Kê hoạch bài học môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta. Vai trò của từng loại rừng.

- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu.

- Kỹ năng đọc bản đồ.

- Kỹ năng liên hệ thực tế địa phương.

- Kỹ năng phân tích mối quan hệ nhân quả

3. Thái độ.

 - Thấy được sự cần thiết phải vừa khai thác hợp lí vừa phải bảo vệ nguồn lợi lâm sản và thủy hải sản tránh cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự trình bày

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ và lược đồ nông nghiệp, thủy sản

 

doc145 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kê hoạch bài học môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại chủ yếu buôn bán với các nước đó?
HS: thay đổi căn bản, thị trường thống nhất, lượng hàng hoá nhiều, phát triển mạnh mẽ rộng khắp
HS: tư nhân mang hàng hoá phân phối tới tận tay người tiêu dùng
HS: đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, Đông Nam Bộ: là nơi đông dân, thị trường tiêu thụ rộng, kinh tế phát triển.
HS: Dân cư thưa thớt, kinh tế chưa phát triển => sức mua ít..
CH: sự phân tán, manh mún, hàng thật giả lẫn lộn cùng tồn tại trên thị trường. Lợi ích của người kinh doanh chân chính và người tiêu dùng chưa được bảo vệ. Cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật chậm đổi mới
HS: hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN chiếm tỉ trọng lớn.
HSTL
- Vị trí thuận lợi cho buôn bán, bạn truyền thống.
- Thị hiếu có nét tương đồng, đòi hỏi tiêu chuẩn hàng hóa không cao.
I. Thương mại.
1. Nội thương
- Phát triển mạnh hàng hóa dồi dào, đa dạng .
- Phân bố không đều tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và ít nhất ở Tây Nguyên .
 - HN và TP.HCM là hai trung tâm thương mại , dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta .
2. Ngoại thương
- Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất à giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất .
- Mặt hàng:
- Xuất khẩu : Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ CN, hành nông lâm thủy sản và khoáng sản.
 - Nhập khẩu : Máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu.
- Thị trường chủ yếu: khu vực châu Á - Thái Bình Dương, EU, Bắc Mỹ
Hoạt động 2: Du lịch: 13p
Mục tiêu: - Chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại và du lịch lớn nhất nước ta.
- Tiềm năng du lịch phong phú và ngành du lịch đang tiến đến ngành kinh tế quan trọng
KN, NLCĐ: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học,năng lực sử dụng ngôn ngữ
 Hình thức: cá nhân.
 Phương pháp: thuyết trình, trình bày 1 phút.
Yêu cầu thảo luận nhóm – cặp
CH: Nêu các tài nguyên để phát triển du lịch ở nước ta ( tự nhiên và nhân văn)
CH: Địa phương em có những tài nguyên du lịch nào? Phân bố ở đâu? Em có hiểu biết gì về sự phát triển du lịch ở địa phương? Theo em ngành du lịch ở địa phương còn gặp những khó khăn gì?
CH: Qua đó em có nhận xét gì về tiềm năng du lịch ở VN và sự phát triển của ngành du lịch ở nước ta?
- HS thảo luận theo nhớm – cặp lấy ví dụ thực tế để trả lời câu hỏi.
HS: Nước ta có tới 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 27 vườn quốc gia và các sân chim.
+ Các công trình kiến trúc cổ : Phố cổ Hà Nội, Hội An.
+ Lễ hội dân gian: Đền Hùng, chùa Hương, Hội Gióng, ....
+ Di tích lịch sử: Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Hoả lò, nghĩa trang Trường Sơn, ngã ba Đồng Lộc...
+ Địa phương: Chiến khu HM
II. Du lịch
- Tài nguyên du lịch phong phú gồm: TN du lịch tự nhiên và nhân văn
- Ngày càng phát triển nhanh, có nhiều sản phẩm du lịch mới ra đời.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. (5’)
a.Tổng kết: (4’) 
- Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
 - Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại , dịch vụ lớn nhất nước ta?
b. Hướng dẫn hoc tập (1’)
- Trả lời câu hỏi - bài tập cuối bài sgk/60..Làm bài tập bản đồ: bài 15
- Chuẩn bị bài thực hành 16: Bút chì , bút màu, thước kẻ, ...
---------------------oOo-------------------
Ngày soạn: 02/10/2017
Ngày dạy: 13/10/2017
Tiết 16 - Bài 16: THỰC HÀNH
 VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức bài 6 : về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta . 
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu kimh tế nước ta từ năm 1991-2002 .
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ 
3. Thái độ: Học sinh có thái độ hợp tác tích cực trong quá trình làm thực hành.
4. Định hướng năng lực: 
- Tư duy tổng hợp, phân tích, vẽ biểu đồ thay đổi cơ cấu kinh tế.
II. Thiết bị dạy học : 
- Bảng số liệu 16.1 – SGK trang 60 – phóng to 
- Biểu đồ ( theo bảng số liệu 16.1 ) à Gv vẽ trước ở nhà à để phản hồi kết quả .
- HS : Thước kẻ. máy tính, bút màu
III. Phương pháp – GDKNS : 
- Trực quan, thực hành 
IV. Tiến trình lên lớp : 
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
Cho biết tình hình hoạt động của ngành nội thương nước ta trong thời gian qua ? Tp HCM và H.Nội có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất cả nước ?
Nêu vai trò của hoạt động ngoại thương ở nước ta ? Tại sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á – Thái Bình Dương ? 
3. Bài mới :
Tiến trình tổ chức thực hành như sau :
 	 - Gv kiểm tra phần chuẩn bị dụng cụ của h.sinh à nhận xét .
 	 - GV nêu yêu cầu của bài thực hành .
 	 - Gv hướng dẫn cách vẽ :
b.1 Nhận biết trong trường hợp nào thì vẽ biểu đồ miền :
- Trường hợp vẽ biểu đồ miền : chuỗi số liệu thể hiện trong nhiều năm .
- Trường hợp số liệu tương tự nhưng ít năm hơn : Vẽ biểu đồ hình tròn .
- Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải theo các năm .
 b.2. Cách vẽ : 
- Biểu đồ là 1 hình chữ nhật , trục tung có trị số là 100% . ( Để thuận lợi trong việc vẽ biểu đồ , GV hướng dẫn h.sinh cần lấy chiều cao trục tung là 10 cm à 1mm ứng với 1% )
- Trục hoành là các năm ( khoảng cách giữa các vạch chỉ năm dài hay ngắn phải tương ứng với khoảng cách giữa các năm )
- Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu Nông , lâm , ngư à CN – xây dựng  chứ không phải theo từng năm .
- Xác định chỉ tiêu đến đâu , kẻ vạch đến đó để tránh sự nhầm lẫn .
- Tô màu .
- Lập bảng chú giải riêng .
 à Gv tổ chức cho h.sinh tiến hành vẽ biểu đồ à Gv quan sát , uốn nắn sai sót .
 à GV phản hồi kết quả : treo biểu đồ GV đã chuẩn bị trước à tiến hành cho nhận xét 
 ( H.sinh nào vẽ chưa xong à cho về nhà vẽ tiếp ) 
 b.3 Nhận xét : 
	Nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
Em có nhận xét gì về sự thay đổi cơ cấu GDP của từng khu vực trong thời kì 1991 – 2002 ? 
 ( Chỉ nhận xét khái quát : tăng hay giảm  ) 
Sự giảm mạnh của khu vực Nông – Lâm – Ngư từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì ? 
Sự tăng trưởng mạnh của khu vực CN – Xây dựng đã phản ánh điều gì ?
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1991 – 2002
	 Nông – Lâm – Ngư 	 C.Nghiệp – Xây dựng 	 Dịch Vụ 
* Nội dung nhận xét : 
Nhận xét chung : 
Trong cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 : 
- Tỉ trọng GDP của khu vực Nông – Lâm – Ngư giảm mạnh .
- Tỉ trọng GDP của khu vực CN – Xây dựng tăng nhanh .
- Tỉ trọng GDP của khu vực Dịch vụ có tăng nhưng không ổn định .
	b. Giải thích :
- Sự giảm mạnh của khu vực Nông – Lâm – Ngư từ 40,5% xuống còn 23,0% cho ta thấy rằng : Nền kinh tế nước ta đang chuyển dần từ 1 nền kinh tế nông nghiệp sang 1 nền kinh tế công nghiệp .
- Sự tăng trưởng mạnh của khu vực CN – Xây dựng đã phản ánh được quá trình CNH – HĐH ở nước ta đang tiến triển tốt . 
 V. Đánh giá:
- Tiếp tục hoàn thành biểu đồ – Nếu chưa vẽ xong .
- Tự ghi nội dung nhận xét vào vở .
- Nhận xét thái độ của HS trong tiết học.
VI. Hoạt động nối tiếp: 
- Chuẩn bị bài mới : Bài ôn tập à Gv dặn dò ôn tập lại hệ thống kiến thức chuẩn bị cho tiết sau . 
- Gv cần thông báo trước là tiết 18 sẽ kiểm tra 1 tiết à để h.sinh chủ động kế hoạch
---------------------oOo-------------------
Ngày soạn: 05/10/2017
Ngày dạy: 18/10/2017
Tiết 17: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức.
- HS củng cố lại các kiến thức đã học về: dân cư – dân tộc, phân bố dân cư; nguồn lao động và việc làm; sự phát triển nền kinh tế nước ta sau đổi mới; các nhân tố sảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng như tình hình phát triển của các ngành này.
- Nắm vững kỹ năng vẽ 3 loại biểu đồ: tròn, đường và miền
2. Kỹ năng.
	- Rèn kỹ năng khái quát hóa thông tin – tái hiện kiến thức. 
- Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ.
3. Thái độ.
	- Ý thức học tập bộ môn.
II. Giáo dục kỹ năng sống.
III. Các phương pháp – kỹ thuật dạy học tích cực.
	- Vấn đáp tìm tòi
	- Chia sẽ - cặp đôi
	- Động não
IV. Phương tiện dạy – học
	- Bút, thước kẻ
V. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ : không 
2. Giới thiệu bài:
Từ bài 1 đến bài 16 , chúng ta được nghiên cứu các nội dung quan trọng về dân cư , đặc điểm chung của nền kinh tế và các ngành kinh tế . Tiết học này chúng ta sẽ hệ thống lại các kiến thức quan trọng đó 
3/ Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
+Hoạt động 1 :Gv đưa ra hệ thống câu hỏi 
+Hoạt động 2 : HS thảo luận nhóm 5’( 5nhóm –mỗi nhóm 3 câu)
+Hoạt động 3 : Trình bày kết quả
- Hs trình bày . Biễu đồ lên bảng vẽ.
- Gv chuẩn kiến thức .
1/ Nêu một số đặc điểm về dân tộc VN ?
2/ Vùng nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất nước ta (TB).Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng?
3/. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì ?Lợi ích của việc giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ?
4. Tình hình phân bố dân cư nước ta .
5. Nguồn lao động nước ta ntn? Có những mặt mạnh và hạn chế gì ?
6. Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ?
7. Để giải quyết việc làm cần phải có giải pháp gì ?
8. Nước ta tiến hành đổi mới cơ cấu KT vào thời gian nào? Đổi mới ở những lĩnh vực nào?Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế ở nước ta .
9/ Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành NN. Dựa vào bảng 8.1Vẽ biểu đồ thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt( trang 28 sgk ) và nhận xét
10. Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng gì đến phát triển và phân bố nông nghiệp ?
11. Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì ? Tại sao chúng ta vừa khai thác , vừa bảo vệ rừng ? 
12. Thế nào là ngành CN trọng điểm Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm .Sự phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đến tài nguyên, môi trường?
13. Vai trò của ngành dịch vụ .
14 . Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại , dịch vụ lớn nhất cả nước ? Vẽ sơ đồ ngành dịch vụ ( trang 50 sgk )
15. Vẽ biểu đồ sự thay đổi cơ cấu GDP ( trang 60 sgk )
1. Nước ta có 54 DT, người Việt chiếm đa số. Mỗi dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ , trang phục , phong tục tập quán ,.
2/ do: số dân đông, số người bước vào độ tuổi sinh đẻ cao.
3. Dân số tăng nhanh gây sức ép tới kinh tế , tài nguyên , môi trường , chất lượng cuộc sống .Giảm tỉ lệ gia tăng dân số giải quyết được nạn thất nghiệp , đảm bảo nâng cao mức sống người dân ,
4. Dân cư phân bố không đều đông ở đồng bằng , ven biển , đô thị , miền núi thưa dân .Giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch.
5. - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh
+Mặt manh : nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh
Giàu kinh nghiệm sản xuất nông , lâm , ngư nghiệp ,có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật ..
+ Hạn chế : Thể lực , trình độ chuyên môn . 
6. Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển .Tạo sức ép giải quyết việc làm , thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ thất nghiệp thành thị còn cao 6 % .
7. Phân bố lại dân cư , lao động .Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế . Đa dạng hóa loại hình đào tạo , dạy nghề , xuất khẩu lao động .
8.- Năm 1986. Đổi mới về cơ cấu ngành,cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần KT.
- Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu .Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu .
- Khó khăn : Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Vấn đề việc làm còn nhiều bức xúc , gay gắt . Môi trường bị ô nhiễm .
9/ - Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, TT vẫn là ngành chính.
- Trồng trọt
+ Tình hình phát triển
+ Phân bố
- Chăn nuôi
+ Tình hình phát triển
+ Phân bố
- HDHS vẽ và nhận xét biểu đồ
10. Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản . Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp , thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh .
11. Bảo vệ môi trường sinh thái . Phòng chống thiên tai . Bảo vệ đất , chống xói mòn . 
Giải thích : Rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu . Rừng là tài nguyên quý giá , việc khai thác phải hợp lí . Bảo vệ rừng phải đi đôi với tái tạo rừng . 
12. Ngành CN trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng CN , phát triển dựa trên thế mạnh về TNTN, nguồn lđ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng Xkhẩu chủ lực. Công nghiệp khai thác nhiên liệu; công nghiệp điện; chế biến lương thực, thực phẩm;dệt may , 
- Một số tài nguyên bị cạn kiệt đặc biệt là khoáng sản, ô nhiễm môi trường.
13. - Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế. 
-Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài . 
- Tạo việc làm , góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. 
14. Kinh tế phát triển. Dân số tập trung cao. 
Sức mua lớn . Có các chợ lớn , siêu thị , trung tâm thương mại .
15/ GV HD HS vẽ biểu đồ.
4. Tổng kết và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
a. Củng cố:
b. Dặn dò:
- Gv nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, sự chuẩn bị của HS.
- Ôn bài theo hệ thống câu hỏi. Xem lại cách vẽ biểu đồ, tiết sau KT 1 tiết.
---------------------oOo-------------------
Ngày soạn: 08/10/2017
Ngày dạy: 20/10/2017
Tiết 18: KIỂM TRA I TIẾT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- HS hệ thống hóa kiến thức từ đầu HK I
	- Đánh giá tình hình thu nhận kiến thức đã học của HS. Trên cơ sở đó có kế hoạch biện pháp phù hợp hơn trong công tác dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn.
2. Kĩ năng
	- Rèn tính độc lập, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra.
	- Kỹ năng trình bày bài làm
	- Kỹ năng vẽ biểu đồ
3. Thái độ
	- Ý thức độc lập, nghiêm túc trong làm bài.
II. Chuẩn bị
 	- GV: Đề kiểm tra
	- HS: Giấy làm bài, viết, thước, compa...
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp
2. Phát đề
3. Thu đề
4. Dặn dò
	- Chuẩn bị bài mới: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Vị trí, phạm vi lãnh thổ, các tỉnh thành phố.
+ Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển KT-XH.
+ Đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.
PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN KIỂM TRA 1 TIẾT HK I – NĂM HỌC 2017 – 2018
TRƯỜNG THCS PHONG MỸ Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9
 Thời gian làm bài: 45 phút
 ĐỀ CHÍNH THỨC
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
 Bài1: Cộng đồng các DT Việt Nam
C2: Dân tộc Chăm và Khơ-me cư trú chủ yếu ở
C1: Không biểu hiện cho nét văn hóa riêng của từng dân tộc
Điểm: 1đ=10%
1 câu 
0,5đ = 5%
1 Câu
0,5đ = 5%
2 câu
1đ
Bài 2: Dân số và gia tăng DS
C3: Trong giai đoạn hiện nay tỉ lệ sinh giảm là do
Điểm: 0,5đ=5%
1 Câu
0,5đ = 5%
1câu
0,5đ
Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
½ Câu 1: Tại sao giải quyết việc làm gặp khó khăn? 
½ Câu 1: Biện pháp
Điểm: 
2đ=20%
½ Câu 1đ = 10%
½ Câu 
1đ = 10%
1câu
2đ
Bài 6 Sự PT nền KT VN
½ Câu 3:Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế nước ta năm 1991 và năm 2002.
½ Câu 3: Nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta trong thời gian 1991 đến 2002
Điểm: 
2đ=20%
½ Câu 
1đ = 10%
½ Câu 
1đ = 10%
1câu
2đ
Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng nông nghiệp
Câu 2 : Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Điểm: 3đ=30%
1 câu:
3đ = 30%
1 câu:
3đ
Bài 9:Sự PT và PB sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản
C4: Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là
Điểm: 0,5đ=5%
1 Câu
0,5đ = 5%
1 câu
0,5đ
Bài 11: Các nhân tốsự TP và PB CN
Câu 5: Ngành công nghiệp trọng điểm có tỉ trọng lớn nhất 
Điểm: 0,5đ=5%
1 Câu
0,5đ = 5%
1 câu
0,5đ
Bài 14 GTVT và BCVT
Câu 6 : Ngành vận tải có khối lượng hàng hoá vận chuyển ít nhất 
Điểm: 0,5đ=5%
1 Câu
0,5đ = 5%
1 câu
0,5đ
Tổng điểm: 
Tổng số câu :9 
4,5câu
3 điểm 30%
3,5câu
5 điểm 50%
1câu
2điểm 20%
9câu
10 điểm
PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN KIỂM TRA 1 TIẾT HK I – NĂM HỌC 2017 – 2018
TRƯỜNG THCS PHONG MỸ Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9
 Thời gian làm bài: 45 phút
 ĐỀ CHÍNH THỨC
I/ Trắc nghiệm :(3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có ý đúng nhất:
Câu 1: Ý nào sau đây không biểu hiện cho nét văn hóa riêng của từng dân tộc:
 	A. Phong tục tập quán ; 	B. Trang phục, loại hình quần cư;
 	C. Trình độ văn hóa 	D. Ngôn ngữ 
 Câu 2 : Dân tộc Chăm và Khơ-me cư trú chủ yếu ở:
 	A. Trung du và miền núi Bắc Bộ ; 	 B. Đồng bằng duyên hải Trung Bộ
 	C. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam bộ ; 	 D. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.
 Câu 3 : Trong giai đoạn hiện nay tỉ lệ sinh giảm là do:
	A. Kinh tế còn khó khăn 	B. Tâm lý trọng nam khinh nữ không còn.
	C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm. 	D. Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Câu 4:Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là:
	A. Ninh Thuận – Bình Thuận – Phú Yên. B. Hải Phòng - Quảng Ninh
	C. Quảng Nam - Quảng Ngãi . D. Cà Mau – An Giang - Bến tre.
Câu 5: Ngành công nghiệp trọng điểm có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 ở nước ta là:
 	A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. 	B. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.
 	C. Công nghiệp dệt may. 	D. Công nghiệp điện. 
 Câu 6 : Ngành vận tải có khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn nhất là: 
 A. Đường sắt B. Đường bộ C. Đường hàng không D. Đường biển
II- Tự luận:
 Câu 1. Tại sao ở nước ta hiện nay vấn đề giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn? để giải quyết việc làm cần có những giải pháp nào ? (2đ)
 Câu 2. Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta .(3đ)
 Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau: (2đ)
Cơ cấu GDP của nước ta năm 1991 và 2002 (ĐVT %)
1991
2002
Tổng số
100
100
Nông, lâm, ngư nghiệp
40.5
23.0
Công nghiệp, xây dựng
23.8
38.5
Dịch vụ
35.7
38.5
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế nước ta năm 1991 và năm 2002.
Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta từ năm 1991 đến năm 2002.
PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN KIỂM TRA 1 TIẾT HK I – NĂM HỌC 2017 – 2018
TRƯỜNG THCS PHONG MỸ Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 9
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
( Đáp án này gồm 1 trang )
I-TRẮC NGHIỆM: 3 điểm -Mỗi câu đúng : 0,5 điểm
1
2
3
4
5
6
C
C
D
D
A
B
II- TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
 - Vì:
 + Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, chất lượng lao động thấp trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã tạo sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
 + Khu vực nông thôn tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến do đặc điểm sản xuất mùa vụ. 
 + Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao 6% 
* Biện pháp:
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề.
 - Phát triển các hoạt động kinh tế ở nông thôn và thành thị.
1đ
1đ
Câu 2
*Tài nguyên đất:
- Là TN vô cùng quý giá, là TLSX không thể thay thế trong ngành NN
- Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn là phù sa và feralit.
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng, trồng các cây LT và cây CN ngắn ngày.
+ Đất feralit: ở trung du và miền núi, trồng cây CN dài và ngắn ngày, cây ăn quả.
*Tài nguyên khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt
- Khí hậu phân hóa đa dạng, nhiều thiên tai(bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại,..)
*Tài nguyên nước : Phong phú, phân bố không đều trong năm gây lũ lụt, hạn hán.
- Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh NN ở nước ta
*TN sinh vật:
Tài nguyên sinh vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng lai tạo nên các giống cây trồng vật nuôi.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3
Học sinh vẽ 2 biểu đồ hình tròn đúng tỷ lệ, có số liệu, chú thích rõ ràng
Học sinh nhận xét được : Từ năm 1991 – 2002: 
 + Tỉ trọng nông,lâm,ngư nghiệp liên tục giảm .
 + Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng nhanh .
 + Chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đang phát triển nhanh , nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang công nghiệp .
 + Nước ta đã hòa nhập với khu vực và thế giới .
2đ
0.5đ
0.5đ
	a. Vẽ biểu đồ. 
Ngày soạn: 13/10/2017
Ngày dạy: 25/10/2017
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Tiết 29 - Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức.
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên c

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12670699.doc