Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu - Năm học 2015-2016 - Đỗ Thị Thùy Linh

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản .(20’)

 HĐ 3.1: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài thơ.(15’)

Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu sự biến đổi của cả đất trời lúc sang thu.

- Gọi HS đọc lại khổ thơ 1.

GV: Nhà thơ nhận ra tín hiệu báo thu về qua những hình ảnh, từ ngữ nào?

HS: -Hương ổi

 - Gió se.

 - Sương chùng chình.

GV: Em hiểu “phả”là như thế nào?.

HS: Phả: tỏa vào, trộn lẫn.

GV: Cái hay của cách dùng từ là gì?

HS: “Phả” mang tính chất “mạnh ,bất ngờ”.

GV: Có thể thay từ “phả” bằng các từ thổi, bay, lan, tỏa được không?

HS trả lời.

GV nhận xét, bổ sung.

-Không, vì tất cả các từ đều không có cái nghĩa đột ngột, bất ngờ.Từ “phả” cho thấy mùi hương ổi đang vào độ chín đậm nhất, thơm nồng quyến rũ,hòa vào trong gió heo may của mùa thu,lan tỏa khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát của trái ổi chín- một loại trái đặc trưng, dân dã ở đồng bằng Bắc bộ mỗi dịp thu sang.

GV: Không chỉ nhận ra mùa thu qua tín hiệu hương ổi, ông còn nhận ra mùa thu qua tín hiệu nào?

HS trả lời:

+ Gió se: gió nhẹ, khô và hơi lạnh.

GV: Em hiểu “chùng chình” nghĩa là gì?

HS: Cố ý chậm lại.

GV: Nếu thay từ “chùng chình” bằng các từ “dềnh dàng,đủng đỉnh,chầm chậm” từ nào hay hơn?

HS trả lời.

GV bình: “Sương thu” một hình ảnh có nét đặc trưng riêng, không tan nhanh như mùa hạ ,cũng chẳng dày đặc như mùa đông. Sương thu là màn sương mỏng nhẹ trôi, đang chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm như đợi chờ, như lưu luyến. Từ láy “chùng chình” gợi cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Hữu Thỉnh đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng.

GV: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì và tác dụng của nghệ thuật đó?

HS: “Chïng ch×nh: tõ l¸y gîi h×nh.

-Tác giả nhân hóa làn sương, sương bay qua ngỏ chậm hơn ngày thường.

-Tác dụng gợi lên tâm trạng luyến tiếc, e dè, bịn rịn khi bước sang thu.

 

docx11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu - Năm học 2015-2016 - Đỗ Thị Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCT: 121
Tuần CM: 24 Ngày dạy: /02/2016
SANG THU
(Hữu Thỉnh)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
-Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3.Thái độ:
-Biết yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên của quê hương và cảm nhận được sự chuyển đổi của thiên nhiên.
-Bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng.
II.CHUẨN BỊ:
1.Đối với GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh mùa thu.
2.Đối với HS: Tập bài soạn, bảng nhóm.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Đọc bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và cho biết những đặc sắc nghệ thuật có trong bài thơ? (8đ)
HS: Đọc thuộc bài thơ “Viếng lăng Bác”.(4đ)
-Những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ:
+Giọng điệu bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.
+Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt.
+Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và biểu cảm cao.
+ Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật.(4đ).
Câu 2: Qua tìm hiểu ở nhà, em hãy cho biết tác giả của bài thơ “ Sang thu” là ai?(2đ)
HS: Tác giả của bài thơ “ Sang thu” là Hữu Thỉnh.
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khám phá (2’)
GV: Miền Bắc nước ta là một vùng đất có đầy đủ bốn mùa trong năm: Xuân, hạ, thu và đông. Vẻ đẹp của thiên nhiên mỗi mùa mỗi khác nhau và rất nhiều nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình để miêu tả vẻ đẹp ấy. Khi thời tiết đang ở lúc giao mùa thì đó chính là thời khắc đẹp nhất và Hữu Thỉnh đã đưa vẻ đẹp đặc sắc đó vào bài thơ “Sang thu” của ông. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Sang thu” để thấy được khoảnh khắc chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc và chú thích: (8’)
 Bước 1: GV hướng dẫn đọc:
 Nhịp chậm, giọng nhẹ nhàng, khoan thai, trầm lắng và thoáng chút suy tư.
- GV đọc mẫu,yêu cầu 2 HS đọc,gọi hs nhận xét .
- GV uốn nắn giọng đọc cho HS
 Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu chú thích:
- GV: Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh?
GV treo tranh tác giả lên bảng.
HS: Nguyễn Hữu Thỉnh (1942), quê huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Là tổng bí thư Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức biều cảm. Viết về cuộc sống con người nông thôn Việt Nam. Ông đã từng đoạt giải cao trong các cuộc thi thơ của báo văn nghệ, giải của hội nhà văn, giải xuất sắc của Bộ Quốc phòng. HiÖn nay «ng vÉn lµm th¬ ®¨ng trªn b¸o v¨n nghÖ
- GV nhận xét và bổ sung: Ông là nhà thơ viết nhiều và hay về con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Thơ của Hữu Thỉnh chân thật, cảm xúc tinh tế,có nhiều tìm tòi,suy ngẫm chiêm nghiệm Nhiều vần thơ của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời đang chuyển biến nhẹ nhàng.
GV giới thiệu một số tập thơ của Hữu Thỉnh như: Âm vang chiến hào, Từ chiến hào đến thành phố, Thư mùa đông...
GV: Bài thơ Sang thu sáng tác vào thời gian nào?
HS: Sáng tác vào cuối năm 1977.
GV: Bối cảnh đất nước ta lúc bấy giờ?
HS: Đất nước vừa đi từ chiến tranh sang hòa bình, đang bước đầu phục hồi sau chiến tranh.
GV: Thời điểm được nói đến trong bài thơ?
HS: Thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
GV: Bài thơ được sáng theo thể thơ nào?
HS: Thể thơ ngũ ngôn.
GV: Tác dụng của việc chọn thể thơ ngũ ngôn là gì?
HS: Ngắn gọn, hàm xúc, ý thơ sâu xa.
GV: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
HS: Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với biểu cảm.
*GV: Cả bài thơ là những quan sát, cảm nhận của tác giả về thiên nhiên mùa thu, từng khổ nối tiếp nhau nên không cần thiết phải chia đoạn.
HS giải thích một số từ khó trong SGK
*Sau khi tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài thơ để biết được nội dung chính của bài thơ là gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản .(20’)
 HĐ 3.1: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài thơ.(15’)
Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu sự biến đổi của cả đất trời lúc sang thu.
- Gọi HS đọc lại khổ thơ 1.
GV: Nhà thơ nhận ra tín hiệu báo thu về qua những hình ảnh, từ ngữ nào?
HS: -Hương ổi
 - Gió se.
 - Sương chùng chình.
GV: Em hiểu “phả”là như thế nào?.
HS: Phả: tỏa vào, trộn lẫn.
GV: Cái hay của cách dùng từ là gì?
HS: “Phả” mang tính chất “mạnh ,bất ngờ”.
GV: Có thể thay từ “phả” bằng các từ thổi, bay, lan, tỏa được không? 
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
-Không, vì tất cả các từ đều không có cái nghĩa đột ngột, bất ngờ.Từ “phả” cho thấy mùi hương ổi đang vào độ chín đậm nhất, thơm nồng quyến rũ,hòa vào trong gió heo may của mùa thu,lan tỏa khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát của trái ổi chín- một loại trái đặc trưng, dân dã ở đồng bằng Bắc bộ mỗi dịp thu sang.
GV: Không chỉ nhận ra mùa thu qua tín hiệu hương ổi, ông còn nhận ra mùa thu qua tín hiệu nào?
HS trả lời:
+ Gió se: gió nhẹ, khô và hơi lạnh.
GV: Em hiểu “chùng chình” nghĩa là gì?
HS: Cố ý chậm lại.
GV: Nếu thay từ “chùng chình” bằng các từ “dềnh dàng,đủng đỉnh,chầm chậm” từ nào hay hơn?
HS trả lời.
èGV bình: “Sương thu” một hình ảnh có nét đặc trưng riêng, không tan nhanh như mùa hạ ,cũng chẳng dày đặc như mùa đông. Sương thu là màn sương mỏng nhẹ trôi, đang chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm như đợi chờ, như lưu luyến. Từ láy “chùng chình” gợi cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Hữu Thỉnh đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng.
GV: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì và tác dụng của nghệ thuật đó?
HS: “Chïng ch×nh: tõ l¸y gîi h×nh.
-Tác giả nhân hóa làn sương, sương bay qua ngỏ chậm hơn ngày thường.
-Tác dụng gợi lên tâm trạng luyến tiếc, e dè, bịn rịn khi bước sang thu.
GV chèt: Chóng ta biÕt Th¹ch Lam, NguyÔn Tu©n, NguyÔn §×nh Thi viÕt thËt hay vÒ mïa thu víi cèm lµng Vßng “ S¸ng m¸t trong nh­ s¸ng n¨m x­a; Giã thæi mïa thu h­¬ng cèm míi”. Còn riêng với Hữu Thỉnh thì khác, mùa thu của ông bắt đầu từ hương ổi phả vào trong gió, những hạt sương rơi chùng chình trước ngõ. Tất cả tạo nên nét riêng của nhà thơ.
GV: Trước khung cảnh đó, tác giả có cảm nhận như thế nào?
HS: Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bang khuâng.
GV: Mở đầu bằng từ “bỗng”, kết thúc bằng “hình như”có ý nghĩa như thế nào?
HS: - Bỗng: ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Hình như: chưa khẳng định một cách chắc chắn, còn một chút mơ hồ , hoài nghi.
à Tạo sự ngỡ ngàng, mơ hồ trong nhận thức của tác giả.
GV: Em có nhận xét gì về cảm nhận mùa thu của tác giả trong khổ thơ đầu? 
HS: Sự cảm nhận của tác giả có một chút chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Đúng là cảm xúc của thời điểm chuyển giao. 
GV nhận xét, bổ sung.
- Tinh tế, liệt kê, thuyết minh để lí giải sự chuyển mùa của thiên nhiên, đất trời.
*GV: Cảm nhận về mùa thu không có lá rụng như trong thơ cổ, không có lá vàng như trong thơ mới.Đó là sự cảm nhận rất riêng ,rất mới của Hữu Thỉnh. Mùa thu đến chậm nhưng thật bất ngờ. Nó đánh thức tất cả các giác quan: khứu giác (hương ổi)- xúc giác(gió xe)- thị giác(sương chùng chình )- sự cảm nhận của lí trí(hình như thu đã về). Đó là sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống làng quê.
 GV chuyÓn: Theo m¹ch c¶m xóc cña nhµ th¬, kh«ng gian nghÖ thuËt cña bøc tranh sang thu cßn ®­îc më réng ë chiÒu cao, ®é réng cña bÇu trêi, c¸nh chim, ®¸m m©y, dßng s«ng. VËy chóng ta sÏ chuyÓn sang khæ th¬ thø hai:
.
GV gọi HS đọc khổ thơ 2.
GV: Sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu còn được tác giả cảm nhận qua dấu hiệu nào?
HS: Sông, mây và các loài chim.
GV: Em hiểu “dềnh dàng” là gì?
HS: Chậm chạp, thong thả.
GV: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- HS phát hiện nghệ thuật sử dụng từ láy, đối lập, nhân hóa.
Gv: Với nghệ thuật nhân hóa kết hợp với từ láy gợi hình“dềnh dàng” Hữu Thỉnh đã làm con sông trở nên duyên dáng, mềm mại như một con người thực thụ. Sau những ngày nhọc nhằn gồng mình trở dòng nước lũ của mùa hạ. Lúc này, khi sang thu con sông được nghỉ ngơi, thư giãn, thong thả nhìn lại quãng đường mình đã đi qua.
GV: Đối lập với hình ảnh dòng sông là hình ảnh đàn chim bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét.Phải tinh tế lắm, yêu và gần gũi với thiên nhiên lắm nhà thơ mới nhận ra được sự bắt đầu trong những cánh chim bay.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong câu thơ “Vắt nữa mình sang thu”?
HS: Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
GV:Hình ảnh nào để lại cho em ấn tượng rõ nét nhất về thời điểm giao mùa? Vì sao?
HS: Biểu hiện bằng sự thay đổi của thời tiết và tạo vật.
-Dßng s«ng kh«ng cßn cuån cuén ch¶y, vÈn ®ôc nh­ mÆt s«ng mïa h¹, m­a nhiÒu mµ thong th¶ tr«i xu«i. 
-Hình ảnh chân thực: “Chim bắt đầu vội vã”
Sang thu tiết trời se lạnh chuẩn bi vào đông, những cánh chim vội vã bay về phương Nam tránh rét.
-“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Đó là một liên tưởng, mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời rồi buông thong xuống
 GV: Nhận xét cảm xúc của nhà thơ?
HS trả lời, GV nhận xét.
-Nhà thơ say mê ngắm nhìn bức tranh giao mùa. Sông êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, trầm xuống như suy tư. “Chim vội vã” như khuyên con người đừng chậm trễ trước sự trôi nhanh của thời gian.
*GV bình: Khi đọc những tác phẩm viết về mùa thu, ta bắt gặp không ít hình ảnh đám mây như: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Nguyễn Khuyến) hay “Cô vân mạn mạn độ thiên không”(Hồ Chí Minh). Tất cả đều đẹp và gợi ra không gian của trời mây .Còn trong thơ của Hữu Thỉnh “Có đám mây vắt nửa mình sang thu”. Hữu Thỉnh đã điểm vào bức tranh thu của mình một hình ảnh mới mẻ, gợi cảm “hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa”. Và cái tài của ông là dùng không gian để miêu tả thời gian. Đám mây là nhịp cầu ô thước nối hai bờ thời gian. Một vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, trữ tình, không phải của mùa hạ, cũng chưa hẳn là của mùa thu, đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm đang say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
 GV chuyển ý: Qua những vần thơ trên chúng ta có thể cảm nhận vẻ đẹp của thời khắc giao mùa, thế còn tác giả cảm nhận như thế nào về thời điểm này, chúng ta sang khổ thơ thứ 3. 
Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu cảm xúc của nhà thơ
- Gọi HS đọc khổ thơ thứ 3.
GV: Ở khổ thơ cuối này, sự chuyển mùa còn được tác giả cảm nhận qua những chi tiết nào?
 HS: Nắng, mưa, sấm, hàng cây.
GV: Lại thêm một sự đối lập: 
- Nắng vẫn còn ó mưa đã vơi dần. 
Mùa thu nắng sẽ nhạt dần, nhưng lúc giao mùa, nắng cuối hạ vẫn còn nồng, sáng. Những ngày sang thu, đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt và cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Với những từ: “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “ cũng bớt” dường như thi sĩ đang đo dếm được độ đậm nhạt của nắng,khối lượng của mưa trong khoảnh khắc giao mùa.
 -GV cho HS thảo luận theo 4 nhóm :( 3’)
GV: Có ý kiến cho rằng hai câu thơ cuối vừa có tính tả thực, vừa mang hàm ý sâu xa. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
HS: Treo bảng phụ, đại diện nhóm trả lời.
GV gọi HS nhận xét và bổ sung.
-Nghĩa tả thực: 
 +Sấm:Khi sang thu,trời đã vơi đi những cơn mưa rào ồ ạt, ít giông bão hơn, bớt những tiếng sấm bất ngờ. 
 +Hàng cây đứng tuổi- hàng cây lâu năm :vì chứng kiến bao lần tiếng sấm nên không bị bất ngờ nữa. 
 -Nghĩa ẩn dụ:
 + Sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh,của cuộc đời.
 + Hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải.
 => Khi con nguời đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
GV: Qua miêu tả sự chuyển mùa, em có nhận xét gì về cảm xúc của nhà thơ?
HS: -Quan sát chăm chú và tinh tế.
Thả hồn cùng sự chuyển mình của thiên nhiên, đất trời: có một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, bao trùm niềm vui trước tạo vật.
 GV bình: Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác năm 1977, khi đất nước vừa rời khỏi cuộc chiến tranh ,tác giả “một người lính” từng xông pha trận mạc, từng phải đối đầu với những khốc liệt của đạn bom.Từ những trải nghiệm đó ông có những suy ngẫm,chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời,về con người, về đất nước. Khi họ từng trải họ sẽ có bản lĩnh vững vàng trước những biến động bất thường của ngoại cảnh,của cuộc đời. Đọc hai câu thơ cuối bài ta càng thấy yêu mến và cảm phục những người lính hơn. Đó là những con người kiên cường, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách dù ở thời chiến hay thời bình. Đất nước ta sẽ vững vàng vượt qua mọi thử thách để đi lên. 
 HĐ 3.2: Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật (3’)
GV: Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ?
HS:
*Nghệ thuật:
- Sử dụng biện pháp nhân hóa,ẩn dụ,từ láy gợi hình,liên tưởng phong phú sáng tạo.
 - Từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, gợi suy tưởng.
*Nội dung: 
- Nhiều giác quan cảm nhận, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, kết hợp hài hoà giữa chất hiện thực và chất trữ tình.
- Sự giao mùa hạ - thu thật nhẹ nhàng mà tinh
 tế.
 HĐ 3.3: Ý nghĩa văn bản.(2’)
GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản là gì?
HS trả lời.
GV kết luận: Bài thơ năm chữ rất giản dị mộc mạc nhưng ý nghĩa sâu sắc, Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh đẹp về mùa thu với nhiều cảm xúc tinh tế. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương đất nước hơn. 
Hoạt đông 4: Hướng dẫn luyện tập (7’).
GV treo bảng phụ.
Bài tập 1: Vì sao bài thơ có nhan đề là “Sang thu” mà không phải là “Thu sang”?
HS trả lời.
GV gọi HS nhận xét, đánh giá và bổ sung.
Bài tập 2: Em hiểu gì về cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ?
-HS trả lời.
-Lớp góp ý
-GV nhận xét.
I/Đọc- tìm hiểu chú thích:
1/Đọc:
2/Tác giả-Tác phẩm:
a/ Tác giả: 
-Nguyễn Hữu Thỉnh (1942), quê ở huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc.
-Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê về mùa thu.
b/ Tác phẩm:
 Bài thơ được sáng tác năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ. 
-Bài thơ được rút từ tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”.
c/Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ).
3.Giải nghĩa từ khó:
II.Tìm hiểu văn bản.
1/.Nội dung.
a/ Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:
-Gió se à Gió nhẹ, khô và hơi lạnh.
- Sương chùng chình... à Nhân hóa,từ láy gợi hình à Gợi tả bước chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên. 
èTín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mạng theo hương ổi (đang vào độ chín).
-
-“Hình như thu đã về” à Chưa khẳng định một cách chắc chắn,còn một chút mơ hồ ,hoài nghi
èTâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng “bỗng, hình như, phả” là sự ô hình, mờ ảo, nhỏ hẹp và gần.
+Sông: dềnh dàng
+Chim: vội vã
àĐối lập thể hiện đất trời sang thu.
+Đám mây: vắt nửa mình.
àSử dụng từ láy, nhân hóa, tương phản, hình ảnh thơ liên tưởng mang tính sáng tạo.
-Đất trời chuyển biến sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.
- Cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị, bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tất cả không gian, cảnh vật như chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.
b/Cảm xúc của nhà thơ:
-Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ.
-Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu, bất ngờ bởi tiếng sấm.
è Hình ảnh ẩn dụ: Khi con người đã từng trải và vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
-Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo sang thu.
-Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.
2.Nghệ thuật:
-Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ (bỗng, phả, hình như), phép nhân hóa (sương chùng chình, sông dềnh dàng,..), phép ẩn dụ (sấm, hàng cây đứng tuổi)
3.Ý nghĩa văn bản:
-Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
III.Luyện tập:
BT1: 
-Bài thơ nếu đặt nhan đề là “Thu sang” thì cảnh vật chỉ đơn thuần là tả cảnh thiên nhiên mùa thu. Nhưng “Sang thu” thì lại khác. Ở đây, ta có thể bắt gặp những suy nghĩ về cuộc sống, con người, cái đứng tuổi của hàng cây như sự sang thu của một đời người. Sự chính chắn của hàng cây trước bão giông, sấm sét của những ngày sang thu, đó chính là sự từng trải của con người trong cuộc đời.
BT2: Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ chính là tình yêu mùa thu, yêu cảnh vật, quê hương đất nước. Một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước cảnh đẹp của thiên nhiên, cùng với một bản lĩnh, suy nghĩ về cuộc đời và con người, đất nước.
4/Tổng kết (Củng cố và rút gọn kiến thức).
Câu 1: Những tín hiệu của sự chuyển mình từ hạ sang thu trong bài thơ là gì?
Đáp án: Gió se, hương ổi, sương chùng chình, sông dềnh dàng, mây vắt nửa mình, nắng, mưa, sấm, hàng cây đứng tuổi.
Câu 2: Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
Đáp án: - Sử dụng biện pháp nhân hóa,ẩn dụ,từ láy gợi hình,liên tưởng phong phú và sáng tạo.
- Từ ngữ giàu hình ảnh,gợi cảm,gợi suy tưởng.
5/Hướng dẫn học tập (Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà).
*Đối với bài vừa học:
- Học bài, làm bài tập phần Luyện tập
 - Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong bài.
- Sưu tầm thêm một vài đoạn thơ, bài thơ viết về màu thu để cảm thấy nét đặc sắc của mỗi bài. 
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 -Chuẩn bị :Nói với con của Y Phương.
 + Đọc bài thơ, tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
 + Bố cục bài thơ.
 +Cụ thể về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
..

File đính kèm:

  • docxBai_24_Sang_thu.docx
Giáo án liên quan