Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Mai Thị Luyến

1. MỤC TIÊU:

 1.1:KIẾN THỨC :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Đọc và tóm tắt một văn bản tùy bút.

- HS hiểu: Thể loại tùy bút .

- Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của một văn bản được viết theo thể loại tùy bút của truyện trung đại.

1.2:KĨ NĂNG:

- HS thực hiện được: Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kì trung đại. (Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại

- HS thực hiện thành thạo: Cảm nhận nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.

 1.3:THÁI ĐỘ:

- HS có thói quen: Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh.

- HS có tính cách: Giáo dục học sinh ý thức phê phán cuộc sống xa hoa vô độ của bọn phong kiến thời xưa.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản.

- Nội dung 2: Phân tích văn bản.

- Nội dung 3: Tổng kết bài học.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1: GIÁO VIÊN:Tìm đọc tập: “Vũ Trung tùy bút”.

 3.2: HỌC SINH: Đọc trước bài. Tìm hiểu kĩ phần chú thích, bố cục và về sự vơ vét của cải của nhân dân; thói ăn chơi của vua quan Trịnh.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1:ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ KIỂM DIỆN:

 

doc25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Mai Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu những nét chính về tác giả?
Phạm Đình Hổ (1768- 1839). Quê ở Hải Dương
Nêu xuất xứ của văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?
Trích trong “Vũ trung tuỳ bút”, viết vào khoảng đầu thế kỉ thứ XIX.
Vũ Trung tuý bút là gì?
Tuỳ bút viết trong những ngày mưa.
Trân cầm, dạ thú có nghĩa là gì?
Chim quý, thú lạ, 
Xem và nắm kĩ nghĩa của các từ còn lại.
Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của một phần là gì?
Phần 1: “Khoảng năm  bất thường”: Thói ăn chơi xa hoa của chúa trịnh.
Phần 2: Còn lại: Cảnh bọn quan lại vơ vét của cải của dân chúng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản.
( 15 phút)
Thói ăn chơi của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được tác giả miêu tả như thế nào?
Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp, ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý. Xây dựng đền đài liên tục, mỗi tháng ra 3, 4 lần ra cung Thụy Liên để vui chơi, bày trò buôn bán, binh lính quan lại phải theo hầu hạ.
Những chi tiết đó cho ta hiểu thêm về điều gì?
Tính này tốt hay xấu?
Xấu.
Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Tiêu xài phải biết tiết kiệm, không lãng phí.
Kết hợp giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Ngoài việc vui chơi, đối với của cải của dân nhân, chúng đã có những hành động gì?
Hãy nêu những chi tiết cụ thể cho thấy nhà chúa lấy của cải từ dân chúng?
Lấy cả  đều tay.
Em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả những việc làm của chúa?
Các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì? Qua những chi tiết trên, em có thể biết được cuộc sống của chúa như thế nào?
Cảnh được miêu tả là những cảnh thực ở những khu vườn rộng đầy trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch,  được bày vẽ tô điểm như “bến bể đầu non”, những âm thanh tạo cảm giác ghê rợn như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ lo ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân.
Gọi học sinh đọc lại đoạn 2.
Em hiểu cụm từ “ thừa gió bẻ măng” có nghĩa là như thế nào?
Lợi dụng cơ hội để kiếm chác.
Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa những nhiều, vơ vét của nhân dân bằng những thủ đoạn nào?
Khi không lấy được thì bọn chúng vu oan. Khi các nhà giàu bị chúng vu oan thì họ đã làm như thế nào?
Phải bỏ tiền ra để kêu van hoặc phải đập phá đồ để khỏi tai vạ.
Ngoài ra ở cuối văn bản, tác giả đã kể lại câu chuyện của nhà mình như thế nào?
Nhà có trồng cây lê, lựu rất đẹp cũng phải chặt bỏ để tránh tai vạ.
Tác giả kể như vậy nhằm mục đích gì?
Nhằm làm tăng tính thuyết phục cho những câu chuyện ông kể, làm cho bài viết trở nên cụ thể, sinh động, chân thực.
Em có nhận xét gì về cách vơ vét nhũng nhiễõu của bọn quan lại?
Theo em, qua câu chuyện này, tác giả muốn phê phán điều gì?
Phê phán lối sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê trịnh.
Câu hỏi thảo luận. Thời gian: 3 phút.
Em thấy thể văn tuỳ bút có gì khác với thể loại truyện mà em đã học ở bài “Chuyện người con gái Nam Xương”?
Truyện: hiện thực cuộc sống được phản ánh qua số phận của những nhân vật con người cụ thể: có cốt truyện, có hệ thống nhân vật, hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, có chi tiết tưởng tượng, hoang đường.
Gọi học sinh trình bày.
Nhận xét sửa chữa.
Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
Em hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích?
Hiện thực lịch sử và thái độ của kẻ thức giả trước những vấn đề của đời sống xã hội.
Qua việc tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết nội dung của văn bản này nói lên điều gì? Nhận xét về nghệ thuật?
Ghi nhớ SGK trang 63.
Giáo dục học sinh ý thức phê phán cuộc sống xa hoa vô độ của bọn phong kiến thời xưa.
à Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. ( 5 phút)
? Nhận xét về nghệ thuật của văn bản?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập. ( 3 phút)
Dựa vào bài đã học, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều đã nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời Lê Trịnh?
Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài.
Nhắc học sinh làm bài vào vở bài tập. 
Hướng dẫn học sinh viết thành đoạn văn.
I. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản:
Đọc:
Chú thích:
Tác giả:
Tác phẩm:
Chú từ:
Bố cục: 2 phần.
II. Hướng dẫn phân tích văn bản:
Thói ăn chơi của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận.
Thích đi chơi.
Xây dựng đền đài liên tục.
Mỗi tháng ra 3, 4 lần ra cung.
Ị Xa xỉ, lãng phí, tốn kém nhiều tiền của.
Trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch thu về.
Nghệ thuật: Liệt kê, miêu tả sự việc cụ thể, chân thực, khách quan.
Ị Khắc hoạ ấn tượng cuộc sống của nhà chúa Trịnh.
Bọn quan lại, hầu cận trong phủ chúa nhũng nhiễu, vơ vét của dân.
Có chậu hoa, cây cảnh, chim tốt,  biên ngay hai chữ “phụng thủ” đem lính đến lấy.
Phá nhà, huỷ tường để lấy.
Ị Vơ vét, nhũng nhiễu trắng trợn.
Tuỳ bút: Ghi chép những sự việc cụ thể. Qua đó, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình. Ghi chép theo cảm hứng chủ quan nhưng vẫn theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo, giàu chất trữ tình.
Ghi nhớ : SGK trang 63.
III. Hướng dẫn tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngơi kể phù hợp.
- Lựa chọn sự việc tiêu biểu cĩ ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người.
- Miêu tả sinh động...
- Sử dụng ngơn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực.
2. Ý nghĩa văn bản:
Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thước giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội.
III. Luyện tập. 
4.4:TỔNG KẾT: ( 5 phút)
Câu 1: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào?
Tiểu thuyết chương hồi.	C. Truyền kì.
Tùy bút.	D. Truyện ngắn
l Đáp án: A
Câu 2: 
Ý nào nói đúng nhất về thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa Trịnh?
Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài.
Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ.
Chúa sai người thu mua và cướp đoạt những vật quý trong thiện hạ.
Cả A, B, C đều đúng.
l Đáp án:D
4.5:HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: ( 3 phút) 
à Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 63.
- Làm bài tập trong phần luyện tập và đọc bài đọc thêm.
- Tóm tắt lại nội dung của văn bản.
- Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩm Vũ trung tùy bút.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Hoàng Lê nhất thống chí”.
- Tìm hiểu về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ;
- Tìm hiểu: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi; Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
5. PHỤ LỤC: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9.
Tuần:5
Tiết:23
Ngày dạy:26/09/2019
 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 (Ngô Gia văn phái)
1. MỤC TIÊU:
 1.1:KIẾN THỨC : 
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Đọc và tóm tắt một văn bản thuộc tiểu thuyết chương hồi.
- HS hiểu: Loại tiểu thuyết chương hồi.
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Tìm những chi tiết, hình ảnh về vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại của bọn vua quan bán nước hại dân.
- HS hiểu: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc hoàng đế Quang Trung- Nguyễn Huệ trong chiến công hiểm hách phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược Tôn Sĩ Nghị và số phận thê thảm nhục nhã của bọn vua quan bán nước hại dân.
à Hoạt động 3: 
- HS biết: Đánh giá giá trị của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
- HS hiểu: Giá trị của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động và ý nghĩa của văn bản. 
1.2:KĨ NĂNG:
- HS thực hiện được: Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ .
 - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm hứng yêu nước của tác giả, liên hệ với những văn bản liên quan .
- HS thực hiện thành thạo: Đọc, cảm thụ phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động.
 1.3:THÁI ĐỘ:
- HS có thói quen: khâm phục những người anh hùng.
- HS có tính cách: Giáo dục HS ý thức tự hào và lòng kính yêu những vị anh hùng dân tộc.
ĩ Tích hợp giáo dục quốc phịng và an ninh: Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân cơng chở lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản.
- Nội dung 2: Phân tích văn bản.
- Nội dung 3: Tổng kết bài học.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1: GIÁO VIÊN:Tác phẩm Hoàng Lê thống nhất chí; sơ đồ trận đánh đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi.
3.2: HỌC SINH: Đọc bài trước. Tìm hiểu kĩ phần chú thích, bố cục và và hình ảnh người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
4.1:ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ KIỂM DIỆN: ( 1 phút) 
9A1: 9A2: 
 4.2:KIỂM TRA MIỆNG: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
 Nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản: “ Chuyện người con gái Nam Xương”? (8đ)
l Nghệ thuật : 
- Khai thác vốn văn học dân gian.
- Sáng tạo về nhân vật ,sáng tạo trong cách kể chuyện sử dụng yếu tố truyền kì.
- Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm khơng mịn sáo.
l Ý nghĩa văn bản:
Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ khơng thể hàn gắn được, truyện phê phán thĩi ghen tuơng mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
  Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
 l Đọc văn bản. Tìm hiểu phần chú thích, bố cục và hình ảnh người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ.
 ĩ Nhận xét chấm điểm.
4.3:TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
à Vào bài: Cho đến nay, trong lịch sử VHVN chưa có TPVH nào tái hiện lại một cách chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử nước nhà như cuốn tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái(gia đình nhà văn họ Ngô). Và đoạn trích thứ 14 mà hôm nay chúng ta học chính là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm. ( 1 phút)
à Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. 
( 10 phút)
GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Đọc diễn cảm phân biệt lời đối thoại và lời tự sự .
Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Tóm tắt ngắn gọn vài nét về tác giả?
 l Tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở Hà Tây. Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
Nêu xuất xứ của văn bản?
l Trích hồi thứ 14.
Hỏi HS về nghĩa của một số từ cơ bản. 
Văn bản này chúng ta có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
l Phần 1: “Nhắc lại 1788”: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân ra Bắc dẹp giặc.
Phần 2: “Vua  vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiền thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
Phần 3: Còn lại: Sư ïđại bại của quân tướng Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
( 20 phút)
Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi vào thời gian nào?
Ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).
Nhằm mục đích gì?
Để giữ yên lòng dân. 
Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Quang Trung đã làm gì?
GV sử dụng KT giao nhiệm vụ.
- GV chia lớp thành 4 nhóm cùng trả lời câu hỏi.
 - Thực hiện trong 3’ trên giấy A4.
 - Gọi đại diện trình bày.
 - Các em nhận xét khắc sâu.
Em có nhận xét gì về lời phủ dụ quân bính ở Nghệ An của Quang Trung?
Khẳng định chủ quyền của dận tộc ta, lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, nêu bật giã tâm của giặc, nhắc lại truyền thống chống giặc của dân tộc ta từ xưa, kêu gọi lính “đồng tâm hiệp lực”, ra kỉ luật nghiêm.
Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ ø phong phú sâu xa, kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
Giáo dục HS ý thức chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Huệ đã xử lí các tướng Sở và Lân ở Tam Điệp như thế nào ?
Hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đúng việc.
Những chi tiết trên cho ta biết vua Quang Trung là người như thế nào?
 ĩ Giáo dục HS lòng tự hào và lòng kính yêu những vị anh hùng dân tộc.
Trước khi cầm quân đi đánh giặc, Nguyễn Huệ đã đưa ra phương lược chiến tranh nào?
Điều đó cho thấy Nguyễn Huệ là người như thế nào?
Ông đã đưa ra những kế hoạch như thế nào? 
Kế hoạch sau khi đánh thắng giặc: giặc có thể sẽ báo thù.
Những chi tiết trên thể hiện điều gì ở Quang Trung?
Trước khi cầm quân ra Bắc đánh giặc, vua Quang Trung đã làm gì?
Em có nhận xét gì về lời tuyên đoán của Quang Trung?
Tuyên đoán như thần, chưa đánh đã hẹn ngày ăn mừng.
GV treo sơ đồ yêu cầu HS tóm tắt lại và chỉ dẫn trận đánh của vua Quang Trung.
Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân, ngày 30 ra đến Tam Điệp ( cách Huế khoảng 300 km).
Đêm 30 tiến quân ra Bắc (cách Tam Điệp khoảng 150 km).
Đến sông Thanh Quyết, bắt toàn bộ quân Thanh đi do thám.
Nửa đêm mùng 3 đến Hà Hồi vây kín làng, giặc đầu hàng.
Mờ sáng mùng 5 chiến thắng ở đồn Ngọc Hồi.
Quân Thanh bỏ chạy, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết.
Giữa trưa mùng 5 kéo binh vào thành.
Em có nhận xét gì về cuộc tiến công này?
Cuộc tiến công thần tốc, chiến thắng trước 2 ngày.
Qua việc tìm hiểu những chi tiết trên, em có nhận xét gì về Nguyễn Huệ?
Em có suy nghĩ gì về người anh hùng ấy?
Rất khâm phục và tự hào.
 ĩ Giáo dục HS lòng tự hào và lòng kính yêu những vị anh hùng dân tộc.
ĩ Tích hợp giáo dục quốc phịng và an ninh: Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân cơng chở lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
 ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả, kể, tường thuật của tác giả?
Cách kể, tả như vậy có tác dụng gì?
Cho HS thảo luận trong 3 phút.
Tại sao tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay về người anh hùng Nguyễn Huệ như thế?
Tác giả tôn trong sự thật lịch sử. Vua Lê đã cõng rắn cắn gà nhà. Chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung là niềm tự hào của dân tộc. Tác giả đã thể hiện ý thức tôn trong lịch sử và lòng tự hào dân tộc.
Giáo dục HS về lòng trung thực.
Gọi đại diện nhóm trình bày.
 ĩ Nhận xét.
I. Đọc – hiểu văn bản 
 1. Đọc- tóm tắt
 2. Chú thích:
 a. Tác giả:
 b.Tác phẩm: Thể loại “Tiểu thuyết chương hồi”.
 -Đoạn trích nằm ở hồi thứ 14, là cuốn tiểu thuyết có qui mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước ta vào cuối TK XVIII
 c. Từ khó:
 3. Bố cục: 3 phần.
II. Phân tích văn bản:
 1. Hình ảnh Nguyễn Huệ- Quang Trung:
- Gặp người cống sĩ La Sơn.
- Tự mình đốc suất đại binh.
 - Tuyển mộ quân lính.
 - Duyệt binh ở Nghệ An.
 - Sinh hoạt với binh lính, thưởng phạt nghiêm minh.
à Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. 
- Phương thức chiến đánh: không đến 10 ngày sẽ thắng giặc.
à Tầm nhìn xa, trông rộng, ý chí quyết thắng.
- Mở tiệc khao quân.
-Hẹn 7 ngày sẽ vào Thăng Long ăn mừng.
 - 25: xuất binh ở Phú Xuân. 
 - 30: đến Tam Điệp.
 - Đêm 30 tiến quân ra Bắc.
 - Nửa đêm mùng 3 chiến thắng Hà Hồi.
 - Mờ sáng mùng 5 chiến thắng Ngọc Hồi.
- Giữa trưa mùng 5 kéo binh vào thành.
à Trí dũng song toàn, người anh hùng dân tộc có tài cầm quân.
- Nghệ thuật: tả, kể chân thực.
 Làm tăng tính oai phong lẫm liệt của Quang Trung.
4.4:TỔNG KẾT: ( 5 phút)
Câu 1: Tên tác phẩm “Hoàng Lê thống nhất chí” có nghĩa là gì?
Vua Lê thống nhất đất nước.
Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
Ghi chép về việc vua Lê thống nhất đất nước.
Ý chí trước sau như một của vua Lê.
 l Đáp án: B
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của hồi thứ 14?
Ca ngợi hình tượng người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống .
Cả A, B, C đều đúng.
 l Đáp án:D
 Qua phần 1, em thấy vua Quang Trung là người thế nào?
l Là người có tầm nhìn xa, trông rộng, ý chí quyết thắng.
Trí dũng song toàn, người anh hùng dân tộc có tài cầm quân.
4.5:HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (3 phút) 
à Đối với bài học tiết này:
 - Tóm tắt nội dung chính của hồi thứ 14?
 à Đối với bài học tiết sau:
 - Chuẩn bị bài tiết sau: Hồng Lê nhất thống chí (tt) 
 +Tìm hiểu sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh.
 + Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước.
 + Nghệ thuật .
5. PHỤ LỤC: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9.
Tuần :5
Tiết:24	
Ngày dạy: 29/09/2019 
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (TT)
1. MỤC TIÊU:
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
3. CHUẨN BỊ:
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
4.1:ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ KIỂM DIỆN: ( 1 phút) 
 9A1: 9A1: 
 4.2:KIỂM TRA MIỆNG: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
Qua việc tìm hiểu về nhân vật, em thấy Nguyễn Huệ là người thế nào? (4đ)
 l Nguyễn Huệ là ngườicó trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Có tầm nhìn xa, trông rộng, ý chí quyết thắng. Trí dũng song toàn, là người anh hùng dân tộc có tài cầm quân.
  Đoạn trích có nét gì đặc sắc vềø nghệ thuật? (4đ)
 l Nghệ thuật: tả, kể chân thực. à Làm tăng tính oai phong lẫm liệt của Quang Trung.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
  Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
 l Tìm hiểu về hình ảnh bọn bán nước, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản..
 ĩ GV nhận xét cho điểm .
4.3:TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
à Vào bài: Tiết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung, tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hình ảnh bọn bán nước, cướp nước. ( 1 phút)
à Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
( 20 phút)
Trong lúc Quang Trung đang tiến quân ra Bắc thì tôn Sĩ Nghị đang làm gì?
 ï GV sử dụng KT động não. 
 ĩ GV nêu câu hỏi trước cả lớp. 
 ĩ GV khuyến khích HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt .
 - Liệt kê các ý kiến lên bảng .
 - Phân loại ý kiến .
 - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng.
 ĩ GV tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận .
Những việc làm trên dẫn đến kết quả như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả về sự thảm bại của nhà Thanh?
 ĩ GV cho HS nêu ý kiến của mình 
 ĩ GV gọi HS khác bổ sung hoàn ch

File đính kèm:

  • doctuan 5_12684634.doc