Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016

ĐẠO ĐỨC:

LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tiết 2)

I. Mục đích:

- Biết ý nghĩa của việc cư sử lịch sự với mọi người

- Nêu được ví dụ về cư xử với mọi người

- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.

* GDKN sống:

- Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Ứng xử lịch sự với mọi người.

- Ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong 1 số tình huống.

- Kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.

II. Chuẩn bị: GV, HS: Một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự; thẻ màu.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: HS trả lời: ? Vì sao chúng ta cần phải đối sử lịch sự với mọi người?

 ? Những hành vi nào em coi là thể hiện lịch sự?

B. Bài mới:

HĐ1: Bày tỏ ý kiến (bài tập 2 SGK)

MT: HS biết những hành vi thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

CTH: HS thảo luận nhóm 4. GV giúp đỡ các nhóm.

- GV nêu lần lượt từng ý kiến.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ màu, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.

Kết luận: Các ý c, d là đúng. Các ý kiến a, b, đ là sai

HĐ2: Đóng vai (bài tập 4sgk)

MT: HS biết ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong tình huống. Biết kiểm soát cảm xúc.

CTH: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống a. GV giúp các nhóm.

- Các nhóm lên đóng vai; GV yêu cầu các nhóm lưu ý để nhận xét.

- Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.

* GV nhận xét chung: Bất kể mọi lúc mọi nơi chúng ta cần phải giữ phép lịch sự. (HS nhắc lại)

? Em hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao sau đây như thế nào?

 + Lời nói chẳng mất tiền mua

 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .

 + Học ăn học nói, học gói học mở.

 + Lời chào cao hơn mâm cỗ.

- 3 HS trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung

- GV giúp các em hiểu thêm và liên hệ thực tế.

- GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ sgk.

C. Củng cố, dặn dò:

- Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Ứng xử lịch sự với mọi người.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn đoạn văn của bài tập1 lên bảng.
- 1HS đọc to đoạn văn, lớp đọc thầm.
- Lớp thảo luận theo cặp và tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
- GV gọi 2 HS nêu miệng các câu kể trong đoạn văn. Lớp nhận xét, GV kết luận: Có 4 câu kể: Câu1, 2, 4, 5.
- GV gọi 1 HS đọc lại 4 câu kể đó.
Bài 2: Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được.
- Gọi 1 HS nhắc lại đặc điểm của câu kể Ai thế nào?(Gồm 2 bộ phận: CN trả lời cho câu hỏi Ai(cái gì, con gì?); VN trả lời câu hỏi: Thế nào?)
- HS tự làm bài tập vào vở bài tập.
- GV gọi 4 HS nối tiếp lên bảng xác định chủ ngữ của các câu trên.
- Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 3: Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành?
- Gọi nêu: (ND ghi nhớ) 
- GV kết luận.
- Vài HS đọc ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm. 
HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: Tìm chủ ngữ của các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
- HS làm bài cá nhân. GV giúp đỡ HS chậm.
- GV gọi 1 HS nêu các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
- GV treo bảng phụ viết sẵn 5 câu kể Ai thế nào? mà hs vừa tìm được. Gọi lần lượt từng hs nêu CN của các câu.
- Lớp nhận xét, GVchốt kết quả đúng. (Câu: 3, 4, 5, 6, 8) 
+ Màu vàng trên lưng Chú // lấp lánh.
+ Bốn Cái Cánh // mỏng như giấy bóng.
+Cái đầu // tròn ( và ) hAi Con mắt // long lanh như thủy tinh.
+Thân Chú // nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
+Bốn Cánh // khẽ rung rung như còn đang phân vân. 
Bài 2:Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một lọai trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?
- HS làm bài tập cá nhân vào vở bài tập.
- HS đọc bài trước lớp. Lớp bình xét bài nào viết hay viết đúng. GV kết luận.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xết tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ “Cái đẹp”
THỂ DỤC:
KIỂM TRA NHẢY DÂY. TRÒ CHƠI "ĐI QUA CẦU"
(Cô Âu dạy)
ĐẠO ĐỨC:
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tiết 2) 
I. Mục đích: 
- Biết ý nghĩa của việc cư sử lịch sự với mọi người 
- Nêu được ví dụ về cư xử với mọi người
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
* GDKN sống: 
- Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Ứng xử lịch sự với mọi người.
- Ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong 1 số tình huống.
- Kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
II. Chuẩn bị: GV, HS: Một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự; thẻ màu.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: HS trả lời: ? Vì sao chúng ta cần phải đối sử lịch sự với mọi người?
 ? Những hành vi nào em coi là thể hiện lịch sự?
B. Bài mới: 
HĐ1: Bày tỏ ý kiến (bài tập 2 SGK)
MT: HS biết những hành vi thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
CTH: HS thảo luận nhóm 4. GV giúp đỡ các nhóm.
- GV nêu lần lượt từng ý kiến.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ màu, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
Kết luận: Các ý c, d là đúng. Các ý kiến a, b, đ là sai 
HĐ2: Đóng vai (bài tập 4sgk)
MT: HS biết ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong tình huống. Biết kiểm soát cảm xúc.
CTH: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống a. GV giúp các nhóm. 
- Các nhóm lên đóng vai; GV yêu cầu các nhóm lưu ý để nhận xét.
- Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
* GV nhận xét chung: Bất kể mọi lúc mọi nơi chúng ta cần phải giữ phép lịch sự. (HS nhắc lại)
? Em hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao sau đây như thế nào?
 + Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .
 + Học ăn học nói, học gói học mở.
 + Lời chào cao hơn mâm cỗ. 
- 3 HS trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung 
- GV giúp các em hiểu thêm và liên hệ thực tế.
- GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ sgk.
C. Củng cố, dặn dò:
- Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Ứng xử lịch sự với mọi người.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
LỊCH SỬ:
TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ 
I. Mục đích:
- Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
+ Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy cũ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo.
+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu. 
II. Chuẩn bị: HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: ? Hãy nêu những nội dung cơ bản của Luật Hồng Đức? 
 ? Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? 
B. Bài mới: 
HĐ1: Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê 
- HS đọc từ đầu đến  Nho Giáo. 
- Thảo luận nhóm đôi câu hỏi 1 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, GV kết luận: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức qui củ, nội dung học tập là Nho Giáo.
HĐ2: Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê 
- GV yêu cầu HS đọc phần còn lại SGK trả lời câu hỏi 2.
- HS trình bày miệng trước lớp. GV gọi HS trả lời
- HS nhận xét, GV kết luận: Trường học thời Hậu Lê nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước, nâng cao trình độ dân trí và văn hóa người Việt. 
* Ghi nhớ:
- GV gọi 3- 4 HS đọc ghi nhớ SGK.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2016
TẬP ĐỌC:
CHỢ TẾT 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 2HS đọc thuộc lòng bài Bè xuôi sông La.
- GV nhận xét
B. Bài mới:
HĐ1: Luỵên đọc
- 1 HS đọc to toàn bài, lớp theo dõi SGK.
- HS chia đoạn: 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến  chợ tết.
+ Đoạn 2: Tiếp đến  lặng lẽ.
+ Đoạn 3: Tiếp đến  giọt sữa.
+ Đoạn 4: Còn lại. 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt). GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài.
+ Hết lượt 1: GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Hết lượt 2: GV HS hiểu nghĩa một số từ mới phần chú giải SGK. 
- HS đọc trong nhóm đôi.
- GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài thơ, trao đổi, thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi 1 (Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng. Núi đồi như cũng muốn làm duyên: Núi uốn mình .../ Đồi thoa son.) 
* Từ ngữ: Núi uốn mình, đồi thoa son
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 2 SGK (những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, cụ già chống gậy bước lom khom; cô gái mặc yếm thắm, em bé nép đầu bên yếm mẹ; hai người gánh lợn, theo sau là con bò vàng ngộ nghĩnh.)
* Từ ngữ: Chạy lon xon, bước lom khom, môi cười lặng lẽ.
- GV nêu câu hỏi 3 trong SGK ? ( Điểm chung giữa họ: họ rất vui vẻ. tưng bừng ra chợ tết)
Từ ngữ: vui vẻ, tưng bừng
- GV nêu câu hỏi 4, SGK (các màu sắc trong bức tranh: trắng, đỏ, hồng lam, xanh, 
biếc, thắm vàng)
- Bài thơ cho chúng ta biết điều gì ? 
- GV chốt nội dung bài: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Dải mây trắng  theo sau” (bảng phụ).
- HS luyện đọc trong nhóm đôi. GV giúp các em luyện đọc.
- Các nhóm thi đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm, HTL ngững câu thơ, đoạn thơ mà em thích.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay, đọc đúng.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Dặn về HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau: Hoa học trò.
KHOA HỌC:
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG 
I. Mục đích: 
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu(còi tàu, xe, trống trường..)
II. Chuẩn bị: HS: Chuẩn bị theo nhóm: 5 cái cốc giống nhau, tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: ? Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào? Lấy ví dụ? 
B. Bài mới:
HĐ1: Vai trò Của âm thanh trong đời sống.
? Hãy nêu các âm thanh mà em nghe được? 
? Trong các âm thanh kể trên những âm thanh nào do con người gây ra? Những âm thanh nào nghe được vào buổi sáng? vào ban ngày, vào ban đêm? 
* Kết luận: Có rất nhiều âm thanh xung quanh ta. 
HĐ2: Em thích và không thích những âm thanh nào ?
- GVhướng dẫn HS lấy một tờ giấy, chia làm hai cột : thích - không thích, sau đó ghi những âm thanh vào cột cho phù hợp .
- GV gọi 3-5 HS trình bày ý kiến của mình, sau đó giải thích tại sao?
* Kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau, những âm thanh hay có ý nghĩa trong cuộc sống.
HĐ3: Ích lợi của việc ghi lại âm thanh 
- Em thích bài hát nào? Lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào? 
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
- Hiện nay có những cách ghi âm nào? (HS ...dùng băng đĩa, hoặc đĩa trắng ...)
- GV gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết.
HĐ4: Trò chơi người nhạc công tài hoa 
- HS hoạt động nhóm 4. 
- GV hướng dẫn HS làm nhạc cụ: đổ nước vào cốc từ vơi đến gần đầy. Sau đó dùng 
bút chì gõ vào cốc, các nhóm luyện để có thể phát ra nhiều âm thanh cao thấp khác nhau.
- Tổ chức cho cả nhóm biểu diễn .
- Nhóm nào tạo ra nhiều âm thanh trầm bổng khác nhau, liền mạch sẽ đoạt giải.
* Kết luận: Khi gõ cốc phát ra âm thanh, cốc chứa nhiều nước âm thanh sẽ phát ra trầm hơn.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà chuẩn bị tiếp bài này tiết 2.
MĨ THUẬT:
 VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
I. mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, cấu tạo của cái ca và quả. 
- Biết cách vẽ theo mẫu cái ca và quả.
- Vẽ được hình cái ca và quả theo mẫu	
II. chuẩn bị:
- GV: Mẫu vẽ (2 mẫu), hình gợi ý cách vẽ cái ca và quả.
- Tranh vẽ của HS năm trước.
- HS: SGK; Vở Tập vẽ 4; Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy, học:
* Giới thiệu bài	
Hoạt động 1: ( 5’) Quan sát, nhận xét 	
- Giới thiệu mẫu và gợi ý để HS quan sát nhận xét về:
+ Hình dáng, vị trí của cái ca và quả (vật nào ở trước, ở sau, che khuất hay tách rời nhau,....), + Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu.	 
Hoạt động 2: ( 5’) Cách vẽ 	
- Yêu cầu HS xem hình 2, trang 51 SGK, nhắc các em nhớ lại trình tự theo mẫu đã học được ở các bài trước: + Nhắc lại các bước vẽ.
* Cách vẽ:
- Phác khung hình chung của mẫu (cái ca và quả) sau đó vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.	
- Tìm tỉ lệ bộ phận của cái ca (miệng, tay cầm) và quả ; vẽ phác nét chính.
- Xem lại tỉ lệ của cái ca rồi vẽ nét chi tiết cho giống với hình mẫu.	
- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- Cho HS xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ.	
+ Quan sát tranh.
Hoạt động 3: ( 20’) Thực hành 	
- Yêu cầu HS + Vẽ bài vào phần giấy trong Vở Tập vẽ 4.	
- Gợi ý HS + Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình,.....	
Hoạt động 4: ( 5’) Nhận xét, đánh giá 	
- Cùng HS nhận xét một số bài vẽ về: + Bố cục (cách sắp xếp) ;
+ Tỉ lệ, hình vẽ ; + Cách vẽ đậm nhạt.	 Yêu cầu HS chọn ra bài đẹp theo ý thích.	
- Đánh giá một số bài.	
Dặn dò HS + Quan sát các dáng người khi hoạt động. 
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục đích:
- So sánh được hai phân số có cùng MS 
- So sánh được một phân số với 1.
- Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Bài tập cần làm: 1; 2 (5ý cuối); 3 (a,c)
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 2 HS lên bảng làm: 
- So sánh:và ; và 1
- Lớp làm vào nháp.
? Nêu cách so sánh hai phân số bằng nhau, so sánh phân số với 1? 
B. Bài mới: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: So sánh hai phân số.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận.
* GV củng cố kĩ năng so sánh 2 phân sốcùng mẫu số. 
Bài 2: So sánh các phân số sau với 1.
* HS làm (5 ý cuối )
- Lớp làm bài vào cá nhân vở. GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
- GV gọi lần lượt HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 1; > 1; 1.
* GV Củng cố kiến thức về so sánh phân số với 1.
Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
-* HS làm bài 3(a,c)
- HS làm bài theo cặp.
- GV gọi 4 HS lên chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận: 
a. Vì 1 < 3 và 3 <4 nên ta có: ; ;
b. Vì 5 < 6; 6 < 8 nên ta có: ; ; 
* GV củng cố cách sắp xếp phân số 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Dặn về nhà ôn lại bài.
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây. (BT1) 
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích treo một trình tự nhất định (BT2).
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 1d,e
 - HS: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: ? Bài văn miêu tả cây cối gồm có mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? (Gọi HS khá, giỏi nêu; HS TB nhắc lại)
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Đọc bài (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:
- HS hoạt động nhóm 4, trao đổi thực hiện yêu cầu bài tập. GV giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện nhóm trình bàykết quả, GV cùng HS nhận xét, bổ sung để có kêt quảđúng:
a. Trình tự quan sát: Sầu riêng: Tả từng bộ phận của cây; bãi ngô: tả theo từng thời kì phát triển của cây; cây gạo: tả theo từng thời kì phát triển của cây.
* GV củng cố: Khi quan sát một cái cây để tả, ta có thể quan sát từng bộ phận của cây, hoặc quan sát từng thời kì phát triển của cây. 
b. Giác quan: Thị giác (mắt), Thính giác (tai), Khứu giác (mũi), Vị giác (lưỡi).
c. HS làm bài cá nhân và nêu những hình ảnh nhân hoá và so sánh mà em thích. Nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh và nhân hóa (Các hình ảnh so sánh và nhân hóa làm cho bài văn miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc).
d. Bài Cây gạo miêu tả một cái cây cụ thể.
e. HS thảo luận theo cặp và tìm ra điểm giống và khác nhau giữa cách miêu tả một loài cây và một cái cây cụ thể. Đại diện các nhóm trình bày miệng.
- GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn so sánh (sgv Tr 73), hs đọc lại.
Bài 2: Quan sát một cây mà em thích và ghi lại những gì em quan sát được.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu bài tập cách làm.
- HS ra vườn trường quan sát và ghi chép.
- HS trình bày kết quả quan sát.
- Cả lớp và GV nhận xét theo các gợi ý trong sgk trang 73.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà lập dàn ý chi tiết miêu tả một cái cây cụ thể và quan sát thật kĩ một bộ phận của cây.
 Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên qua đến cái đẹp (BT4).
II. Chuẩn bị: 
- GV: Giấy khổ to và bút dạ, bảng phụ viết sẵn BT4
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- 2HS lên bảng đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào? và tìm CN, VN trong câu đó.
- GV nhận xét. 
B. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Tìm các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài, nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người?
- HS thảo luận nhóm đôi, tìm các từ ngữ theo yêu cầu.
- Các nhóm viết từ tìm được vào giấy nháp, 2 nhóm viết vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm làm giấy khổ to dán bài lên bảng lớp và đọc các từ tìm được.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GVkết luận các từ đúng; 2HS đọc lại các từ trên bảng.
a. Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài: xinh đẹp, xinh xắn, tươi tắn, lộng lẫy,...
b. Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thuỳ mị, dịu dàng, chân thành, chân thực, dũng cảm, ...
Bài 2: Tìm các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật và con người?
- GV tổ chức cho HS thi tìm từ nối tiếp theo tổ (3 tổ)
- Lớp nhận xét, GV kết luận các từ đúng.
a. Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, huy hoàng, tráng lệ, hùng vĩ, kì vĩ, ...
b. Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người: xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, ...
Bài 3: Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở Bài tập 1 hoặc 2.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nhau đặt câu trước lớp.
- GV sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho HS.
Bài 4: Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ thích hợp ở cột B. 
- GV gắn bảng phụ lên bảng.
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
- GV kết luận lời giải đúng, 2 HS đọc thành tiếng các câu hoàn chỉnh:
+ Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.
+ Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.
+ Ai viết cẩu thả chắc chắn chữ như gà bới.
- GV giúp HS hiểu về nghĩa các câu thành ngữ.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. 
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. 
CHÍNH TẢ:
NGHE-VIẾT: SẦU RIÊNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích. Bài mắc không quá 5 lỗi trong bài; tốc độ viết khoảng 85 chữ/15phút. 
- Làm đúng bài tập 3 chính tả (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh)
II. Chuẩn bị: - GV: phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3.
 - HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng viết các từ : ra vào, gia đình. 
- Lớp viết vào nháp.
B. Bài mới: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS viết chính tả 
- 1 HS đọc to đoạn văn cần viết chính tả, lớp đọc thầm.
? Đoạn văn miêu tả gì? (hoa, quả sầu riêng rất đặc sắc)
- HS tìm viết các từ khó dễ lẫn.
- GV đọc - HS nghe, viết chính tả. 
- GV thu 10 bài nhận xét, HS còn lại đổi chéo vở soát lỗi.
- GV nêu nhận xét chung. 
Hoạt động2: Luyện tập 
Bài 3: Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:
- GV gắn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
- GV chia nhóm 4; các nhóm thảo luận và làm bài. 
- Đại diện 1 nhóm lên bảng điền và đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh, các nhóm khác nhận 
xét, bổ sung.
- GV kết luận lời giải đúng: Các từ cần điền lần lượt là: nắng, trúc, cúc, lóng lánh, nên, vút, náo nức.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Nhắc HS ghi nhớ từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
ĐỊA LÍ:
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục đích:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
 + Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. 
 + Chế biến lương thực.
II. Chuẩn bị: - GV: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
 - HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: ? Có những dân tộc nào sinh sống ở đồng bằng Nam bộ?
B. Bài mới:
HĐ1: Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
MT: HS nêu được những động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. 
CTH: YC hs đọc thầm kênh chữ sgk và nêu những động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. (Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Chế biến lương thực.)
HĐ2: Vựa lúa, vựa trái cây của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
MT: HS biết những điều kiện Thuận lợi để ĐB NB trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
CTH: HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh và thảo luận theo cặp
? Sản lượng lúa và trái cây ở ĐBNB so với cả nước ntn?
? Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước.
(HS nêu: Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động)
- HS quan sát hình1 sgk Tr122 và nêu quy trình sản xuất lúa gạo của người dân ở ĐB NB?
- HS quan sát hình 2 sgk Tr 22 và nêu 1 số trái cây ở ĐBNB mà em biết?
- GV mô tả vườn cây ăn quả ở ĐBNB.
* GV tiểu kết.
HĐ3: Hoạt động nuôi và đánh bắt thuỷ sản của người dân ở ĐBNB.
MT: HS nêu được điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ hải sản 
CTH: HS làm việc theo cặp.
- Từng cặp nêu điều kiện để ĐBNB đánh bắt được nhiều thuỷ hải sản, nơi tiêu thụ.
- GV mô tả việc nuôi cá tôm ở đây.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhận xét chung tiết học. 
 - Dặn HS về nhà hoàn thành các BT trong VBT.
TOÁN:
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ 
I. Mục đích:
-

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_TUAN_22_L4.doc