Kế hoạch bài học Ngữ văn 8 - Tiết 107: Hội thoại - Lê Thị Hương
Hoạt động 1: Vai trò xã hội trong hội thoại.(20 phút)
GV gọi HS đọc SGK/93
? Đoạn trích trên ghi lại điều gì?
- Cuộc trò chuyện giữa bà cô và bé Hồng.
? Vậy hội thoại là gì?
-Hội thoại: là sử dụng một ngôn ngữ để nói chuyện với nhau.
? Trong đoạn trích trên có mấy nhân vật tham gia đối thoại?
- có 2 nhân vật: người cô, bé Hồng.
? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì?Ai ở vai trên, ai ở vai dưới?
- Quan hệ gia tộc: + Vai trên: người cô.
+ Vai dưới: bé Hồng.
? Tìm ra lời nói của cô bé Hồng?
? Cách xử sự của người cô có gì đáng trách?
- Thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt, vừa không đúng mực của người trên đối với người dưới.
? Tìm các chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép.Giải thích vì sao chú bé Hồng phải làm như vậy?
- Vì Hồng thuộc vai dưới có bổn phận tôn trọng người trên.
* GV nêu ví dụ: Nghe bạn nói Vô-Lô-đi-a đứng dạy mở toan cửa sổ, ló đầu ra ngoài và hỏi bạn một cách tỉ mỉ về khẩu súng.
Nhưng rồi trả lời bạn với vẻ luyến tiếc:
- Mình bận học không đi được!
Cậu bạn châm chọc:
- Học gạo để lấy điểm 5 à?
Mình không học gạo mà là học, học không phải vì điểm hiểu không
Bài: 28 Tiết: 107 HỘI THOẠI Tuần: 28 Ngày dạy: 17/03/2016 1.MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: - Vai trò xã hội trong hội thoại. 1.2 Kĩ năng: - Xác định được các vai trò xã hội trong hội thoại. 1.3 Thái độ: - Giáo dục HS lựa chọn vai giao tiếp. 2. TRỌNG TÂM: -Khái niệm xã hội trong hội thoại. 3. CHUẨN BỊ -Giáo viên: bảng phụ hướng dẫn tự học. -Học sinh: Bảng nhóm, tìm hiểu bài “hội thoại”. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1 ổn định tổ chức và kiểm diện:(1phút) - Lớp 8A1..: sỉ số../. 4.2 Kiểm tra miệng:(4 phút) Câu hỏi Trả lời 1.Ta có thể thực hiện hành động nói bằng những kiểu câu nào? Cho ví dụ minh họa? - Dùng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động nói(trực tiếp). Hoặc bằng kiểu câu với các chức năng khác (gián tiếp) - Cách dùng trực tiếp: + Hành động hỏi được thực hiện bằng kiểu câu nghi vấn + Hành động trình bày được thực hiện bằng kiểu câu trần thuật. + Hành động điều khiển được thực hiện bằng kiểu câu cầu khiến + Hành động hứa được thực hiện bằng kiểu câu trần thuật, thêm vào trước lời nói chứa tổ hợp” tôi hứa là..” + Hành động bộc lộ cảm xúc được thực hiện bằng kiểu câu cảm thán. VD: Bạn có thể lấy giùm tôi cây viết không? Cách dùng gián tiếp + Có trường hợp kiểu câu không được dùng đúng với chức năng của nó. + Dùng câu nghi vấn để ra lệnh VD: Em đừng đi nữa được không? 4.3. Bài mới: (35phút) Trong giao tiếp, một người nói và một người trả lời là hình thức giao tiếp phổ biến trong đời sống hằng ngày và diễn ra khi có hai người nói luân phiên nhau trở lên . Khi tham gia hội thoại mỗi người đều đảm nhận một vai, người ta gọi đó là vai xã hội.Vậy để biết vai xã hội là gì ?.Hôm nay cô và trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài “hội thoại”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Vai trò xã hội trong hội thoại.(20 phút) GV gọi HS đọc SGK/93 ? Đoạn trích trên ghi lại điều gì? - Cuộc trò chuyện giữa bà cô và bé Hồng. ? Vậy hội thoại là gì? -Hội thoại: là sử dụng một ngôn ngữ để nói chuyện với nhau. ? Trong đoạn trích trên có mấy nhân vật tham gia đối thoại? - có 2 nhân vật: người cô, bé Hồng. ? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì?Ai ở vai trên, ai ở vai dưới? - Quan hệ gia tộc: + Vai trên: người cô. + Vai dưới: bé Hồng. ? Tìm ra lời nói của cô bé Hồng? ? Cách xử sự của người cô có gì đáng trách? - Thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt, vừa không đúng mực của người trên đối với người dưới. ? Tìm các chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép.Giải thích vì sao chú bé Hồng phải làm như vậy? - Vì Hồng thuộc vai dưới có bổn phận tôn trọng người trên. * GV nêu ví dụ: Nghe bạn nói Vô-Lô-đi-a đứng dạy mở toan cửa sổ, ló đầu ra ngoài và hỏi bạn một cách tỉ mỉ về khẩu súng. Nhưng rồi trả lời bạn với vẻ luyến tiếc: Mình bận học không đi được! Cậu bạn châm chọc: Học gạo để lấy điểm 5 à? Mình không học gạo mà là học, học không phải vì điểm hiểu không? ? Cho biết quan hệ giữa hai nhân vật trong đoạn trích trên là quan hệ gì? - Quan hệ bạn bè ? Em thấy vị trí xã hội hay vai xã hội của họ như thế nào? ? Qua tìm hiểu các VD em hãy cho biết vai xã hội là gì? - Là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại. ? Muốn xác định vai trò xã hội ta dựa vào đâu? - Dựa vào các quan hệ xã hội ? Vì sao trong hội thoại cần phải xác định vai xã hội? - Để chọn cho mình cách nói lễ phép. ? Vậy có mấy cách ứng xử trong xã hội? - Có 2 cách: ứng xử kính trọng và ứng xử thân hình. ? Em có nhận xét gì về vai xã hội của mọi người? -Đa chiều, nhiều chiều. ? Vậy khi tham gia hội thoại chúng ta cần phải làm gì? - Xác định đúng vai của mình để lựa chọn cách nói cho phù hợp. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. *Hoạt động 2:Luyện tập.(15 phút) Bài tập 1: HS đọc và làm bài. GV nhận xét. Bài tập 2: GV cho HS thảo luận nhóm (5 phút). HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày. GV nhận xét, sữa chữa. Bài tập 3: GV yêu cầu HS nhớ lại tình huống đầu giờ và xác định, phân tích vai xã hội trong hội thoại? HS nhớ lại, trả lời. G V nhận xét. I.Vai xã hội trong hội thoại -Vai trò xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong hội thoại. -Vai trò xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội. -Vai xã hội trong hội thoại: + Vai theo quan hệ bạn bè->ngang hàng + vai theo quan hệ thân thuộc + Vai theo quan hệ trên dưới, ngang hàng + Quan hệ thân sơ + Quan hệ tuổi tác + Quan hệ chức vụ, xã hội + Quan hệ giới tính. -Vai xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói phù hợp. III.Luyện tập Bài tập 1: - Nghiêm khắc chỉ ra sai lầm: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà ko biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn”. - Khích lệ tinh thần: lúc trận mạc thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui đùa, Bài tập 2: a. Ông giáo có địa vị xã hội cao hơn lão Hạc, về tuổi tác thì lão Hạc có vị trí cao hơn. b.Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai.Gọi lão Hạc bằng cụ, xưng hô ông con mình thể hiện sự kính trọng xưng tôi thể hiện quan hệ bình đẳng. c. Lão Hạc gọi ông giáo dùng từ dạy thay cho từ nói thể hiện sự tôn trọng, đồng thời xưng hô chúng mình, cách nói cũng xuề xòa nói đùa thế thể hiện sự thân tình. -Tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc: chỉ cười đưa đà, cười gượng, thoái thác chuyện ở lại. Bài tập 3: - Vai trên: Cô giáo - Vai dưới: học trò " Quan hệ : Thầy – trò - Qua lời thoại: cô giáo nhẹ nhàng, tình cảm; học trò lễ phép qua cách xưng hô 4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố:(3 phút) ? Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong hội thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội. Vai xã hội trong hội thoại: + Vai theo quan hệ bạn bè->Ngang hàng + Vai theo quan hệ thân thuộc + Vai theo quan hệ trên dưới, ngang hàng + Quan hệ thân sơ + Quan hệ tuổi tác + Quan hệ chức vụ, xã hội + Quan hệ giới tính. -Vai xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói phù hợp. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học: (2 phút) + Đối với bài học ở tiết này: - Học bài nội dung vở ghi - Làm bài tập 3/sgk 95 + Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị bài “hội thoại(tt)” + Thế nào là lượt lời tron hội thoại? 5.RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung Phương pháp Sử dụng đồ dung, thiết bị dạy học
File đính kèm:
- hoi_thoai_tiet_107.doc