Kế hoạch bài học Ngữ văn 7 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) - Trần Thị Trầm Huế

Bước 3: Công dụng của văn chương.

* HS đọc đoạn : “Văn chương gây cho ta đến bực nào!.”.

GV: Theo Hoài Thanh, văn chương có những công dụng nào?

-Gợi lòng vị tha.

-Gây cho ta tình cảm ta không có: Chẳng hạn như: phẫn nộ trước cái xấu, cái ác vì con người ai cũng có những tình cảm yêu thương hay căm ghét ( Ví dụ: đọc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta sẽ thấy căm ghét bọn cương hào, ác bá).

-Luyện những thứ tình cảm ta sẵn có: Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc.( Ví dụ: Lượm của Tố Hữu ta cảm thấy yêu thương, trân trọng xen lẫn tự hào về một thiếu niên dũng cảm.

- Giúp cảm nhận được cái hay cái đẹp của cuộc sống(“Động Phong Nha”: nhận thức vẻ đẹp lộng lẫy kỳ ảo của động Phong Nha).

-Ghi lại dấu ấn lịch sử( Phò giá về kinh – Trần Quang Khải).

GV: Đoạn cuối tác giả lập luận như thế nào? Mục đích?

HS: -Lập luận bằng cách nêu giả định, suy tưởng.

-Một lần nữa đề cao ý nghĩa của văn chương, công dụng quan trọng của văn chương trong cuộc sống.

Hoạt động 3.2: Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật của văn bản.

GV: Văn bản có đặc sắc gì về nghệ thuật?

- Luận điểm( Tác giả đưa ra ba luận điểm: Nguồn gốc văn chương, nhiệm vụ của văn chương).

- Cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.

- Cách diễn đạt.: Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.( Ví dụ: Đoạn người ta kể nguồn gốc của thi ca.)

Hoạt động 3.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản.

GV: Trình bày ý nghĩa của văn bản?

HS: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Ngữ văn 7 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) - Trần Thị Trầm Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 
Tiết PPCT: 97 	 
Văn bản
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
(Hoài Thanh)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 	- Sơ giản về tác giả.
 	- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương.
 	- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của Hoài Thanh.
2. Kỹ năng
 	- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học.
 	- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
 	- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ
-Sống tương thân, tương ái với mọi người, mọi vật.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ
HS: Bảng nhóm
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (1’)
 - Lớp 7D: Sĩ số Vắng: ....
2. Kiểm tra bài cũ (4’) 
-Câu 1: Nêu ý nghĩa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ?(8đ)
Đáp án: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Câu 2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả nào?(2đ)
Đáp án: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh.(1đ)
*GV kiểm tra vở bài soạn, vở bài tập soạn đúng, đủ (1đ)
3. Tiến trình bài học(30 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 Hoạt động 1: Vào bài: Giới thiệu bài mới(2’)
- Văn chương nghệ thuật ra đời rất sớm và luôn luôn gắn bó với đời sống con người. Từ xưa, người ta đã băn khoăn văn chương có nguồn gốc từ đâu và nó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống ? Bài viết “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh sẽ giúp chúng ta hiểu phần nào về điều đó.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc và chú thích.(8’)
Bước 1: Hướng dẫn cách đọc.
-Giọng đọc
+ Từ đầumuôn loài. Đọc với giọng vừa xúc cảm, chậm, sâu lắng
 + Văn chương sẽ là hình dung lạ lùng của văn chương hay sao. Đọc với giọng rành mạch, rõ ràng.
+Còn lại: Đọc với giọng giàu tình cảm.
-GV: đọc mẫu 
-HS: đọc
GV: nhận xét cách đọc của HS
Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả - tác phẩm
- Gv: Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm? 
- Hs: Tên thật Nguyễn Đức Nguyên còn có bút danh Văn Thiên là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc. Từng là một giáo viên(Trước CMT8). Năm 1945 là Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế, từ 1958 -1975 là tổng thư kí hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, sau là Viện trưởng Viện Văn học. Từ năm 1969 – 1975 là chủ nhiệm báo Văn nghệ chuyên ngành lý luận phê bình.
-GV: Em hãy cho biết văn bản thuộc thể loại gì?
- HS: Nghị luận văn chương.
-GV: Giải nghĩa nhan đề của văn bản?
+ Ý nghĩa: giá trị, tác dụng
+ Văn chương: tác phẩm văn học.
à Gía trị, tác dụng của tác phẩm văn học.
Bước 3: Giải thích nghĩa từ khó.
GV: Giải nghĩa từ khó:
+ Cốt yếu: quan trọng, cơ bản, chủ chốt không thể thiếu.
+ Muôn hình vạn trạng: Rất phong phú, rất nhiều hình thức, hình ảnh, trạng thái, tâm trạng khác nhau.
+ Vị tha: Lòng thương người, đức hi sinh xả thân cao cả.
GV: Các em hãy xác định bố cục của bài văn?
HS:
+Đoạn 1: “Từ đầu muôn loài”(Nêu vấn đề): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+Đoạn 2: Phần còn lại(Phân tích, chứng minh): Ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người
Văn bản chỉ là đoạn trích nên không có phần kết luận hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc - tìm hiểu văn bản(20’)
Hoạt động 3.2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản.
Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu nguồn gốc của văn chương:
GV: Tác giả nêu vấn đề gì từ bài viết này? Vấn đề đó được triển khai bằng những luận điểm nào?
HS:
-Vấn đề: Ý nghĩa văn chương.
-Luận điểm triển khai:
+ Luận điểm 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+Luận điểm 2: Nhiệm vụ của văn chương.
+Luận điểm 3: Công dụng của văn chương.
GV: Gọi HS đọc từ đầu muôn loài.
GV: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
HS: - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
GV: Phân tích các lập luận của tác giả?
- Tác giả kể chuyện nhà thi sĩ Ấn Độ khóc nức nở khi thấy một con chim rơi xuống chân mình.
=> Cách dẫn dắt bất ngờ, xúc động, tự nhiên.
-Yếu tố tự sự được nêu trước khi đưa ra luận điểm.
-Đoạn văn được viết theo kiểu quy nạp.
GV: Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc văn chương như vậy có đúng chưa?
GV: Lấy ví dụ từ các văn bản để chứng minh:
+ Thương vợ(Tú Xương): Hình ảnh người vợ chịu thương chịu khó vất vả nuôi chồng con. Tấm lòng thương yêu và biết ơn của Tú Xương đối với vợ của mình.
+ Cuộc chia tay của những con búp bê. Truyện miêu tả cảnh gia đình của Thành và Thuỷ tan vỡ (cha mẹ bỏ nhau) đặc biệt khắc hoạ sự xót xa của hai anh em khi tình cảm của họ bị sẻ chia.
*GV mở rộng: Rất đúng, nhưng vẫn có quan niệm khác như: văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. Văn chương là xúc động trước cái đẹp, cái cao cả hay sự phẫn nộ trước cái xấu, cái ác
- Ngoài ra văn chương còn phản ánh cuộc đấu tranh ( Lượm- Tố Hữu), phản ánh lao động ( Vượt thác – Võ Quảng), phản ánh nghi lễ tôn giáo, vui chơi giải trí,
Bước 2: Nhiệm vụ của văn chương.
*Học sinh đọc đoạn tiếp theo: “Văn chương sẽ là lạ lùng của văn chương hay sao?
GV: Theo Hoài Thanh nhiệm vụ của văn chương là gì?
GV: Em hiểu thế nào là hình dung của sự sống? Cho ví dụ
- Cuộc sống của chúng ta muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh nó một cách sinh động, phong phú với nhiều hình thức.
+ Ví dụ: Phản ánh về học tập: ‘Mẹ hiền dạy con”
 Phản ánh về đấu tranh : “Lượm” Tố Hữu.
GV: Em hiểu thế nào là sáng tạo ra sự sống ? Cho ví dụ?
- Làm mới mẽ, tạo ra những gì hiện thực mà chúng ta không có, nhưng sẽ có trong tương lai( đưa ý tưởng vào trong sự sống).
Ví dụ:
+ Cô Tô: Nguyễn Tuân đã phát hiện và sáng tạo cái đẹp của thiên nhiên phản ánh cuộc sống và sinh hoạt của con người trên đảo và biển Cô Tôà ta hiểu và càng yêu mến vùng đất xa xôi của Tổ quốc
+ Thánh Gióng: Có ngựa sắt phun lửa.
+Thạch Sanh có nồi cơm ăn hết lại đầy.
+Sơn Tinh: Chế ngự thiên nhiên.
GV: Chúng ta đã tìm hiểu hai luận điểm 1 và 2. Bây giờ chúng ta tìm hiểu luận điểm 3 Công dụng của văn chương.
Bước 3: Công dụng của văn chương.
* HS đọc đoạn : “Văn chương gây cho ta đến bực nào!...”.
GV: Theo Hoài Thanh, văn chương có những công dụng nào?
-Gợi lòng vị tha.
-Gây cho ta tình cảm ta không có: Chẳng hạn như: phẫn nộ trước cái xấu, cái ác vì con người ai cũng có những tình cảm yêu thương hay căm ghét( Ví dụ: đọc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta sẽ thấy căm ghét bọn cương hào, ác bá).
-Luyện những thứ tình cảm ta sẵn có: Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc.( Ví dụ: Lượm của Tố Hữu ta cảm thấy yêu thương, trân trọng xen lẫn tự hào về một thiếu niên dũng cảm.
- Giúp cảm nhận được cái hay cái đẹp của cuộc sống(“Động Phong Nha”: nhận thức vẻ đẹp lộng lẫy kỳ ảo của động Phong Nha).
-Ghi lại dấu ấn lịch sử( Phò giá về kinh – Trần Quang Khải).
GV: Đoạn cuối tác giả lập luận như thế nào? Mục đích?
HS: -Lập luận bằng cách nêu giả định, suy tưởng.
-Một lần nữa đề cao ý nghĩa của văn chương, công dụng quan trọng của văn chương trong cuộc sống.
Hoạt động 3.2: Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật của văn bản.
GV: Văn bản có đặc sắc gì về nghệ thuật?
Luận điểm( Tác giả đưa ra ba luận điểm: Nguồn gốc văn chương, nhiệm vụ của văn chương).
Cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.
Cách diễn đạt.: Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.( Ví dụ: Đoạn người ta kể nguồn gốc của thi ca.)
Hoạt động 3.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
GV: Trình bày ý nghĩa của văn bản?
HS: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.(5’)
Hoài Thanh viết: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích.
1.Đọc
2.Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Hoài Thanh(1909- 1982), quê ở Nghệ An.
- Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc.
-Hoài Thanh là tác giả tập “Thi nhân Việt Nam” một trong những công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào thơ mới.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: In trong “ Văn chương và hành động”.
- Thể loại: Nghị luận văn chương.
II. ĐỌC – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung
a. Nguồn gốc của văn chương 
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
Quan niệm đúng
b. Nhiệm vụ của văn chương. 
- Văn chương hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng.
-> Phản ánh cuộc sống.
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. 
-> Sáng tạo cái đẹp.
c. Công dụng của văn chương. 
-Gây cho ta những tình cảm mới.
-Luyện những tình cảm vốn có.
-Làm cho đời sống con người trờ nên phong phú, sâu rộng hơn nhiều.
-Đời sống nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương.
2. Nghệ thuật:
- Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, thuyết phục
- Nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
3. Ý nghĩa văn bản: 
-Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
III. Luyện tập.
Ghi nhớ: SGK/63
4.TỔNG KẾT(3’)
Câu 1: Theo em nguồn gốc của văn chương là gì:
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài 
Câu 2: Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào trong hai loại sau?
Nghị luận chính trị - xã hội
Nghị luận văn chương.
Đáp án: Câu B
 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC(2’)
*Đối với bài vừa học:
-Học bài, làm bài tập.
-Vẽ sơ đồ tư duy.
*Đối với bài học tiếp theo:
-Soạn bài tiếp theo: Sống chết mặc bay
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày.....tháng 2 năm 2016
GV hướng dẫn
(Duyệt)
Trần Văn Nên
Tuần 24 Ngày soạn: 20/02//2016
Tiết PPCT: 94 	 Ngày dạy: 22/02/2016
Tiếng Việt
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động.
 	- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong một văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
 	- Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
 	- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
2. Kỹ năng
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
3. Thái độ
 	- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm, 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs (1’)
	- 7A1: Sĩ số Vắng: ....
- 7A2: Sĩ số Vắng: ....
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Nêu công dụng của trạng ngữ? Tác trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới (40’)
* Vào bài (2’)
- Mỗi ngôn ngữ đều có những cách sắp xếp trật tự khác nhau. Mỗi trật tự đều có ý nghĩa nhất định. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động như thế nào và có mục đích gì? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG (20’)
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
- Gv: Xác định CN của mỗi câu trên?
- Hs: Mọi người / yêu mến em.
 CN VN
- Gv: Ý nghĩa của CN trong các câu trên khác nhau như thế nào?
- Hs: CN trong câu a biểu thị người thực hiện 1 hành động hướng đến người khác.(CN trong câu a biểu thị chủ thể của hành động).
- CN trong câu b biểu thị người được hành động của người khác hướng đến. (CN trong câu b biểu thị đối tượng của hành động).
- GV treo bảng phụ, ghi VD.
* Xác định câu chủ động, câu bị động trong VD sau:
a. Nhà vua truyền ngôi cho chú bé.
b. Chú bé được nhà vua truyền ngôi.
- Hs: a câu chủ động, b câu bị động.
- Gv:Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
- HS tra lời, GV nhận xét, HS đọc ghi nhớ SGK.
Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
GV treo bảng phụ:Em sẽ chọn câu a hay câu b điền vào chỗ trống trong VD? Giải thích vì sao em chọn như vậy?
- Hs: Trả lời.
Bài tập thêm : Em sẽ chọn cách nào trong 2 cách viết sau?
a. Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng ở Châu Âu rất ưa chuộng sản phẩm này.
(b).Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này rất được khách hàng Châu Âu ưa chuộng.
c. Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại nghỉ chỗ này một ít, chỗ kia một ít.
(d). Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại nghỉ chỗ này một ít, chỗ kia một ít.
GV: Từ những ví dụ trên em có thể giải thích tại sao có sự chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động và ngược lại?
- Gv: Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- HS trả lời, GV nhận xét, HS đọc ghi nhớ SGK.
LUYỆN TẬP (16’)
- HS đọc bài tập, GV hướng dẫn HS làm.
- HS thảo luận nhóm.Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, sửa chữa.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2’)
 - HS sưu tầm:a. Con mèo đang đuổi con chuột
 Con chuột bị con mèo đuổi
 b. Gió đẩy thuyền ra xa
 Thuyền bị gió đẩy ra xa
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu một số cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Câu chủ động và câu bị động:
* Ví dụ:
- Mọi người yêu mến em.
à Câu chủ động, chủ ngữ thực hiện hành động.
- Em được mọi ngườiyêu mến.
à Câu bị động, chủ ngữ là đối tượng của hành động.
* Ghi nhớ: SGK/57.
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
* Ví dụ:
- Điền câu b vào chỗ trốngà liên kiết các câu trong đoạn thành một mạch thống nhất.
- Điền câu a các câu trong đoạn rời rạc.
* Ghi nhớ: SGK/57.
II. LUYỆN TẬP
* Câu bị động:
+ Có khi (các thứ của quý ) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.
+ Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
* Chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học phần ghi nhớ Sgk. Nắm vững nội dung.
- Đặt câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác và câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
* Bài mới: Soạn bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” (tt).
E. RÚT KINH NGHIỆM
********************************************
Tuần: 24 Ngày soạn: 20/02//2016
Tiết PPCT: 95-96 	 Ngày dạy: 22/02/2016
Tập làm văn
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
 	- Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn lập luận chứng minh vào việc tạo lập văn bản. Qua đó các em tự trình bày ý kiến, thể hiện quan điểm của mình vê một vấn đề xã hội. 
 	- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
 	- Hình thức: Tự luận.
 	- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút.
III. BIÊN SỌA ĐỀ KIỂM TRA
Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam luôn luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
a.Yêu cầu về kỹ năng
- Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh
- Vấn đề: Câu tục ngữ: ‘‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’’
- Mục đích: Ca ngợi, khẳng định đạo lí của nhân dân Việt Nam.
- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả.
1.0 điểm
b.Yêu cầu kiến thức: Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
* Mở bài : 
- Nêu vấn đề: Truyền thống đạo lí của dân tộc ta là lòng biết ơn.
- Trích dẫn đề:Dẫn câu tục ngữ.
- Chuyển ý: Truyền thống đó được thể hiện rõ nét qua đời sống văn hóa tinh thần.
* Thân bài: - Giải thích:
+ Nghĩa đen: Phải nhớ ơn người trồng cây cho ta ăn quả.
+ Nghĩa bóng: Khi hưởng thụ một thành quả gì về vật chất lẫn tinh thần của người khác ban cho thì chúng ta phải biết nhớ ơn, đền đáp công ơn của họ. 
- Chứng minh: 
+ Trong gia đình: Nhân dân ta luôn nhắc nhở con cháu biết kính yêu ông bà, cha mẹ ; thờ cúng tổ tiên. ( Trích dẫn ca dao)
+ Ngoài xã hội: Thờ cúng các vị thần hoàng, thần làng, các vị anh hùng chống giặc ngoại xâm; xây dựng tượng đài các vị anh hùng: Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, tổ chức những ngày lễ kỉ niệm, ngày mất của các vị anh hùng; dùng tên họ đặt tên cho các con đường, trường học, bệnh viện, ( Dẫn chứng)
*Ngày nay:
+ Trong gia đình: Vẫn tiếp tục phát huy những đạo lí ngày xưa
+ Ngoài xã hội:Tiếp tục truyền thống nhớ ơn. Dân ta rất tôn sùng những anh hùng trong chiến đấu, lao động, thể hiện qua các ngày lễ: Ngày 27-2: ngày Thầy thuốc Việt Nam; Ngày 20/11, 27/7, 20/10
* Liên hệ mở rộng với câu tục ngữ  «Uống nước nhớ nguồn »
* Kết bài: 
- Ca ngợi, khẳng định thêm một lần nữa đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Xác lập tư tưởng, thái độ, hành động (liên hệ bản thân).
0.75điểm
7.5 điểm
0.75 điểm
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai_24_Y_nghia_van_chuong.doc