Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 6 - Chủ đề 2: Máy tính và ứng dụng

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10’)

- Giao việc: Em hãy đánh dấu vào hình ảnh mà theo em đó là máy tính điện tử?

- Hướng dẫn, hỗ trợ: Máy tính có rất nhiều dạng, kích cỡ khác nhau và có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong đời sống.

- Phương án đánh giá: Nhận xét đáp án và giải thích.

- Vậy có những loại máy tính nào? Máy tính được sử dụng như thế nào trong cuộc sống? hôm nay cô trò mình cùng nhau tìm hiểu chủ đề 2: MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG. - Nhiệm vụ: đánh dấu vào hình ảnh mà theo em đó là máy tính điện tử?

- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân

- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): Sách giáo khoa

- Sản phẩm học tập: tất cả.

- Báo cáo: Trình bày tại chỗ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 6 - Chủ đề 2: Máy tính và ứng dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 4,5,6
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC
Chủ đề 2: MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG 
1. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết và nhận diện được các loại máy tính thường gặp trong đời sống.
- Biết máy tính gồm 2 thành phần: phầ cứng và phần mềm, cho ví dụ. 
- Biết được máy tính trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và cho ví dụ.
- Biết thông tin biểu diễn trên máy tính như thế nào.
2. Nội dung trọng tâm:
- Các loại máy tính thông dụng.
- Hai thành phầ của máy tính.
- Máy tính được dùng để làm gì?
3. Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, phấn, viết, thước
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi Bảng
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10’)
- Giao việc: Em hãy đánh dấu vào hình ảnh mà theo em đó là máy tính điện tử?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Máy tính có rất nhiều dạng, kích cỡ khác nhau và có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong đời sống.
- Phương án đánh giá: Nhận xét đáp án và giải thích.
- Vậy có những loại máy tính nào? Máy tính được sử dụng như thế nào trong cuộc sống? hôm nay cô trò mình cùng nhau tìm hiểu chủ đề 2: MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG.
- Nhiệm vụ: đánh dấu vào hình ảnh mà theo em đó là máy tính điện tử?
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): Sách giáo khoa
- Sản phẩm học tập: tất cả.
- Báo cáo: Trình bày tại chỗ.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: (95’)
- Giao việc: Em hãy đọc mô tả của các loại máy tính và xem đáp án phía trên của mình đã đúng chưa nhé.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: giới thiệu và giải thích từng loại máy tính thông dụng hiện nay.
- Phương án đánh giá: Nhận xét và giải thích.
- Giao việc: Mặc dù máy tính hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, kích thước nhưng để hoạt động được máy tính cần bao nhiêu thành phần? đó là gì?
- Giao việc: Em hãy đọc, quan sát và nhận diện các hình ảnh về phần cứng, phần mềm qua bài đọc SGK trang 11.
+ Theo em thế nào là phần cứng? phần mềm?
+ Tìm ví dụ cụ thể?
- Giao việc: Tìm mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm?
- Phương án đánh giá: Nhận xét và rút ra kết luận: Phần cứng máy tính muốn hoạt động được thì máy tính phải cài đặt phần mềm. Phần cứng hoạt động dưới sự điều khiển của phần mềm và phần mềm hoạt động dưới sự điều khiển của con người.
- Giao việc: Em hãy cho biết trong các trường hợp dưới đây, đâu là phần cứng và đâu là phần mềm bằng cách điền số vào khung tương ứng? so sánh kết quả với bạn?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giải thích thắc mắc nếu có.
- Giao việc: Em hãy điền các công việc mà em có thể làm với máy tính vào bảng bên dưới và so sánh KQ với bạn mình.
- Phương án đánh giá: Nhận xét và rút kết luận: Máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong nhiều lĩnh vực. 
- Giao việc: Em hãy đọc sơ đồ SGK/12 để biết các ứng dụng chủ yếu của máy tính? Phân loại các ứng dụng sau:
- Phương thức đánh giá: Nhận xét và cho kết quả đúng:
- Nhiệm vụ: đọc mô tả các loại máy tính và kiểm tra với đáp án phía trên.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Báo cáo: Trình bày tại chỗ.
- Nhiệm vụ: Xác định các thành phần của máy tính
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Sản phẩm học tập: 2 thành phần: Phần cứng và phần mềm.
- Nhiệm vụ: thế nào là phần cứng, phần mềm và tìm ví dụ.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
- Nhiệm vụ: mối qua hệ giữa phần cứng và phần mềm
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Nhiệm vụ: Điền số vào khung và so sánh kết quả với bạn.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Sản phẩm học tập: phần cứng (1,2,5,6) phần mềm (1,3,4,6).
- Nhiệm vụ: Em hãy điền các công việc mà em có thể làm với máy tính vào bảng bên dưới và so sánh KQ với bạn mình.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Báo cáo: Cá nhân trình bày sản phẩm.
- Nhiệm vụ: Đọc sơ đồ SGK/12 và hoàn thành bảng sau.
- Phương thức hoạt động: Làm cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Báo cáo: Cá nhân trình bày sản phẩm.
1. Các loại máy tính thông dụng:
- Các loại máy tính: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy chủ,
- Một số dạng thiết bị khác hoạt động như một máy tính: 
+ Điện thoại thông minh.
+ Thiết bị đeo thông minh.
+ Máy chơi game.
+ Tivi thông minh, 
2. Hai thành phần của một máy tính: 
Phần cứng máy tính muốn hoạt động được thì máy tính phải cài đặt phần mềm. Phần cứng hoạt động dưới sự điều khiển của phần mềm và phần mềm hoạt động dưới sự điều khiển của con người.
3. Máy tính được dùng để làm gì?
- Máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong nhiều lĩnh vực:
+ Giải trí và học tập.
+ Hỗ trợ công tác văn phòng.
+ Liên lạc tra cứu và mua bán.
+ Hỗ trợ công tác quản lí.
+ Thực hiện các tính toán.
+ Robot – điều khiển tự động.
- Máy tính là công cụ tuyệt vời. Tuy nhiên tất cả sức mạnh của máy tính chỉ phụ thuộc vào con người, máy tính chỉ có thể làm được những gì con người chỉ dẫn thông qua câu lệnh. 
- Có những việc máy tính chưa thể làm được ví dụ như: Phân biệt mùi vị, cảm giác và máy tính không có năng lực tư duy.
C. Hoạt động trải nghiệm: (15’)
- Giao việc: Em hãy đánh dấu vào vòng tròn ở cột đúng hoặc sai cho các phát biểu sau:
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát và đưa ra các gợi ý phù hợp.
- Phương án đánh giá: khen ngợi khi Hs chọn đúng.
- Giao việc: Nếu cần mua máy vi tính để phục vụ nhu cầu học tập em sẽ mua loại nào? Lý do?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: gợi ý chức năng của từng loại máy.
- Phương án đánh giá: nhận xét sự lựa chọn của HS.
- Nhiệm vụ: Đánh dấu vào ô đúng hoặc sai cho các phát biểu.
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa
- Sản phẩm: sai, sai, sai, đúng, sai
- Nhiệm vụ: chọn cho mình một loại máy tính phục vụ cho nhu cầu học tập và nêu lý do.
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
1. Đúng hay sai
2. Tình huống:
D. Hoạt động vận dụng: (5’)
- Giao việc: Những nội dung trọng tâm đã được học các em cần nắm những gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Em thống kê những nội dung chính.
- Nhiệm vụ: Nêu lại những nội dung trọng tâm của chủ đề.
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (10’)
- Giao việc: Các em tìm hiểu ROBOT CẢNH SÁT ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI GÂY SỐT Ở DUBAI
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Tìm hiểu ở phần Bài đọc thêm.
- Nhiệm vụ: Tìm hiểu qua bài đọc thêm
- Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: Sách giáo khoa.
* Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm: 	
Hạn chế: 	
Hướng khắc phục: 	
Ngày tháng năm 
Duyệt BGH nhà trường
Tổ trưởng chuyên môn
Người soạn

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_tin_hoc_lop_6_chu_de_2_may_tinh_va_ung.doc