Kế hoạch bài học môn Địa lí 6
Bài 10 - Tiết 11
Tuần dạy: 11
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Sau bài học
- HS biết: Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái đất và đặc điểm của từng lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và lõi trái đất.
- HS hiểu: Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ trái đất. Biết tỉ lệ lục địa, đại dương và sự phân bố lục địa, đại dương trên bề mặt trái đất. Biết sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Quan sát và nhận xét các lớp cấu tạo bên trong của trái đất.
- HS thực hiện thành thạo: Cách phân tích các tranh ảnh địa lí, rèn kĩ năng bản đồ.
- KNS: suy nghĩ, giao tiếp, chia sẻ,
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Học sinh thêm yêu thích học tập bộ môn.
- Tính cách: Ý thức được việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. - Hướng tự quay của trái đất từ tây sang đông. - Thời gian trái đất tự quay một vòng quanh trục mất 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái đất được chia thành 24 khu vực giờ. - Phía đông có giờ sớm hơn phía tây. 2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của trái đất. a. Hiện tượng ngày và đêm. Khắp mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm. Diện tích chiếu sáng là ngày, phần trong bóng tối là đêm. b Sự lệch hướng do vận động tự quay quanh trục của trái đất. - Các vật thể chuyển động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng. . Ở nửa cầu bắc vật chuyển động lệch về bên phải. . Ở nửa cầu nam vật chuyển động lệch về bên trái. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: ? Trình bày sự vận động quanh trục của Trái đất? - Hướng tự quay của trái đất từ tây sang đông. - Thời gian trái đất tự quay một vòng quanh trục mất 24 giờ. - Chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ. - Phía đông có giờ sớm hơn phía tây. ? Hệ quả vận động tự quay của trái đất? Hiện tượng ngày và đêm. Sự lệch hướng do vận động tự quay quanh trục của trái đất. 5.2. Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài. Làm bài tập 2 tập bản đồ. - Đọc bài đọc thêm SGK trang 24. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài: “Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời”. Hệ quả sự chuyển động trái đất quanh mặt trời. 6. PHỤ LỤC: Không Bài 8 -Tiết 9 Tuần dạy: 9 Ngày dạy: 13/10/2014 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. - HS hiểu được sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời, thời gian chuyển động và tính chất của hệ chuyển động. - Nhớ vị trí xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Cách dựa vào hình vẽ mơ tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đđạo trình bày hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa. Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục trái đất khi chuyển động trên quỹ đạo. - HS thực hiện thành thạo: Biết dùng quả địa cầu chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng trên trái đất - KNS: xử lí thông tin qua bài viết, hình vẽ, kĩ năng giao tiếp, làm chủ bản thân, 1.3. Thái độ: - Thói quen: Học sinh biết vận dụng và tin tưởng tuyệt đối vào quy luật tự nhiên. - Tính cách: Có lòng tin vào qui luật tự nhiên. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: .- Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. - Hiện tượng các mùa. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Tranh: “Vị trí của trái đất trên quỹ đạo quanh mặt trời. Mô hình chuyển động của trái đất, Quả địa cầu. 3.2. Học sinh: Tập bản đồ. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Hệ quả của chuyển động trái đất quanh trục ? - Sinh hiện tượng ngày và đêm và sự chuyển động lệch hướng của các vật thể. Câu 2: Tính giờ của Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kì và Việt Nam nếu giờ gốc là 7 giờ. - Pháp: 7 giờ; Nhật Bản: 16 giờ; - Ấn Độ: 12 giờ; Việt Nam: 14 giờ. Hoa Kì: 2 giờ. 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học v Hoạt động 1: Vào bài. (1’) ? Thời gian trái đất chuyển động 1 vòng quanh mặt trời ? (365 ngày 6 giờ). ? Trái đất chuyển động quanh mặt trời sinh ra hiện tượng gì ? Ta vào bài học hôm nay. v Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.(12’) Mục tiêu: Trình bày được chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất: hướng, thời gian, quỹ đạo và tình chất của chuyển động ¬ KNS: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân. - GV cho HS quan sát tranh “Vị trí của trái đất”, kết hợp với mô hình chuyển động của trái đất và thông báo cho HS nắm ngoài chuyển động quanh trục trái đất còn chuyển động quanh mặt trời. ? Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng nào? - GV giới thiệu cho HS rõ đường chuyển động của trái đất quanh mặt trời. - HS nhắc lại thời gian trái đất chuyển động một vòng quanh trục. ? Thời gian trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời? ? Dựa vào tranh kết hợp mô hình, xác định 4 vị trí cố định trên quỹ đạo: xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí. - HS trình bày cá nhân. - GV hoàn chỉnh lại. vHoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng các mùa. (18’) Mục tiêu: HS cần nắm vững hiện tượng các mùa trên trái đất. ¬ KNS: Tư duy, giao tiếp. Làm chủ bản thân. - Khi chuyển động trên quỹ đạo thì trục và hướng nghiêng của trái đất như thế nào ? ¬ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm. Chia 6 nhóm, thảo luận 5 phút. Nội dung: Dựa vào H.23, mô hình chuyển động trái đất hoàn thành nội dung bài tập. ? Tìm xem sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở 2 nửa cầu bắc và nam. Cụ thể vào các thời điểm:Ngày 22/6; Ngày 22/12; Ngày 21/3 và 23/9. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. - GV hoàn chỉnh. ? Thời kì nóng, lạnh của 2 nửa cầu? - Nóng của NCB: từ 21/3 - 23/9. - Lạnh của NCB: từ 23/9 - 21/3. - Nửa cầu Nam hoàn toàn ngược lại. ? Trong năm có mấy mùa ? ? Liên hệ VN, hiện nay ta đang ở mùa nào? - VN có 4 mùa, hiện tượng 4 mùa chỉ thể hiện ở miền Bắc, miền Nam chỉ có 2 mùa: 1 mùa mưa và 1 mùa khô. - Hiện nay ta đang ở mùa đông. - GV lưu ý HS thu phân là mùa chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh. ¬ Xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí là những tiết thời gian giữa các mùa xuân, hạ, thu và đông. ¬ Lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông là những tiết thời gian bắt đầu 1 mùa mới và kết thúc 1 mùa cũ. - Nếu trục trái đất không nghiêng mà đứng thẳng 1 góc 900 thì khi trái đất chuyển động quanh mặt trời có sinh hiện tượng mùa không? - HS trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. - Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ tây sang đông. - Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời mất 365 ngày 6 giờ. 2. Hiện tượng các mùa. - Khi chuyển động quanh mặt trời trục và hướng nghiêng của trái đất không thay đổi và bao giờ cũng nghiêng về một phía. - Khi chuyển động quanh mặt trời lần lượt từng nửa cầu ngả về mặt trời nên sự phân bố nhiệt và ánh sáng, cách tính mùa ở 2 nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau. - Trong năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu và đông. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: ? Hãy nói rõ hiện tượng mùa trong năm trên trái đất? Khi chuyển động quanh mặt trời lần lượt từng nửa cầu ngả về mặt trời nên sự phân bố nhiệt và ánh sáng, cách tính mùa ở 2 nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau. Trong năm có 4 mùa, 5.2. Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài. - Làm bài tập 3 SGK trang 27. - Làm bài tập tập bản đồ. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài: “Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa”. + Chú ý tìm hiểu hiện tượng ngày đêm dài ngăn ở hai nửa cầu bắc và nam. 6. PHỤ LỤC: Không Bài 9 - Tiết 10 Tuần dạy: 10 Ngày dạy: 20/10/2014 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Sau bài học cần - HS biết: Nêu được khái niệm về đường Chí tuyến Bắc, Nam, Vòng cực Bắc, Nam. - HS hiểu: Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Xác định được các chí tuyến và vòng cực trên hình vẽ, quả địa cầu. - HS thực hiện thành thạo: Sử dụng được hình vẽ và quả cầu để trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau. - KNS: phản hồi, lắng nghe, trình bày suy nghĩ, giao tiếp, hợp tác; thu thập và xử lí thông tin, phân tích, so sánh, phán đoán. 1.3. Thái độ: - Thói quen: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng tự nhiên trong đời sống thường ngày. - Tính cách: Thích tìm hiểu về tự nhiên. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Hiện tượng dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất. - Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Tranh “Hiện tượng ngày đêm dài ngắn”. 3.2. Học sinh: Tập bản đồ. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Thời gian Trái đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt trời? - Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời mất 365 ngày 6 giờ. Câu 2: Hãy nói rõ hiện tượng mùa ở 2 nửa cầu trong năm. - Nửa cầu Bắc: 22/6: Mùa nóng. 22/12: Mùa lạnh. 21/3 và 23/9: Xuân và thu. - Nửa cầu Nam ngược lại. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học v Hoạt động 1: GV giới thiệu bài. (1’) ? Tại sao có hiện tượng mùa trên trái đất ? - GV dẫn dắt để HS nhớ lại kiến thức đã học để vào bài. v Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất. (19’) Mục tiêu: HS cần trình bày được hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa. - HS làm việc cả lớp. - GV yêu cầu cả lớp quan sát hình 24. ? Phân biệt được biểu hiện trục trái đất và đường phân chia sáng tối. ? Cho biết vì sao đường biểu thị trục trái đất và đường phân chia sáng tối lại không trùng nhau ? - HS trả lời. GV tóm tắt và giải thích: Do đường phân chia sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, còn đường biểu hiện trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’ nên 2 đường này không trùng nhau mà hợp với nhau 1 góc 23027’. ¬ Hoạt động nhóm. Chia lớp 6 nhóm, thảo luận 10 phút. Nội dung ? Nhóm 1,2,3: Quan sát H.24 và đọc mục 1 SGK, cho biết: .Vào các ngày 22/6 và 22/12 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời, nửa cầu nào chếch xa mặt trời ? Hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn diễn ra như thế nào ? . Vào ngày 22/6 và 22/12, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu ? Vĩ tuyến đó là đường gì ? ? Nhóm 4,5,6: Quan sát H.25 SGK và cho biết: . Sự khác nhau về chế độ dài của ngày, đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào các ngày 22/6 và 22/12. . Nhận xét hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm nằm ở các vĩ độ khác nhau. . Rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên trái đất. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. - GV hoàn chỉnh. v Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm ở hai miền cực. (11’) Mục tiêu: HS cần nắm vững về khu vực có ngày, đêm dài 24 giờ. ? Quan sát H.25 SGK, kết hợp tranh cho biết: + Vào ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày đêm của các địa điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’ bắc và nam của hai nửa cầu như thế nào? + Vào ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày đêm ở 2 địa điểm cực như thế nào? - Một số cặp đôi lần lượt trình bày ý kiến của mình với cả lớp để cùng chia sẻ. - GV chuẩn kiến thức. 1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất. - Ngày 22/6 nửa cầu bắc là mùa hè, có ngày dài đêm ngắn; nửa cầu nam là mùa đông, có ngày ngắn đêm dài. Ngày 22/12 hiện tượng ngược lại. Kết luận: Mùa hè có ngày dài, đêm ngắn; mùa đông có ngày ngắn, đêm dài. - Càng xa xích đạo về phía 2 cực, hiện tượng ngày đêm dài, ngắn càng biểu hiện rõ rệt. - Ngày 21/3 và 23/9, mọi nơi trên trái đất có ngày đêm dài bằng nhau. - Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau. - Vĩ tuyền 23027’B là chí tuyến Bắc và 23027’N là chí tuyến Nam, đây là những đường mà ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất trong ngày 22/6 và 22/12. 2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa. - Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có 1 ngày hoặc 1 đêm dài suốt 24 giờ. - Các địa điểm từ 66033’ Bắc và Nam đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng. - Vĩ tuyến 660 33’ B và N là vòng cực Bắc và vòng cực Nam. Các vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: ? HS liên hệ VN về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và giải thích câu: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. - VN nằm ở nửa cầu Bắc: Mà ngày 22/6 nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời là mùa hè => có ngày dài đêm ngắn (tháng 5); Ngày 22/12 (tháng 10) hiện tượng ngược lại có ngày ngắn đêm dài. 5.2. Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài. Hồn thành bài tập bản đồ. - Làm bài tập 3 SGK trang 30. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài: “Cấu tạo bên trong của trái đất”. Chú ý tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ trái đất. 6. PHỤ LỤC: Không Bài 10 - Tiết 11 Tuần dạy: 11 Ngày dạy:27/10/2014 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Sau bài học - HS biết: Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái đất và đặc điểm của từng lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và lõi trái đất. - HS hiểu: Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ trái đất. Biết tỉ lệ lục địa, đại dương và sự phân bố lục địa, đại dương trên bề mặt trái đất. Biết sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Quan sát và nhận xét các lớp cấu tạo bên trong của trái đất. - HS thực hiện thành thạo: Cách phân tích các tranh ảnh địa lí, rèn kĩ năng bản đồ. - KNS: suy nghĩ, giao tiếp, chia sẻ, 1.3. Thái độ: - Thói quen: Học sinh thêm yêu thích học tập bộ môn. - Tính cách: Ý thức được việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Cấu tạo bên trong của trái đất. - Cấu tạo của lớp vỏ trái đất. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: Tranh “Cấu tạo bên trong của trái đất”; Tập bản đồ; Quả địa cầu. 3.2.Học sinh: Tập bản đồ. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Điểm danh. - KT tập bản đồ. 4. 2. Kiểm tra bài miệng: Câu 1: Hãy nói rõ hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên trái đất. - Hai nửa cầu bắc và nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. + Tháng 6: Nửa cầu bắc ngày dài đêm ngắn. Nửa cầu nam ngày ngắn đêm dài. + Tháng 12 Nửa cầu bắc đêm dài ngày ngắn. Nửa cầu nam ngày dài đêm ngắn. 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung v Hoạt động 1: Vào bài. (1’) ? Trái đất được cấu tạo bởi những thành phần nào và cụ thể gồm bao nhiêu lớp ? Ta vào bài học hôm nay. v Hoạt động 2: Tìm hiểu Cấu tạo bên trong của trái đất. (17’) Mục tiêu: Nêu được tên các lớp cấu tạo của trái đất và đặc điểm của từng lớp. đ Hoạt động suy nghĩ, hoạt động nhóm và chia sẻ với cả lớp. - GV thông báo cho HS: Để tìm hiểu các lớp đất sâu trong lòng đất, con người không thể quan sát và nghiên cứu trực tiếp vì lổ khoan sâu nhất chỉ đạt 15.000m trong khi bán kính trái đất 6.370km. vì vậy để tìm hiểu các lớp đất sâu hơn thì phải dùng các phương pháp: địa chấn, trọng lực, địa từ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm. Chia lớp 6 nhóm, thời gian thảo luận 5 phút. ?Nội dung: Dựa vào H.26 SGK, tranh “Cấu tạo bên trong của trái đất”, bảng trang 32, kết hợp bài tập 1 Tập bản đồ. ? Trình bày cấu tạo bên trong của trái đất (gồm mấy lớp? Lớp dày nhất? Mỏng nhất? - Đại diện các nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. - Giáo viên lưu ý HS năng lượng nhiệt được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Dùng năng lượng địa nhiệt thay thế năng lượng truyền thống (hóa thạch). v Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ trái đất. (13’) Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và vai trị của lớp vỏ Trái Đất. đ HS hoạt động cá nhân/ cả lớp, rèn kĩ năng phân tích mô hình quả địa cầu. ? Qua mô hình quả địa cầu, HS chỉ vị trí các lục địa và đại dương. - GV hoàn chỉnh. - Khoảng 2/3 diện tích bề mặt trái đất là đại dương. Đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu nam, lục địa phân bố ở nửa cầu bắc. - HS đọc phần 2SGK, nêu vai trò của lớp vỏ trái đất. ? Dựa vào H27 SGK, hãy nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ trái đất, đó là những địa mảng nào ? Mảng Á – Âu, Phi, Bắc Mĩ, Thái Bình Dương, Ấn Độ, Nam Cực, Nam Mĩ. - HS trình bày. - GV chuẩn kiến thức. - GV thông báo cho HS nắm: Các địa mảng có 3 cách tiếp xúc: . Tách xa nhau. . Xô chồm lên nhau. . Trượt bậc nhau. => Kết quả 3 cách tiếp xúc hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, đá bị ép nhô lên thành núi, xuất hiện động đất, núi lửa. 1. Cấu tạo bên trong của trái đất. - Cấu tạo bên trong của trái đất gồm 3 lớp. Ngoài cùng là lớp vỏ, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lớp lõi. + Vỏ trái đất: 5 - 70km. + Lớp trung gian < 3000km. + Lớp lõi (nhân): > 3000 km. 2. Cấu tạo của lớp vỏ trái đất. - Vỏ trái đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của trái đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. - Vỏ trái đất chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của trái đất nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của trái đất như: không khí, nước, các sinh vật,và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: - HS làm bài tập 2 tập bản đồ. GV ghi điểm cho học sinh. - Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp ? kể tên. Cấu tạo bên trong của trái đất gồm 3 lớp: vỏ, trung gian và lớp lõi. 5.2. Hướng dẫn học tập: đ Đối với bài học ở tiết học này: Học bài. Hoàn thành bài tập tập bản đồ. Làm bài tập 3 SGK trang 33. đ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài: “Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất” + Tìm hiểu diện tích lục địa và đại dương trên trái đất. + Tính diện tích bề mặt các đại dương. Kể tên các lục địa trên trái đất. + Chuẩn bị đầy đủ tập bản đồ. 6. PHỤ LỤC: Không Bài 11 - Tiết 12 Thực hành: Tuần dạy:12 Ngày dạy: 03/11/2014 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: Sự phân bố các lục đị
File đính kèm:
- DIA6 14-15.doc