Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016

TẬP ĐỌC:

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ TRÊN LƯNG MẸ

I. Mục đích, yêu cầu:

- Đọc rành mạch , trôi chảy; Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.

- HiểuND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (trả lời được các CH; thuộc một khổ thơ trong bài).

* GD KN sống: KN giao tiếp, đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi, lắng nghe tích cực.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy, học:

A. Bài cũ: 2 HS đọc bài Hoa học trò, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.

B. Bài mới:

HĐ1: Luyện đọc

- 1 HS đọc to toàn bài, lớp theo dõi SGK

- HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ của bài. (2 l¬ượt)

+ Hết l¬ượt 1: GV sửa lỗi phát âm, GV giúp HS nghỉ hơi đúng các dòng thơ (khổ 1).

+ Hết lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa từ mới, 1HS đọc phần chú giải

- HS luyện đọc trong nhóm đôi

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

HĐ2: Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi 1, 2:

+ GV ghi bảng: ngủ trên lưng, tỉa bắp, giã gạo

+ HS rút ý 1.

Ý1: Những công việc của mẹ góp phần vào công cuộc chống Mỹ cứu nước.

- HS thảo luận nhóm2, trả lời câu hỏi: 3, 4

+ Tữ ngữ: Tim hát thành lời, mai sau con lớn.

+ HS rút ý 2, vài HS nhắc lại.

Ý2: Tình yêu của mẹ đối với con

- HS đọc lư¬ớt toàn bài - HS nêu nội dung bài.

+ GV chốt: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.

- GV h¬ướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ1 (bảng phụ )

- HS luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm.

- HS đọc thuộc lòng khổ thơ, bài thơ.

- Các nhóm luyện đọc. Thi đọc trư¬ớc lớp.

- Lớp bình xét nhóm đọc tốt, bạn đọc đúng, hay nhất.

C. Củng cố, dặn dò: ? Chúng ta cần phải làm gì để đáp đền công lao to lớn của mẹ?

- Dặn học sinh về nhà đọc thuộc lòng bài và chuẩn bị bài sau.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hs cả lớp là: 
Bài 3: (tr124) Tìm phân số bằng phân số 
- Lớp tự viết vào vở ôli.
- HS lần lượt đọc kết quả, giải thích cách làm. GV nhận xét, kết luận: Các phân số bằng phân số là: 
Bài 2: (c, d tr 125) Đặt tính rồi tính 
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li.
- 4 HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét, đối chiếu kết quả.
- GV chốt kết quả đúng. 
C. Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà làm làm trong VBT.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
DẤU GẠCH NGANG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có đùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2) 
II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ, giấy khổ to. HS: VBT TV4.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: Hãy nêu một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cái đẹp.
B. Bài mới:
HĐ1: Nhận xét
Bài tập 1: Tìm các câu văn có chứa dấu gạch ngang
- HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang trong đoạn văn và nêu miệng.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang
- Lớp tự làm bài cá nhân và nối tiếp nêu câu trả lời. 
- GV chốt lại ý đúng : + Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
 + Đánh dấu phần chú thích trong đoạn văn.
 + Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- HS rút ra ghi nhớ, nhiều hs khác nhắc lại và thuộc ngay tại lớp.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Tìm dấu gạch ngang và nêu tác dụng của dấu gạch ngang
- HS làm BT theo cặp và nêu kết quả trước lớp. Lớp nhận xét, GV chốt kết quả.
Bài 2: Viết đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang.
- HS làm việc cá nhân. GV giúp đỡ HS làm bài.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn, lớp theo dõi.
- GV nhận xét bài làm của HS khen những HS sử dụng được nhiều dấu gạch ngang?
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn thiện VBT.
THỂ DỤC:
BẬT XA VÀ TẬP PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY - TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
(Cô Âu dạy)
ĐẠO ĐỨC:
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
- Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
* GD KN sống: Xác định văn hoá tinh thần ở những nơi công cộng.
 Thu thập và sử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
* GDMT: Các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
II. Chuẩn bị: Phiếu điều tra (BT4), tranh vẽ.
 - HS: VBT Đạo đức
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: HS nêu những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng người lao động.
B. Bài mới:
HĐ1: Xử lí tình huống
- GV chia nhóm 6 và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- HS thảo luận theo nhóm đôi: Xem tranh, đọc nội dung và thảo luận đưa ra cách giải quyết.
- HS đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy cần khuyên bạn phải giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
HĐ2: Thảo luận (BT1)
- HS đọc yêu cầu. GV chia nhóm 4. Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận và trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, đánh giá cách giải quyết.
- GV nhận xét, kết luận: Tranh 1, 3 sai; Tranh 2, 4 đúng
HĐ3: Xử lí tình huống (BT2)
- HS đọc yêu cầu. GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Các nhóm thảo luận, tìm cách sử lí tình huống.
- HS đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận về từng tình huống
? Hãy nêu ích lợi mà công trình công cộng đem lại cho con người?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ4: Liên hệ thực tế
- HS kể về việc làm của mình, của các bạn hoặc nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng.
- KL: Các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS hoàn thành phiếu điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu BT4).
LỊCH SỬ:
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu: 
- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê)
- Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên
II. Chuẩn bị: Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: ? Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
B. Bài mới:
HĐ1: Văn học thời Hậu Lê
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 theo phiếu: Ghi lại các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê.
- HS báo cáo kết quả trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét. GV kết luận chung.
- GV giới thiệu chữ Hán và chữ Nôm.
HĐ2: Khoa học thời Hậu Lê
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: Tìm các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.
- HS thảo luận và trả lời trước lớp. GV bổ sung, kết luận: Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học nước ta phát triển hơn hẳn các thời kì trước. Hai tác giả tiêu biểu trong thời kì này là: Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông. 
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về nhà làm trong VBT.
Thứ tư ngày 17 tháng 2 năm 2016
TẬP ĐỌC:
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ TRÊN LƯNG MẸ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch , trôi chảy; Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.
- HiểuND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (trả lời được các CH; thuộc một khổ thơ trong bài).
* GD KN sống: KN giao tiếp, đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi, lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 2 HS đọc bài Hoa học trò, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
B. Bài mới:
HĐ1: Luyện đọc
- 1 HS đọc to toàn bài, lớp theo dõi SGK
- HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ của bài. (2 lượt)
+ Hết lượt 1: GV sửa lỗi phát âm, GV giúp HS nghỉ hơi đúng các dòng thơ (khổ 1).
+ Hết lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa từ mới, 1HS đọc phần chú giải
- HS luyện đọc trong nhóm đôi
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi 1, 2:
+ GV ghi bảng: ngủ trên lưng, tỉa bắp, giã gạo
+ HS rút ý 1.
Ý1: Những công việc của mẹ góp phần vào công cuộc chống Mỹ cứu nước.
- HS thảo luận nhóm2, trả lời câu hỏi: 3, 4
+ Tữ ngữ: Tim hát thành lời, mai sau con lớn.
+ HS rút ý 2, vài HS nhắc lại.
Ý2: Tình yêu của mẹ đối với con
- HS đọc lướt toàn bài - HS nêu nội dung bài.
+ GV chốt: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ1 (bảng phụ )
- HS luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm.
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ, bài thơ.
- Các nhóm luyện đọc. Thi đọc trước lớp.
- Lớp bình xét nhóm đọc tốt, bạn đọc đúng, hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò: ? Chúng ta cần phải làm gì để đáp đền công lao to lớn của mẹ?
- Dặn học sinh về nhà đọc thuộc lòng bài và chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC:
ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa, 
+ Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế, 
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
II. Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín; tấm kính; nhựa trong; tấm kính mờ; tấm ván 
III. Các hoạt động dạy, học:
HĐ1: Quan sát và trả lời.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS quan sát theo nhóm 4 các hình 1, 2 trang 90 SGK, nhận biết vật nào tự phát sáng? Vật nào được chiếu sáng?
Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả trước lớp. HS nhận xét.
GV Kết luận: Hình 1 Ban ngày
- Vật tự phát sáng: Mặt Trời
- Vật được chiếu sáng: giường, bàn ghế,  
 * Hình 2: Ban đêm
- Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện.
- Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng sáng là do được Mặt Trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế, được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trời chiếu sáng 
HĐ2: Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng
Cách tiến hành: 
Bước 1: Trò chơi Dự đoán đường truyền của ánh sáng
- GV cho 3 - 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau. GV hướng đèn tới một trong các HS đó (chưa bật, không hướng vào mắt). GV yêu cầu HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu. Sau đó bật đèn và quan sát.
- Bước 2: Làm thí nghiệm trang 90 SGK
- HS quan sát hình 3 và dự đoán đường truyền của ánh sáng qua khe. Sau đó bật đèn và quan sát để so sánh với kết quả dự đoán.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV Kết luận: ánh sáng truyền qua đường thẳng
HĐ3:Tìm hiểu sự truyền của ánh sáng qua vật
Cách tiến hành: 
Bước 1: HS tiến hành thí nghiệm 2 trang 91 SGK. Chú ý che tối phòng học trong khi làm thí nghiệm. Ghi lại kết quả.
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét, kết luận.
HĐ4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào.
Cách tiến hành: 
Bước1: GV đặt vấn đề: Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? HS dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có để đưa ra các dự đoán. Sau đó tiến hành thí nghiệm trang 91 SGK để kiểm tra dự đoán.
Bước 2: Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận chung.
- GV Kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khí có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
C. Củng cố, dặn dò: HS đọc mục Bạn cần biết SGK. Dặn HS về nhà hoàn thiện VBT. 
MĨ THUẬT:
TẬP NẶN TẠO DÁNG: TẬP NẶN MỘT DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu:
 - HS nhận biết được các động tác và các bộ phận chính của người khi hoạt động.
HS làm quen với hình khối tượng tròn và nặn được một dáng người đơn giản theo hướng dẫn.
HS quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người.
II. Chuẩn bị:
 GV: - SGV, SGK
 - Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng, bài của HS năm trước.
 HS: Vở tập vẽ, đất nặn, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy, học:
* Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp
HĐ1: Quan sát - nhận xét.
GV giới thiệu ảnh một số tượng người hay
Các bài tập nặn của HS Lớp trước để HS quan sát nhận xét:
 + Dáng người, các bộ phận.	
 + Chất liệu để nặn.	 
 - GV tóm tắt và nêu yêu cầu bài học.
 HĐ2: Cách nặn dáng người.
GV giới thiệu cách nặn:
Nhắc lại cả 2 cách nặn: Nặn từ một khối đất và nặn từng bộ phận
 + Nặn các bộ phận thành hình người 
 + Tạo thêm các chi tiết, mắt tóc, bàn tay, chân, quần áo cho đẹp.
 + Tạo dáng cho phù hợp với động tác, ngồi,
 chạy, đá bóng, ...
 + Sắp xếp thành bố cục.
+ HS quan sát cách nặn
HĐ3: Thực hành
Cho học sinh quan sát và tham khảo một số bài vẽ của HS năm trước. 
- Gợi ý cách nặn.
+ Nhắc HS chú ý bố cục, tạo dáng 	 
- HD học sinh hoàn thành bài tập tại lớp
+ HS thực hành tại lớp theo nhóm.
HĐ4: Nhận xét đánh giá; GV chọn một số bài để đánh giá	 
+ Học sinh nhận xét và nêu cảm nhận riêng.	
- GV tổng kết bài	
Dặn dò: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
TOÁN:
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- HS Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Bài tập cần làm: 1, 3
II. Chuẩn bị: Băng giấy HCN như sgk.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 2HS lên bảng làm bài : So sánh và; 
B. Bài mới: 
HĐ1 : Cộng hai phân số cùng mẫu số 
- GV nêu VD sgk và gắn băng giấy lên bảng.
? Để tính phần băng giấy tô màu ta làm tính gì? 
(ta làm tính cộng) 
- GV hướng dẫn: 
? Muốn cộng hai phân số cùng MS ta làm thế nào? (hs nêu, vài hs nhắc lại)
HĐ2: Luyện tập - Thực hành.
Bài 1: Tính
- HS tự làm bài.
- 4 hs lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét.
Bài 3: Bài toán.
- 1HS lên bảng tóm tắt bài toán.
- HS tự làm bài, 1HS lên bảng làm.
- GV chốt kq đúng:
Bài giải:
Cả hai ô tô chở được là
	 (số gạo)
 Đáp số: 
- KL: Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng phân số.
C. Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà làm bài trong VBT.
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬNCỦA CÂY CỐI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); Viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2)
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập1 SGK
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: HS đọc đoạn văn đã viết lại tiết trước.
B. Bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập1: Đọc và nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
- HS làm bài theo nhóm 4. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn miêu tả một loài hoa (thứ quả) mà em yêu thích.
- HS trình bày loài hoa, thứ quả mà mình chọn tả.
- HS tự viết đoạn văn.
- HS đọc bài làm trước lớp. Lớp nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm một số bài viết tốt .
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS có bài viết hoàn chỉnh
- Dặn HS tiếp tục viết lại bài cho hoàn chỉnh hơn.
Thứ năm ngày 18 tháng 2 năm 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1), nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng ở BT1
 - HS: VBT TV4
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 2 HS đọc lại đoạn văn kể về cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ (BT2 tiết trước).
B. Bài mới: Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1: Chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ:
- GV treo bảng phụ, HS cùng bạn trao đổi theo cặp, làm bài vào VBT, gọi 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- HS nhẩm HTL các câu tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng 
KL: Đó là những câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp 
Bài 2: Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong những câu tục ngữ BT1:
- 1HS nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ. VD: Em thích ăn mặc đẹp và rất hay ngắm vuột trước gương, bà thấy vậy thường cười bảo em: “Cháu đừng quên cái nết đánh chết cái đẹp đấy nhé. Phải chịu khó rèn luyện để có đức tính tốt của con gái cháu ạ!”
- HS lần lượt phát biểu GV sửa lỗi đặt câu cho các em.
Bài 3: Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. 
- HS thảo luận nhóm 4. Các đọc các từ của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có.
- GV kết luận các từ đúng: (tuyệt vời, tuyệt diệu, mê hồn, như tiên) và yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào VBT
KL: Các từ thuộc chủ điểm Cái đẹp.
Bài 4: Đặt câu với một từ vừa tìm được ở BT3.
- HS làm BT cá nhân rồi tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học . 
- YC HS về nhà HTL các câu tục ngữ có trong bài.
CHÍNH TẢ:
NHỚ - VIẾT: CHỢ TẾT
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn thơ trích. Bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài; tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu, và dễ lẫn (BT2) 
II. Chuẩn bị:1 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: GV đọc, 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp những từ ngữ: Náo nức, cong vút, lá trúc, bông cúc
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả
- 1HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết chính tả.
- HS đọc thầm lại đoạn thơ chú ý cách trình bày, những từ dễ viết sai.
- HS viết các từ khó, dễ lẫn trong bài vào vở nháp.
- Nhắc HS cách trình bày.Tư thế ngồi viết.
- HS gấp SGK tự viết bài.
 - GV chấm chữa 7-10 bài. Nêu nhận xét chung
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập (Sử dụng VBT).
Bài 2a: Điền vào chỗ trống
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- 1 HS chữa bài trên bảng rồi đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng: họa sĩ, nước Đức, sung sướng, sao, bức tranh, bức tranh.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS luyện viết thêm ở nhà cho đẹp hơn.
ĐỊA LÍ:
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ 
 + Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
 + Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm , dệt may. 
II. Chuẩn bị: - GV: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
 - HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ:
? Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam bộ.
? Vì sao ĐB NB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước?
B. Bài mới:
HĐ1: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta 
- HS dựa vào SGK, trả lời:
? Nêu một số HĐSX chủ yếu của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ?
? Kể tên các nghành công nghiệp nổi tiếng của ĐBNB? 
KL: Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
HĐ2: Chợ nổi trên sông.
- HS dựa vào kênh hình và kênh chữ phần 2 thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
- HS thi kể trước lớp. 
- Lớp và GV nhận xét.
KL: Chợ nổi trên sông là một nét văn hóa độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long, cần được tôn trọng và giữ gìn .
- GV gọi 2- 3 HS đọc phần in đậm SGK.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. 
- Dặn HS về nhà đọc trước bài “Thành phố Hồ Chí Minh”
TOÁN:
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (Tiếp theo) 
I. Mục tiêu:
- HS Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
- Bài tập cần làm: 1 (a, b, c); 2 (a, b) 
III. Các hoạt động dạy, học: 
A. Bài cũ: 2 HS lên bảng so sánh 2 phân số:
B. Luyện tập
HĐ1: Cộng hai phân số khác mẫu số 
- GV nêu VD và nêu câu hỏi : ? Để tính phần băng giấy của hai bạn đã lấy ta làm tính gì? (HS nêu ta làm tính cộng )
? Làm cách nào để có thể cộng được hai phân số này? (HS trả lời: phải QĐMS hai phân số đó rồi cộng hai phân số cùng MS)
- 1 hs lên bảng QĐMS hai phân số, cả lớp làm vào giấy nháp.
? Muốn cộng hai phân số khác MS ta làm thế nào ? (HS nhắc lại KL như SGK) 
HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: e, b, c Tính
- HS làm bài cá nhân vào vở. 
- 4 HS lên bảng làm, GV chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: a, b Tính theo mẫu.
Mẫu: 
- HS làm bài cá nhân vào vở. 
- 3 HS làm bài trên bảng lớp. HS khác nhận xét, Lớp đối chiếu kết quả.
- GV chốt kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét chung tiết học. dặn h/s về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
KĨ THUẬT:
	TRỒNG CÂY RAU, HOA ( tiết 2)	
I. Mục tiêu:
 - HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
 - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất.
 - Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
II. Chuẩn bị:
 - Cây con rau, hoa để trồng.
 -Túi bầu có chứa đầy đất.
 - Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ)
III. Các hoạt động dạy, học:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Trồng cây rau, hoa. 
 b) HS thực hành:
 HĐ3: HS thực hành trồng cây con.
 - GV cho HS nhắc lại các bước và cách thực hiện qui trình trồng cây con.
 + Xác định vị trí trồng.
 + Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
 + Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
 + Tưới nhẹ quanh gốc cây.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện đúng thao tác kỹ thuật trồng cây, rau hoa.
 - Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc.
 - GV lưu ý HS một số điểm sau :
 + Đảm bảo đúng khoảng cách giữa các cây trồng cho đúng.
 + Kích thước của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ của cây.
 + Khi trồng, phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên, không làm vỡ bầu.
 + Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh khi tưới làm cho cây bị nghiêng ngả.
 - Nhắc nhở HS vệ sinh công cụ và chân tay.
 HĐ4: Đánh giá kết quả học tập.
 - GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 + Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
 + Trồng cây đúng khoảng cách quy định. Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng.
 + Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
 + Hoàn thành đùng thời gian qui định.
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
4. Nhận xét, dặn dò:
 - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 - Hướng dẫn HS về nhà 

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_TUAN_23_L4.doc