Kế hoạch bài học Ngữ văn 6 - Tiết 95: Ẩn dụ - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh Hương

HĐ 1:Hình thành khái niệm ẩn dụ:(8’)

-GV sử dụng bảng phụ.Gọi HS đọc VD.

? Cụm từ Người Cha dùng để chỉ ai?Tại sao em biết điều đó?

HS trả lời.

Gv nhận xét, chốt ý.

? Vì sao có thể ví Bác như Người Cha?

- Vì Bác và Người Cha có những phẩm chất giống nhau.

? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

HS trình bày ý kiến cá nhân.

GV nhận xét. Chốt ý.

? Cụm từ Người Cha trong khổ thơ của Minh Huệ và cụm từ Người Cha trong đoạn thơ của Tố Hữu:( “Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” - Sáng tháng năm) có gì giống và khác nhau?

+Giống nhau: Đều so sánh Bác Hồ với Người Cha.

+Khác nhau:

* Minh Huệ cụm từ “Người Cha” chỉ sử dụng 1 vế (cha) lược bỏ vế A , chỉ còn vế B.

* Tố Hữu cụm từ “Người là Cha” có 2 vế (Người-Cha). Không lược bỏ.Câu thơ còn nguyên vẹn cả 2 vế A và B.

? Việc gọi Bác là “ Người Cha” có tác dụng gì?

HS: nghiên cứu- trả lời.

GV nhận xét. Chốt ý.

=> Tác dụng: - Thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ, đó chính là sự gần gũi, che chở, chăm sóc cho những đứa con của mình.

- Làm cho câu thơ hay hơn, có ý nghĩa hơn. Tăng tính hàm súc.

→ Khi phép so sánh có lược bỏ vế A,người ta gọi đó là so sánh ngầm(ẩn kín) hay còn gọi đó là phép ẩn dụ.

? Ẩn dụ là gì?

HS trả lời.

GV nhận xét, chốt ý.

* Ghi nhớ SGK / 68

- GV diễn giảng thêm.

- GV cho HS tìm hiểu ví dụ SGK/68,69

* Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ.

+ Ẩn dụ hình thức.

+ Ẩn dụ cách thức.

+ Ẩn dụ phẩm chất.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Ngữ văn 6 - Tiết 95: Ẩn dụ - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẨN DỤ
Bài 23 Tiết PPCT: 95	Tiếng Việt:
Tuần 25
Ngày dạy: 24/2/2016	
 1. MỤC TIÊU :
1.1Kiến thức:
- Học sinh nắm được các khái niệm ẩn dụ.Tác dụng của ẩn dụ.
1.2.Kĩ năng: 
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra được một số ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.
1.3.Thái độ: 
- Yêu thích môn tiếng Việt.Vận dụng ẩn dụ trong viết văn miêu tả.
 2. TRỌNG TÂM:
 - Khái niệm ẩn dụ. Tác dụng của ẩn dụ.
 3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: SGK, Bảng phụ.
3.2.Học sinh: bút dạ, phiếu học tập.	
 4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:(1’)	 Sĩ số: Vắng: CP :
 KP :
4.2. Kiểm tra miệng(6’)
Câu 1: Nhân hóa là gì ? Có mấy kiểu nhân hóa?(8đ)
Đáp án:
- Nhân hóa: Gọi hoặc tả con vật đồ vậtbằng những từ vốn dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới đồ vật cây cối trở nên gần gũi nhằm biểu thị những suy nghĩ tình cảm.
- 3 kiểu nhân hóa.
* Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
*Từ chỉ hoạt động tính chất của con người chỉ hoạt động tính chất của vật.
*Trò chuyện xưng hô thân mật như con người.
Câu 2: Nêu nội dung chính sẽ tìm hiểu trong bài ẩn dụ? (2đ)
Đáp án: - Khái niệm ẩn dụ. Tác dụng của ẩn dụ.
4.3. Bài mới: (2’) 
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa, bến cũ, con đò khác đưa
(Ca dao).
Ca dao Việt Nam xưa thường lấy những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống làng quê làm hình ảnh ẩn dụ như: thuyền, bến, cây đa, con đò.....để thể hiện tình cảm của những người có tình cảm với nhau. Những hình ảnh ẩn dụ trong ca dao thường mộc mạc, chân thành nhưng đượm tình. Vậy ẩn dụ là gì? Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu rõ hơn về khái niệm ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ thường gặp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ 1:Hình thành khái niệm ẩn dụ:(8’)
-GV sử dụng bảng phụ.Gọi HS đọc VD.
? Cụm từ Người Cha dùng để chỉ ai?Tại sao em biết điều đó?
HS trả lời.
Gv nhận xét, chốt ý.
? Vì sao có thể ví Bác như Người Cha?
- Vì Bác và Người Cha có những phẩm chất giống nhau.
? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
HS trình bày ý kiến cá nhân.
GV nhận xét. Chốt ý.
? Cụm từ Người Cha trong khổ thơ của Minh Huệ và cụm từ Người Cha trong đoạn thơ của Tố Hữu:( “Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” - Sáng tháng năm) có gì giống và khác nhau?
+Giống nhau: Đều so sánh Bác Hồ với Người Cha.
+Khác nhau:
* Minh Huệ cụm từ “Người Cha” chỉ sử dụng 1 vế (cha) lược bỏ vế A , chỉ còn vế B.
* Tố Hữu cụm từ “Người là Cha” có 2 vế (Người-Cha). Không lược bỏ.Câu thơ còn nguyên vẹn cả 2 vế A và B.
? Việc gọi Bác là “ Người Cha” có tác dụng gì?
HS: nghiên cứu- trả lời.
GV nhận xét. Chốt ý.
=> Tác dụng: - Thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ, đó chính là sự gần gũi, che chở, chăm sóc cho những đứa con của mình.
- Làm cho câu thơ hay hơn, có ý nghĩa hơn. Tăng tính hàm súc.
→ Khi phép so sánh có lược bỏ vế A,người ta gọi đó là so sánh ngầm(ẩn kín) hay còn gọi đó là phép ẩn dụ.
? Ẩn dụ là gì?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
* Ghi nhớ SGK / 68
- GV diễn giảng thêm.
- GV cho HS tìm hiểu ví dụ SGK/68,69
* Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ.
+ Ẩn dụ hình thức. 
+ Ẩn dụ cách thức.
+ Ẩn dụ phẩm chất. 
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập:(16’)
- Gọi HS đọc bài tập 1 SGK /69-70.
- Xác định yêu cầu của bài tập.
* So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt sau?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Bài tập 2: SGK/70.
- HS đọc bài tập 2.
- Xác định yêu cầu bài tập.
 * Tìm ẩn dụ hình tượng trong Vd?Nêu lên những nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng được so sánh dưới đây?
- HS thảo luận nhóm (5 phút).
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 3: SGK/70.
- HS đọc bài tập 3.
- Xác định yêu cầu của bài tập.
 * Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu lên tác dụng?
- HS thảo luận nhóm đôi(2 phút).
- GV nhận xét. Sửa chữa. Chốt ý.
I.Ẩn dụ là gì?
1.Vd: SGK /68.
2.Nhận xét:
-Người Cha : chỉ Bác Hồ
Vì Bác Hồ và Người Cha có những phẩm chất giống nhau.
+ Tuổi tác.
+ Tình yêu thương.
+ Sự che chở, chăm sóc con.
Sự tương đồng về phẩm chất.
*Ghi nhớ : SGK / 68
II.Luyện tập:
1. So sánh đặc điểm và tác dụng:
- Cách 1: Cách diễn đạt bình thường.
- Cách 2:So sánh Bác Hồ như Người Cha->Tác dụng tính hình tượng, biểu cảm.
- Cách 3:Ẩn dụ (Người Cha)
->Tác dụng hình tượng, biểu cảm hơn, câu nói có tính hàm súc.
2.Tìm ẩn dụ:
a. + “Ăn quả” có nét tương đồng về cách thức với “sự hưởng thụ thành quả lao động”.
 +“Kẻ trồng cây” nét tương đồng về phẩm chất với “người lao động,người xây dựng tạo ra thành quả”. 
b. +“mực,đen” nét tương đồng về phẩm chất “cái xấu”.
+ “đèn,sáng”có nét tương đồng về phẩm chất “cái tốt,hay,tiến bộ”.
c. “thuyền”chỉ “người đi xa”; “bến” chỉ “người ở lại”. 
d. - “Mặt Trời” trên lăng: chỉ mặt trời tự nhiên.
- “Mặt Trời”chỉ Bác Hồ, nét tương đồng về phẩm chất.
3.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
a.Thấy mùi hồi chảy qua mặt.
+ Tác dụng : liên tưởng mới. lạ, gợi hình ảnh và cảm giác.
b. Ánh nắng chảy đầy vai.
+Tác dụng : liên tưởng mới lạ
c. Tiếng rơi rất mỏng..
+Tác dụng: mới lạ, độc đáo, thú vị.
d. Ướt tiếng cười của bố
+Tác dụng : mới lạ sinh động 
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:(5’)
 Câu 1: Em hiểu thế nào là ẩn dụ?
 Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Câu 2: Cho ví dụ về ẩn dụ?
	 Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
-> Sự tươi trẻ của đất nước.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: (4’)
 * Đối với bài học ở tiết học này:
- Học ghi nhớ SGK 68-69
- Làm bài tập hoàn chỉnh vào vở bài tập.
 * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: 
- Chuẩn bị bài “ Hoán dụ”
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Tìm một số ví dụ về hoán dụ.
 5.RÚT KINH NGHIỆM :
.

File đính kèm:

  • docBai_23_An_du.doc
Giáo án liên quan