Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình giải bài toán tin học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cái Dầu

Bài toán:

Ai đó đã đảo lôn trật tự các kí tự trong từng câu lệnh của chương trình cộng và chia hai số nguyên khồng vượt quá 500

Câu 1: Các kí tự trong mỗi dòng lệnh đều chính xác, chỉ bị sai trật tự. Em hãy sắp xếp lại cho đúng

Câu 2: Em hãy viết chương trình ở câu 1 hoàn chỉnh bằng NNLT Pascal, sau đó dịch và chạy chương trình với các bộ dữ liệu như SGK trang 5

-Kết quả sau khi chạy chương trình với 3 bộ test như SGK

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình giải bài toán tin học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cái Dầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS CÁI DẦU
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC
Bài TTH2 : VIẾT CHƯƠNG TRÌNH GIẢI BÀI TOÁN TIN HỌC
Số tiết: 3
Tiết PPCT từ 26 đến 28 – Tuần 13,14 (thực hiện từ ngày 19/11/2018 - 02/12/2018)
Mục tiêu bài học:
HS hoàn thành được chương trình Pascal theo mẫu gợi ý.
Học sinh dịch, kiểm lỗi, sửa lỗi.
Học sinh chạy chương trình in ra kết quả .
Vận dụng cao: Học sinh có thể tự viết một chương trình pascal dựa theo đề bài toán của giáo viên.
Nội dung trọng tâm
Chương trình pascal theo cấu trúc tuần tự.
Chương trình pasal theo cấu trúc rẽ nhánh.
Phương pháp giảng dạỵ
Thảo luận nhóm, báo cáo
Tổ chức trò chơi
Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: 
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu hoặc bảng phụ tranh ảnh liên quan bài học.
- Dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, bút lông và bảng phụ.
* TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Thời gian
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nội dung+ Ghi bảng
30’
A. Tình huống 1: Bài toán cộng và chia hai số nguyên
- Mục đích: Học sinh xác định được bài toán, mô tả được thuật toán, và khai báo kiểu dữ liệu cho các biến trong bài toán
Bài toán: 
Ai đó đã đảo lôn trật tự các kí tự trong từng câu lệnh của chương trình cộng và chia hai số nguyên khồng vượt quá 500
- Nhiệm vụ: Đọc kĩ yêu cầu thảo luận sắp xếp lại trật tự trong từng dòng lệnh cho đúng.
- Phương thức hoạt động: cho 2 em học sinh ngồi cùng bạn thảo luận 
- Sản phẩm học tập (nếu có): kết quả thảo luận
- Báo cáo: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 
- Giao việc:Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận sắp xếp lại trật tự trong từng dòng lệnh cho đúng.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Cho các em học sinh tự đánh giá lẫn nhau rút ra nhận xét đúng sai.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS làm sai không đúng, giáo viên nhận xét chốt lại + giải thích để học sinh hoàn thiện bài học.
Câu 1: Các kí tự trong mỗi dòng lệnh đều chính xác, chỉ bị sai trật tự. Em hãy sắp xếp lại cho đúng
- Nhiệm vụ: Soạn thảo chương trình hoàn chỉnh sau khi đã sắp xếp ở câu 1 vào máyà sau đó dịch và chạy chương trình với các bộ dữ liệu như SGK trang 53.
- Phương thức hoạt động: HS thực hành trên máy
- Sản phẩm học tập (nếu có): kết quả chạy chương trình với bộ thử SGK
- Báo cáo: đại diện nhóm trình bày kết quả sau khi chạy chương trình.
- Giao việc:Hai HS soạn thảo chương trình vào máy dịch sửa lỗi và chạy chương trình.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Cho các em học sinh so sánh kết quả lẫn nhau rút ra nhận xét đúng sai.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS làm sai không đúng, giáo viên nhận xét chốt lại + giải thích để học sinh hoàn thiện bài học.
Câu 2: Em hãy viết chương trình ở câu 1 hoàn chỉnh bằng NNLT Pascal, sau đó dịch và chạy chương trình với các bộ dữ liệu như SGK trang 5
-Kết quả sau khi chạy chương trình với 3 bộ test như SGK
45’
B. Tình huống 2: Chương trình cuộc đua ốc và rùa.
- Mục đích: Học sinh xác định được bài toán, hoàn thành sơ đồ khối và kiểm tra bằng bộ thử
Bài toán: Rùa con thường trêu Ốc sên chậm hơn mình. Ốc sên rất tức giận nên hôm nay, cả hai quyết định thi bò. Liệu ốc sên có thể giành chiến thắng không
- Nhiệm vụ: Soạn thảo chương trình ở câu 3 vào máyà sau đó dịch và chạy chương trình với các bộ dữ liệu như SGK trang 53.
- Phương thức hoạt động: HS thực hành trên máy
- Sản phẩm học tập (nếu có): kết quả chạy chương trình với bộ thử SGK
- Báo cáo: đại diện nhóm trình bày kết quả sau khi chạy chương trình.
- Giao việc:Hai HS soạn thảo chương trình vào máy dịch sửa lỗi và chạy chương trình.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Cho các em học sinh so sánh kết quả lẫn nhau rút ra nhận xét đúng sai.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS làm sai không đúng, giáo viên nhận xét chốt lại + giải thích để học sinh hoàn thiện bài học.
. 
Câu 3: 
- Soạn thảo chương trình.
-Dịch và chạy chương trình
-Ghi lại kết quả chạy chương trình.
- Cho biết kết quả SGK trang 53,54 đúng hay sai.
- Nhiệm vụ: Đọc kĩ yêu cầu dựa vào kết quả chạy chương trình HS nêu lên nhận xét của mình.
- Phương thức hoạt động: HĐ cá nhân 
- Sản phẩm học tập (nếu có): 
- Báo cáo: nêu lên ý kiến cá nhân
- Giao việc: HS quan sát kết quả chạy chương trình và nêu nhận xét của mình.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Cho các em học sinh tự đánh giá lẫn nhau rút ra nhận xét đúng sai.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS làm sai không đúng, giáo viên nhận xét chốt lại + giải thích để học sinh hoàn thiện bài học.
Câu 4: Em hãy giải thích tại sao chương trình của bị sai (in ra hai kết quả) khi nhập vào bộ thử: tg_oc=0.99;tg_rua=1 (tg_oc<tg_rua)
45’
C. Tình huống 3: Chương trình kiểm tra biển số xe
- Mục đích: Học sinh xác định được bài toán, hoàn thành sơ đồ khối và kiểm tra bằng bộ thử
Bài toán: Em hãy kiểm tra xem một biển xe bất kì (xét trường hợp 4 số) có phải là biển số tứ quý không?
- Nhiệm vụ: Đọc kĩ yêu cầu hoàn chỉnh chương trình và thực hành trên máy
- Phương thức hoạt động: cho 2 em học sinh ngồi cùng máy thảo luận hoàn chỉnh chương trình và thực hành trên máy.
- Sản phẩm học tập (nếu có): kết quả thảo luận
- Báo cáo: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 
- Giao việc: cho 2 em học sinh ngồi cùng máy thảo luận hoàn chỉnh chương trình và thực hành trên máy.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Cho các em học sinh tự đánh giá lẫn nhau rút ra nhận xét đúng sai.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS làm sai không đúng, giáo viên nhận xét chốt lại + giải thích để học sinh hoàn thiện bài học.
Câu 5: Em hãy viết chương trình nhập biển số xe bất kỳ có 4 số rồi kết luận đó có phải là biển số tứ quý hay không?
- Nhiệm vụ: Đọc kĩ yêu cầu thảo luận chỉnh sửa chương trình câu 5 theo yêu cầu SGK trang 55 
- Phương thức hoạt động: thảo luận nhóm 
- Sản phẩm học tập (nếu có): kết quả thảo luận
- Báo cáo: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Sau đó thực hành trên máy 
- Giao việc: HS thảo luận chỉnh sửa chương trình câu 5 theo yêu cầu SGK trang 55 sau đó thực hành trên máy tính.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý
- Phương án đánh giá: Cho các em học sinh tự đánh giá lẫn nhau rút ra nhận xét đúng sai.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS làm sai không đúng, giáo viên nhận xét chốt lại + giải thích để học sinh hoàn thiện bài học.
Câu 6: Em hãy cải tiến chương trình ở câu 5 để kiểm tra biển số xe (năm số) bất kì được nhập vào từ bàn phím có phải là biển số xe ngũ linh hay không?
- Chạy chương trình và kiểm tra kết quả với bộ thử SGK và kết quả như sau:
15’
C. Game: Thư giãn với “TRÒ CHƠI NHANH TAY LẸ MẮT”
 Trò chơi ô chữ
- Mục đích: Ôn lại các kiến thức đã được học thông qua trò chơi
- Nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trong SGK 56 và thực hiện theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: cho học sinh ngồi cùng bàn thảo luận 
- Sản phẩm học tập (nếu có): hoàn thành các từ khóa và tên chuẩn trong trò chơi
- Báo cáo: HS trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận
- Giao việc: Học sinh thảo luận và ghi câu trả lời bảng phụ
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên có thể trả lời chỉ dẫn mẫu, gợi ý.
- Phương án đánh giá: Nhón nào có câu trả lời đúng nhất nhanh nhất sẽ chiến thắng
 à Đáp án trò chơi:
5. Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm: 	
Hạn chế: 	
Hướng khắc phục: 	
Ngày 2 tháng 11 năm 2018
Người soạn
 Lý Thị Thanh Thúy

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_tin_hoc_lop_8_bai_thuc_hanh_2_viet_chuo.doc