Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn Chim bồ câu ĐVCXS Phổi và túi khí Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn Thỏ ĐVCXS Phổi Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn ¨ HS quan sát nội dung bảng kiến thức chuẩn, sửa chữa nếu cần Hoạt động 3. Sự phức tạp hóa về tổ chức cơ thể - Mục tiêu: Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở sự phức tạp hóa trong tổ chức cơ thể. ¨ HS: Quan sát lại nội dung bảng (chú ý hàng dọc). Sự phức tạp hóa các hệ cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học? ¨ HS: Một vài HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung r GV: Hoàn chỉnh và chốt lại kiến thức: Sự phức tạp hóa về tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng Sự phức tạp hóa về tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì? ( - Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn - Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống) * GD hướng nghiệp: Liên quan tới hướng nghiên cứu về tiến hóa. I. So sánh một số hệ cơ quan của động vật: II. Sự phức tạp hóa về tổ chức cơ thể: 1. Hệ hô hấp : Chưa phân hóa à phân hóa; Hô hấp qua màng hoặc da à phổi chưa hoàn chỉnh à hệ ống khí à túi khí à phổi hoàn chỉnh. 2. Hệ tuần hoàn : Chưa phân hóa à phân hóa; Tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất à tim đã phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất. 3. Hệ thần kinh : Chưa phân hóa à phân hóa; Từ phân hóa nhưng còn đơn giản (Ruột khoang, Giun đốt, Chân khớp) à phức tạp (hình ống với bộ não và tuỷ sống ở ĐVCXS). 4. Hệ sinh dục : Chưa phân hóa à phân hóa; từ phân hoá nhưng còn đơn giản, chưa có ống dẫn sinh dục (Ruột khoang) à phức tạp, có ống dẫn sinh dục (Giun đốt, Chân khớp, ĐVCXS).. - Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng - Ý nghĩa: + Đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn + Giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường sống. 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu I. Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: 1. ĐV có tim 2 ngăn: A. Cá. B. Bò sát. C. Lưỡng cư. D. Chim. 2. Lớp ĐV đầu tiên xuất hiện tim 4 ngăn : A. Lưỡng cư. B. Bò sát. C. Chim. D. Thú. 3. Hệ thống túi khí của phổi phát triển nhiều nhất ở : A. Thú. B. Chim. C. Bò sát. D. Bò sát & chim. *Đáp án: 1.A, 2.C, 3.B Câu II. Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì? *Đáp án: + Đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn + Giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường Bµi 2. B¹n B×nh ®· nªu cÊu t¹o mét sè hÖ c¬ quan cña Thá nh sau: Thá h« hÊp b»ng phæi, Tim 3 ng¨n( 2 t©m nhÜ, 1 t©m thÊt), HÖ thÇn kinh h×nh èng, cã nhau thai, ®Î trøng, nu«i con b»ng s÷a mÑ Em cã nhËn xÐt g× vÒ c©u tr¶ lêi cña b¹n? §¸p ¸n B¹n B×nh nªu sai 2 néi dung: Tim 3 ng¨n ( Thùc tÕ tim 4 ng¨n: 2 t©m nhÜ, 2 t©m thÊt) vµ ®Î trøng( V× thá ®Î con), cßn c¸c néi dung kh¸c ®óng 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, trả lời câu hỏi SGK / 178 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem bài: “Tiến hóa về sinh sản” - Kẻ bảng SGK/ 180 vào vở bài tập - Ôn lại các hình thức sinh sản ở động vật (Trùng biến hình, trùng roi, thủy tức, san hô, giun đũa, giun đất và các động vật ở bảng/180 5/ RÚT KINH NGHIỆM : - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng và thiết bị Duyệt của TT Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- SINH_7.doc