Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016 - Phạm Thanh Lam

Hoạt động dạy

3. Hoạt động cơ bản:

a/. Gợi động cơ tạo hứng thú:

- Tiết 1 chúng ta đã Ôn tập: Khái niệm về phân số. Tiết học hôm nay, thầy cùng các em sẽ Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số.

- Ghi tựa bài lên bảng.

- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.

b/. Trải nghiệm:

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu 2 tính chất cơ bản của phân số.

- Theo dõi HS trình bày.

- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.

+ Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.

+ Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.

c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu cách rút gọn phân số.

+ Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số.

- Theo dõi HS trình bày.

- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.

+ Có nhiều cách để rút gọn phân số nhưng cách nhanh nhất là ta tìm được số lớn nhất mà tử số và mẫu số đều chia hết cho số đó.

+ Khi tìm MSC không nhất thiết các em phải tính tích của các mẫu số, nên chọn MSC là số nhỏ nhất cùng chia hết cho các mẫu số.

4. Hoạt động thực hành:

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lần lượt giải các bài tập 1, 2.

- Theo dõi HS trình bày.

- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.

Bài 1-Rút gọn phân số

 ;

 ;

Bài 2 – Qui đồng mẫu số

 và . Chọn 3 x 8 = 24 là MSC ta có

 ;

5. Hoạt động ứng dụng:

- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.

- Nhận xét tuyên dương.

- Dặn ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng.

- Bài sau: Ôn tập: So sánh hai phân số.

 

doc48 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016 - Phạm Thanh Lam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- Kết luận: Sự sinh sản ở người có vai trò vô cùng to lớn đối với sự sống trên trái đất. Nhờ có khả năng sinh sản của con người nên loài người được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS thực hiện các ý sau: 
+ Hãy giới thiệu cho các bạn về gia đình của mình bằng cách vẽ một bức tranh về gia đình mình và giới thiệu với mọi người.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp, có lời giới thiệu hay.
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. 
- Bài sau: Nam và nữ.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Nhóm trưởng lấy đồ dùng học tập và điều khiển nhóm mình thực hành.
- Thực hành cá nhân trên giấy A3 bằng bút dạ.
- Lần lượt giới thiệu trước lớp.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Có ý thức về tình cảm gia đình, dòng họ. GDKNS: Phân tích và đối chiếu. các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 01 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 01 TỪ ĐỒNG NGHĨA
 Ngày soạn: 18/08/2015 - Ngày dạy: 25/08/2015
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (ND ghi nhớ).
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1,2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu; HS khá, giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (BT3).
- Cảm nhận được sự phong phú và giàu đẹp của tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK. 
- HS: SGK; VBT TV5 tập 1; giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ kiểm tra đồ dùng học tập của các bạn.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12 phút
14 phút
3 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Trong viết văn, các em còn hay bị lặp từ vì các em chưa biết chọn từ đồng nghĩa để thay thế cho từ đã viết. Để giúp các em viết văn sinh động, hấp dẫn hơn, trong tiết học hôm nay, thầy sẽ giúp các em hiểu đựợc thế nào là từ đồng nghĩa, thế nào là đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Từ đó các em vận dụng sự hiểu biết của mình vào học tập và giao tiếp hằng ngày.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS đọc phần nhận xét và trả lời câu hỏi 1, 2.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
 1.a/ Xây dựng là làm nên công trình kiến trúc theo kế hoạch nhất định. Kiến thiết là xây dựng theo một qui mô lớn. Như vậy xây dựng và kiến thiết cùng có nghĩa chung là làm nên một công trình.
b/ Vàng xuộm: có màu vàng đậm và đều khắp. Vàng hoe: có màu vàng nhạt tươi và ánh lên. Vàng lịm: có màu sẫm đều khắp trông rất hấp dẫn. Như vậy 3 từ trên đều chỉ màu vàng nhưng mỗi từ thể hiện một sắc thái khác nhau.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Từ đồng nghĩa là từ như thế nào?
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- Kết luận: Như phần ghi nhớ.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lần lượt giải các bài tập 1, 2, 3.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
1. nước nhà – non sông ; hoàn cầu – năm châu.
2. + đẹp : đẹp đẽ, xinh đẹp, xinh xắn, xinh tươi. 
+ to lớn : to sụ, to tướng, vĩ đại, khổng lồ.
+ học tập : học hành, học hỏi, học việc.
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. 
-Bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
2.a/ Có thể thay thế hai từ xây dựng và kiến thiết cho nhau vì chúng có nghĩa giống nhau hoàn toàn là xây dựng đất nước.
b/ Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay đổi cho nhau được vì nghĩa của các từ không giống nhau hoàn toàn.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt đọc phần ghi nhớ.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Mời 1 bạn đọc bài tập.
- Thảo luận cách giải bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
3. - Con búp bê rất xinh được mặc bộ quần áo thật đẹp.
- Mỗi người chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.
- Chúng ta phải học hành cho tới nơi tới chốn.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Cảm nhận được sự phong phú và giàu đẹp của tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 01 	 TOÁN
Tiết 03 ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
 Ngày soạn: 19/08/2015 - Ngày dạy: 26/08/2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Biết cách sắp xếp 3 phân số theo thứ tự.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời 2 bạn làm lại BT 1, 2 tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12 phút
14 phút
3 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Để sắp xếp được các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc ngược lại. Hôm nay, cả lớp sẽ cùng thầy ôn lại bài: So sánh 2 phân số.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
+ Khi so sánh các phân số cùng mẫu số, ta so sánh tử số của các phân số đó. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn, phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
+ Muốn so sánh các phân số khác mẫu ta quy đồng mẫu số các phân số đó, sau đó so sánh như với phân số cùng mẫu số.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lần lượt giải các bài tập 1, 2.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
Bài 1
 < ; = 
 > ; < 
Bài 2 
a) b) 
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. 
- Bài sau: Ôn tập: So sánh hai phân số (tt).
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
* Nhóm trưởng điều khiển các bước:
- Mời 1 bạn đọc bài tập.
- Thảo luận cách giải bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp 3 phân số theo thứ tự.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 01 	 TẬP ĐỌC 
Tiết 02 QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
 Ngày soạn: 19/08/2015 - Ngày dạy: 26/08/2015
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. HS khá, giỏi đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
- GDBVMT (Trực tiếp): Cảm nhận, yêu mến vẻ đẹp của làng quê; ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong SGK; bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) CTHĐTQ Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời 3 HS lần lượt đọc bài tiết trước; trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15phút
11 phút
3 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- GV cho HS quan sát tranh.
- Có những em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Có những em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê. Nơi nào trên đất nước ta cũng đều có vẻ đẹp riêng của nó. Hôm nay thầy đưa các em về thăm làng quê Việt Nam qua bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Uốn nắn cách phát âm cho HS, giải thích từ mới.
- Nhận xét và đọc diễn cảm toàn bài.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài theo nhóm.
- Theo dõi các nhóm làm việc và hỗ trợ 
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- Kết luận: Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ rất gợi cảm, giàu hình ảnh. Nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh làng quê vào ngày mùa với những màu vàng rất khác nhau, với những vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Giúp đỡ HS luyện đọc.
- Theo dõi HS thi đọc.
- Nêu nhận xét.
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng.
- Bài sau: Nghìn năm văn hiến.
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Mời NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Mời 1 bạn (giỏi) đọc cả bài.
- Chia đoạn, đọc nối tiếp từng đoạn, đọc theo cặp, gạch chân từ khó.
- Đọc chú giải SGK, nêu các từ khó.
- Mời 1 bạn đọc lại cả bài.
- Mời 1 bạn đọc các câu hỏi SGK.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Mời 1 bạn khá (giỏi) đọc lại cả bài.
- Luyện đọc theo nhóm đoạn văn bạn thích.
- Thi đọc.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Cảm nhận, yêu mến vẻ đẹp của làng quê; ý thức bảo vệ môi trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 01 	 TẬP LÀM VĂN
Tiết 01 CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
 	 Ngày soạn: 19/08/2015 - Ngày dạy: 26/08/2015
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh: Mở bài, thân bài, kết bài (ND ghi nhớ).
- Chỉ rõ được cấu tạo 3 phần của bài “Nắng trưa” (mục III).
- GDBVMT (Gián tiếp): Cảm nhận vẻ đẹp của môi trường tự nhiên; ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK; giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ kiểm tra đồ dùng học tập của các bạn.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15 phút
10 phút
4 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Ở lớp 4, các em đã được học văn tả đồ vật, tả con vật và tả cây cối. Hôm nay,trong bài học đầu tiên của phân môn TLV lớp 5, giới thiệu với các em về cấu tạo của bài văn tả cảnh. Để thấy được bài văn tả cảnh có gì khác với những bài văn miêu tả các em đã học chúng ta cùng đi vào bài học.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS đọc bài Hoàng hôn trên sông Hương và phần chú giải trong SGK/11, cả lớp đọc thầm và thảo luận nhóm tìm phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
.MB: Lúc hoàng hôn Huế đặc biệt yên tĩnh.
.TB: Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
.KB: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Thứ tự miêu tả trong bài văn Hoàng hôn trên sông Hương có gì khác với Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh. 
+ Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS đọc bài Nắng trưa, thảo luận theo nhóm nhận xét cấu tạo của bài văn.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
Mở bài: Nhận xét chung về nắng trưa
Thân bài :Cảnh vật trong nắng trưa 
- Đ1: Buổi trưa..bốc lên mãi (Hơi đất của nắng trưa dữ dội)
- Đ2: Tiếng gìkhép lại (Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa)
- Đ3: Con gà..lặng im (Cây cối và con vật trong nắng trưa.)
- Đ4: Ấy thế..chưa xong (Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa) 
Kết bài: Cảm nghĩ về mẹ.
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. Xem trước tiết 38: Luyện tập tả cảnh.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Mời 1 bạn đọc đọc yêu cầu BT1.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Đọc luân phiên phần ghi nhớ theo nhóm.
- NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh. Cảm nhận vẻ đẹp của môi trường tự nhiên; ý thức bảo vệ môi trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 01 	 LỊCH SỬ
Tiết 01 “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH	
 Ngày soạn: 19/08/2015 - Ngày dạy: 26/08/2015
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. 
- Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định : không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
 	 - Biết các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS: SGK; giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15 phút
10 phút
4 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- YCHS quan sát tranh và nêu nội dung.
- Trương Định là ai? Vì sao nhân dân ta lại dành cho ông tình cảm đặc biệt tôn kính như vậy? Lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài lịch sử “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu mỗi nhóm đọc SGK và trả lời câu hỏi.
+ Nhân dân Nam kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi, ghi nhận.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
+ Nhân dân Nam Kì đã dũng cảm đứng lên cống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực.
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ nhượng bộ, không kiên quyết đấu tranh bảo vệ đất nước.
 c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS tham khảo thông tin trong SGK và thực hiện các ý sau:
+ Phong trào lớn nhất là phong trào nào? 
+ Trương Định quê ở đâu?
+ Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
+ Phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi.
+ Ngay sau khi chúng vừa tấn công Gia Định (1859).
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS tham khảo thong tin SGK và thực hiện các ý sau: 
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
 Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hồ ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
5. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng.
- Chuẩn bị bài sau: Nguyễn Trường Tộ.
-Quan sát tranh.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
:- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hành theo yêu cầu của GV.
- Thực hành theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Lần lượt đọc mục "Ghi nhớ" trong SGK.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định : không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
TUẦN 01 	 TOÁN
Tiết 04 ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (tiếp theo)
 Ngày soạn: 20/08/2015 - Ngày dạy: 27/08/2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh phân số với đơn vị; so sánh hai phân số cùng tử số.
- Vận dụng kiến thức trên giải đúng bài tập.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời 2 bạn làm lại BT 1, 2 tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12 phút
14 phút
3 phút
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Trong tiết học toán này các em tiếp tục ôn tập về so sánh hai phân số.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 và trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là phân số lớn hơn 1, phân số bằng 1, phân số bé hơn 1?
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
+ Phân số lớn hơn 1 là phân số có tử số lớn hơn mẫu số.
+ Phân số bằng 1 là phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
+ Phân số bé hơn 1 là phân số có tử số bé hơn mẫu số.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc