Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1: Bạn đến chơi nhà - Năm học 2019-2020
I. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức dạy học
- Dạy học trên lớp; thảo luận nhóm; nghiên cứu tài liệu.
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
- Phương pháp giảng dạy:
+ Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
+ Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề
+ Phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm.
3. Kỹ thuật dạy học
Đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, giao nhiệm vụ, .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
SGK Ngữ văn 7 (tập 1), SGV Ngữ văn 7 (tập 1), thiết kế giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh
- SGK Ngữ văn 7 (tập 1), vở bài soạn, bút, vở học và các đồ dùng học tập cần thiết.
- Đọc phần Tiểu dẫn và tập đọc diễn cảm bài thơ trước khi đến lớp.
- Học bài cũ.
3. Tổ chức lớp
Phần HĐ khởi động: Chung cả lớp, HS hoạt động cá nhân
Phần HĐ hình thành kiến thức, vận dụng: Chia lớp thành . nhóm (Mỗi nhóm . HS). Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí. Các nhóm tự phân công nhiệm vụ.
Phần HĐ .: .
SỞ GD & ĐT SÓC TRĂNG TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT iSCHOOL SÓC TRĂNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN Bài dạy Bạn Đến Chơi Nhà Ngày soạn:18/072019 Ngày dạy: Từ 21/07/2019 Số tiết: 1 Tiết PPCT: 1 MỤC TIÊU Kiến thức - Sơ lược về tác giả Nguyễn Khuyến . - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ . - Xác định và phân tích được nội dung chính của tác phẩm: đề cao, trân trọng tình cảm chân thành, đậm đà, dân dã mà sâu sắc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn. Đồng thời thấy được vẻ đẹp của bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt Nam. - Nhận biết và đánh giá được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ: nghệ thuật trào phúng, biện pháp liệt kê, phép đối, ngôn ngữ giản dị mà tinh tế,... - Xác định ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đối tượng được đề cập trong bài. Kỹ năng - Nhận biết được thể loại của văn bản - Phân tích một bài thơ Đường luật . - HS biết chủ động trong quá trình học tập. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích những từ ngữ, câu thơ hay - HS biết trình bày suy nghĩ của cá nhân về những câu hỏi được nêu ra trong quá trình thảo luận. Thái độ - HS cảm nhận được sự mộc mạc chân thành trong tình cảm của tác giả - HS có thái độ tôn trọng nội dung văn bản - HS củng cố tình yêu quê hương đất nước - Thấu hiểu được vai trò của tình bạn và hoàn thiện bản thân trong cách ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Năng lực cần phát triển Năng lực chung: + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau thông qua các hoạt động thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn. + Tự quản bản thân. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực tiếp nhận văn bản, sáng tạo. + Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp, trình bày suy nghĩ của cá nhân, của nhóm về những câu hỏi được nêu ra trong quá trình thảo luận. + Năng lực thẩm mỹ + Năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương trữ tình BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Bài học “Bạn đến chơi nhà” - HS xác định được được thể thơ, và nội dung và nghệ thuật của bài học. - Phát hiện và nêu rõ những vấn đề được đặt ra thông qua hệ thống các câu câu hỏi. HS biết rung động trước những cái đẹp tác giả gửi gắm trong bài thơ, cảm nhận được vẻ đẹp ngôn từ thông qua các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. HS hiểu được tình bạn đậm đà thân thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. So sánh được những điểm nổi bật của nhà thơ Nguyễn Khuyến với các tác giả thơ văn trung đại khác. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC Hình thức dạy học - Dạy học trên lớp; thảo luận nhóm; nghiên cứu tài liệu. Phương pháp dạy học - Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận. - Phương pháp giảng dạy: + Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. + Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề + Phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm. Kỹ thuật dạy học Đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, giao nhiệm vụ, ... CHUẨN BỊ Giáo viên SGK Ngữ văn 7 (tập 1), SGV Ngữ văn 7 (tập 1), thiết kế giáo án, đồ dùng dạy học. Học sinh - SGK Ngữ văn 7 (tập 1), vở bài soạn, bút, vở học và các đồ dùng học tập cần thiết. - Đọc phần Tiểu dẫn và tập đọc diễn cảm bài thơ trước khi đến lớp. - Học bài cũ. Tổ chức lớp Phần HĐ khởi động: Chung cả lớp, HS hoạt động cá nhân Phần HĐ hình thành kiến thức, vận dụng: Chia lớp thành ..... nhóm (Mỗi nhóm ... HS). Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí. Các nhóm tự phân công nhiệm vụ. Phần HĐ ......: ......... Tiết Lớp ... Lớp ... Lớp ... Ngày giảng Sĩ số Ngày giảng Sĩ số Ngày Sĩ số 1 2 ... CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động (5 phút) GV sẽ cho HS chơi một trò chơi trong vòng 04 phút GV có 4 mảnh ghép tương ứng với 4 bài ca dao/tục ngữ. Trong mỗi bài ca dao/tục ngữ có những từ bị ẩn. Nhiệm vụ của HS là đi tìm từ ngữ chính xác để hoàn thiện bài ca dao/tục ngữ đó. Mỗi đáp án đúng, HS được 10 điểm. Đáp án sai không có điểm và HS khác có quyền xung phong trả lời. Sau khi 4 bài ca dao/tục ngữ được hoàn thiện, GV đặt câu hỏi: Những bài ca dao/tục ngữ trên nói về nội dung gì? Bài 1: Bạn bè là nghĩa .... Khó khăn thuận lợi ân cần bên nhau Tương thân Tương tri Đáp án: a Bài 2: Tình bạn tươi thắm như hoa Tình bạn như bản tình ca ........... a. Rạng ngời b. Tuyệt vời Đáp án: b Bài 3: Ai ơi nhớ lấy câu này Tình bạn là mối.... trời cho Duyên tình Duyên thừa Đáp án: b Bài 4: Sống trong ....... Không bằng sống giữa.....bạn bè Bể ngọc kim cương/tình thương Lầu ngọc kim cương/tình duyên Đáp án: a GV: Tình bạn là một trong những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam nói chung và trong văn học trung đại nói riêng. Chủ đề tình bạn là một trong những chủ đề phổ biến trong thơ ca, vì vậy để có sự nổi bật và dấu ấn riêng so với những nhà văn khác thì Nguyễn Khuyến đã làm như thế nào, thì chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Đây là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng và thơ Đường luật nói chung. Hình thành kiến thức (35 phút) Thời gian Hoạt động của GV&HS Nội dung 10 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản ? Dựa vào chú thích, em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả? HS trả lời GV bổ sung: - Sau khi thi đỗ xong, ông làm quan ở triều đình Huế. - Tháng 12 năm 1883, thực dân Pháp đánh Sơn Tây. Ông lấy cớ đau mắt nặng xin cáo quan về làng. - Để đối phó với phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tìm cách mua chuộc hàng ngũ sĩ phu có tên tuổi. Chúng mời ông ra làm quan nhưng ông nhất quyết chối từ. - Tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909) thì ông từ trần, thọ 74 tuổi. ? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ? - HS trả lời GV: Đây là bài thơ hay nhất được truyền tụng về chủ đề tình bạn của Nguyễn Khuyến. Được viết nhân dịp Dương Khuê, người bạn đồng khoa, đến chơi sau bao nhiêu năm xa cách. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao? - HS trả lời GV nhắc lại: Thất ngôn bát cú Đường luật: Gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ Hiệp vần ở chữ cuối cùng các câu 1, 2, 4, 6, 8 Phép đối: câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 Có luật bằng trắc GV hướng dẫn HS đọc: Giọng nhẹ nhàng, dí dỏm. Đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười của niềm vui, sự bất ngờ. ? Tìm hiểu bố cục của bài thơ? - HS Trả lời Theo bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú gồm: 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết. Nhưng ở bài này tác giả chỉ dùng 1 câu đề, câu 2 đã chuyển sang phần thực. Phần thực và phần luận cũng không rạch ròi. Câu 7 là phần kết nhưng lại gắn với phần luận. Vì vậy phần kết chỉ có câu 8. Qua cấu trúc như vậy, ta thấy Nguyễn Khuyến đã sáng tạo sử dụng thơ thất ngôn bát cú một cách uyển chuyển, tạo cho bài thơ một vẻ đẹp riêng. Ở đây, bài thơ sẽ được chia theo mạch nội dung, cảm xúc.Vì vậy, Chúng ta tìm hiểu bài thơ theo bố cục: 1 - 6 - 1 I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến (1835-1909 ), quê xã (Yên Đổ) Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. - Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. - Là nhà thơ lớn của dân tộc với các đề tài về tình bạn và làng quê Bắc Bộ. 2.Tác phẩm: - Bài thơ in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Tập 4 (1963 ) - Hoàn cảnh ra đời: Khi nhà thơ đã về quê, từ quan sống cuộc đời thanh bạch. 3. Thể thơ: - Thất ngôn bát cú Đường luật 4. Bố cục: 3 phần - Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến chơi - Câu 2- 7: Tình huống và khả năng tiếp bạn - Câu 8: Cảm nghĩ về tình bạn 20 phút Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản: GV hỏi: Nếu một ngày nào đó, một người bạn thân của em trước đây đã lâu giờ có dịp đến ghé thăm em, lúc đó trong nhà không có gì để tiếp đãi bạn. Em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống này? - HS trả lời - GV gọi HS đọc câu mở đầu. ? Câu thơ được ngắt nhịp như thế nào? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp trên? ? Cách xưng hô “bác” thể hiện thái độ gì của tác giả? ? Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị? - HS trả lời ? Câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ? - HS trả lời GV: câu thơ cho biết 2 người ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (cách xưng hô vừa có ý tôn trọng vừa có ý thân mật). Câu thơ không chỉ là 1 thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là 1 tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn khởi khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm. GV : “Ra đi vừa gặp bạn hiền Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời”, trước tình huống đã lâu bạn mới đến thăm, Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn ra sao? Có chu đáo hay không? Phải có miếng rượu để ngâm thơ, miếng trầu để trò chuyện hay không? - HS trả lời GV:Trước sự bất ngờ như vậy Nguyễn Khuyến có tiếp đãi bạn như thông lệ không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sang 6 câu thơ tiếp theo. Gv gọi HS đọc câu 2 đến câu 6. ? Trong 6 câu thơ nhà văn đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? ? Tại sao vừa gặp bạn, tác giả đã nhắc ngay tới chợ ? - HS trả lời GV bổ sung: Bởi chỉ có chợ mới có đầy đủ các thứ tiếp bạn nhưng trẻ thì đi vắng, chợ lại xa, mà mình thì già cả rồi không đi xa được. GV: Giảng thêm về điều kiện sống trước đây, chợ không thuận lợi như bây giờ. GV gọi HS đọc câu 3, 4, 5, 6. ? Chợ thì xa mà người đi chợ thì không có, vậy tác giả định tiếp khách bằng những thứ gì ? - HS trả lời GV nhắc lại Cá, gà, cải, cà, bầu, mướp ? Em có nhận xét gì về những thứ mà tác giả nêu ra? - HS trả lời GV : Đây là những thứ sản vật có trong ao, trong vườn nhưng lại chưa dùng được - có đấy mà lại như không. GV: Muốn ra chợ để mua thực phẩm thì chợ xa, không có người sai bảo. Muốn bắt cá trong ao thì ao vừa sâu, nước vừa lớn. Muốn bắt gà thì vườn rộng, rào lại thưa. Rau đậu vườn nhà toàn những thứ chưa ăn được. Miếng trầu, vật dễ kiếm và phổ biến cũng không có sẵn. - GV: Người thật thà, chất phác. Tình cảm đối với bạn chân thật, không khách sáo. Phải là một tình bạn xây dựng trên sự cảm thông, chia sẻ, mới có thể thoải mái bộc lộ, không kiểu cách. ? Hãy giải thích tính chất “có đấy mà lại như không” của những sản vật được kể và tả trong bài? - HS trả lời - GV giải thích: Có cá, có gà, nghĩa là có thực phẩm nhưng cũng bằng không vì ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa, không đánh bắt được. Có cải, cà, bầu, mướp nghĩa là có rau quả, nhưng cũng bằng không vì đều là những thứ chửa ra cây, vừa mới nụ, vừa rụng rốn hoặc đương ra hoa, chưa thể thu hái được. GV : Nếu như mọi thứ đều không có thì ít ra cũng phải có miếng trầu . Dân gian có câu : “ Miếng trầu là đầu câu chuyện ” ? Tác giả muốn khẳng định điều gì với bạn ? ? Có phải cái nghèo của nhà thơ đến mức như vậy sao ? - HS trả lời GV : Lời thơ hóm hỉnh pha chút tự trào cho vui để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch , một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ tất cả mà lui về sống bình dị giữa xóm làng . HS: Đọc câu 7. ? Tình huống mà Nguyễn Khuyến nói đến có ý nghĩa như thế nào? - HS trả lời GV: Đề cao tình bạn. Tất cả đều không có hoặc không có điều kiện để tiếp đãi bạn. Thực ra, đây là cách dựng tình huống của nhà thơ, vì nếu có mọi thứ để tiếp đãi bạn thì đó là chuyện bình thường trong cuộc sống. Từ cái “không” về vật chất để khẳng định cái “có” sâu nặng về tình cảm bạn bè. Đây mới là điều quan trọng nhất. ? Qua đó, em thấy chủ nhân là người thế nào? HS trả lời ?Em có nhận xét gì về không gian trong bài thơ? HS trả lời GV nhận xét - Gv gọi HS đọc câu 8. ? Chi tiết ngôn từ nào trong câu 8 đáng chú ý? - HS trả lời ? Ta với ta là chỉ ai với ai? Nó có ý nghĩa gì? - HS trả lời GV bổ sung: Chỉ quan hệ gắn bó, hoà hợp, không tách rời. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi: ? Theo em có gì khác nhau trong cụm từ “Ta với ta” ở bài này so với bài Qua đèo Ngang? - HS trả lời - GV giải thích : Trong “Bạn đến chơi nhà”, từ ta ở vị trí trước và sau là 2 từ đồng âm. Trong bài “Qua đèo Ngang”, từ ta ở cả 2 vị trí chỉ là 1 từ. Một bên chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong 1 tình bạn chan hoà vui vẻ. Một bên chỉ sự hoà hợp trong 1 nội tâm buồn, cô đơn. ? Câu 8 đã thể hiện được tình cảm gì của tác giả? HS trả lời GV: Gặp những người bạn tâm đầu ý hợp cũng đủ vui rồi. có đủ vật chất thì càng tốt, nhưng nếu không cũng chẳng vì thế mà kém vui. GV: Sau câu chào hỏi bạn, nhà thơ nghĩ ngay đến vật chất tiếp đãi bạn. Điều đó, chứng tỏ nhà thơ rất quan tâm đến bạn và muốn tiếp bạn chu đáo nhất. Thể hiện sự coi trọng và quý mến bạn của nhà thơ II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Cảm xúc khi bạn đến chơi: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà” - Nhịp 4/3: Sự ngạc nhiên, vì đã lâu chưa gặp mặt. - Cách xưng hô “bác” : ngôn ngữ giản dị, thân mật, tôn trọng. -> Cách mở đầu tự nhiên như lời chào mừng. => Thể hiện sự vui mừng khi có bạn đến thăm nhưng làm cho chủ nhà rơi vào tình thế khó xử. 2.Tình huống và khả năng tiếp bạn: - Thủ pháp liệt kê và phép đối lập “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”. Ú Mong muốn tiếp bạn đàng hoàng, chu đáo. “ Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. ÚMọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không. Ú Tình cảm đối với bạn chân thật, không khách sáo. - >Phủ định để khẳng định cuộc sống thanh bạch, không nặng về vật chất. “Đầu trò tiếp khách, trầu không có” Ú Lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có. - Tấm lòng rộng lượng nhưng do hoàn cành khách quan nên không chuẩn bị được mọi thứ để đãi bạn. â Chủ nhân là người trọng tình nghĩa hơn vật chất và tin ở sự cao cả của tình bạn. . Vượt qua cái có, không để khẳng định tình bạn sâu sắc, trong sáng. - Không gian càng gần lại -> Khoảng cách giữa chủ và khách cũng ngày càng ngắn lại. 3. Cảm nghĩ về tình bạn: “Bác đến chơi đây, ta với ta !” - “Ta với ta”: Ú Chỉ quan hệ gắn bó, hoà hợp, không tách rời. Đối xử với bạn như đối xử với mình Ú Niềm hân hoan, tin tưởng ở tình bạn trong sáng, thiêng liêng, không vụ lợi, vượt qua mâm cao cỗ đầy và đến với nhau bằng tấm lòng. â Nguyễn Khuyến là người hồn nhiên, dân dã, trong sáng; đối với bạn thì chân thành, ấm áp, bền chặt dựa trên giá trị tinh thần. 5 phút Hoạt động 3: GV HD HS tổng kết văn bản: ? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? Để làm nỗi bật nội dung, nhà thơ đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật nào? - HS trả lời GV: Miêu tả - tự sự - biểu cảm thông qua hệ thống ngôn từ thuần Việt trong sáng, tự nhiên, dễ hiểu. ? Bài thơ đã diễn tả được tâm tư gì của tác giả về khi bạn đến chơi nhà? Hãy trình bày giá trị nội dung của bài thơ - HS trả lời GV : Bài thơ đã diễn tả được niềm hân hoan và tinh thần tự tin, phấn chấn của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà. Đó là những cảm xúc chân thành, hồn nhiên của tình cảm bạn bè. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật - Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố miêu tả, tự sự và trữ tình. - Ngôn ngữ trong sáng ,bình dị. - Tả cái có để nói cái không, tả cái không để nói cái có (hữu vô tương tác) - Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng điêu luyện: liệt kê, phép đối,...góp phần làm nổi bật nội dung bài thơ 2.Nội dung - Mượn chuyện tiếp bạn đến chơi để bộc lộ tình cảm thắm thiết, được xây dựng từ tấm lòng chân thật, trong sáng. - Bài thơ đã diễn tả niềm hân hoan, phấn khởi của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà - Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Dẫu mộc mạc đơn sơ nhưng đầy ắp tình người * Ghi nhớ: (SGK/105 ). Luyện tập (3 phút) * HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: - GV gọi HS đọc lại bài thơ ? 1/ Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của ai? a. Nguyễn Khuyến b. Nguyễn Đình Chiểu c. Bà Huyện Thanh Quan d. Bà Hồ Xuân Hương 2/ Bố cục bài thơ “Bạn đến chơi nhà” gồm mấy phần: a. hai phần c. Bốn phần b. ba phần d. Năm phần 3/ Nội dung chính của bài thơ Bạn đến chơi nhà là gì? A. Thể hiện tình bạn chân thành, thân thiết mà Nguyễn Khuyến dành cho bạn. B. Bài thơ tập trung thể hiện sự nghèo khổ của tác giả. C. Bài thơ thể hiện tình yêu và sự gắn bó thiên nhiên của tác giả. D. Bài thơ thể hiện khát vọng được đem lại cho nhân dân cuộc sống no ấm. Vận dụng (2 phút) - Học thuộc lòng bài thơ và nội dung, tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và của tác giả khác. - Em có nhận xét gì về tình bạn của Nguyễn Khuyến ? - Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ? - Cảm nhận của em về câu thơ “Bác đến chơi đây, ta với ta” và trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tình bạn trong cuộc sống hôm nay. Tìm tòi, mở rộng * (Bài tập về nhà) - GV yêu cầu HS: Dựa trên việc xây dựng tình bạn cao đẹp, chân thành, kết bạn không vì sang nghèo mà kết bạn vì tấm lòng quý mến , kính trọng giúp nhau cùng tiến bộ đó mới là điều quan trọng của việc làm người, ngôn từ ở bài “Bạn đến chơi nhà” có gì khác với ngôn từ ở đoạn thơ “Sau phút chia li” đã học? - So sánh ngôn ngữ thơ ở bài “Bạn đến chơi nhà” với ngôn ngữ thơ dịch “Chinh phụ ngâm” ta thấy có sự khác nhau giữa 2 phong cách ngôn ngữ: + Chinh phụ ngâm là ngôn ngữ bác học. + Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường. Nhưng cả 2 bên đều đạt đến độ kết tinh, rất hay, rất hấp dẫn. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Qua bài thơ em học được gì ở Nguyễn Khuyến? - Trong bài thơ “Khách chí”, Đỗ Phủ có viết: Mâm cơm vì chợ xa nên thiếu món ăn Rượu vì nhà nghèo chỉ có thứ củ chưa lọc Ta hãy cùng ông lão bên hàng xóm đối ẩm Qua hàng rào hết rượu sẽ lấy thêm (Khách chí – Đỗ Phủ) Có ý kiến cho rằng: “Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần không cần đến của cải, vật chất xa hoa, phù phiếm”. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên thông qua bài thơ Khách chí (Đỗ Phủ) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Giao an hoc ki 2_12746155.docx