Kế hoạch bài học Khoa học Lớp 5 - Tiết 47: Lắp mạch điện đơn giản (tiếp theo) - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Tâm
2. Phần hoạt động:
a) HĐ1: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện(16p)
* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS đọc hướng dẫn thực hành trang 96, SGK.
- Làm việc theo nhóm: Chia 4 nhóm, kiểm tra dụng cụ để lắp mạch điện từng nhóm.
- Phát phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm cho từng nhóm.
- Hướng dẫn làm thí nghiệm:
+ Bước 1: Lắp mạch điện đúng để sáng đèn.
-GV nhận xét.
+ Bước 2: Tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn như hình 6.
- Gv nhận xét.
+ Bước 3: +Chèn nhôm vào chỗ hở của mạch điện và quan sát hiện tượng
.-Gv nhận xét
+ Bước 4:Lần lượt chèn vào chỗ hở của mạch các vật liệu khác như nhựa,đồng, sắt,cao su,thủy tinh, bìa.
- Hướng dẫn các nhóm tự thực hành và ghi kết quả vào phiếu thực hành. GV đi hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn.
-Đại diện 2 nhóm lên trình bày và thực hành lại minh họa các nhóm khác quan sát và giải thích hiện tượng.Đồng thời các nhóm điền các thông tin vào phiếu học tập
Thứ Hai, ngày 29 tháng 02 năm 2016 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Khoa học – tiết 47 Bài : Lắp mạch điện đơn giản (tiếp theo) Mục tiêu: Học sinh biết cách lắp mạch điện thắp sáng đơn giản:Sử dụng pin,bóng đèn, bóng điện,dây điện.Hiểu được vai trò của cái ngắt điện, làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống Phát huy tính ham tìm hiểu khoa học. Đồ dùng dạy-học Giáo viên:+ 2 bảng phụ(Bảng 1:viết các bước hướng dẫn làm thí nghiệm; Bảng 2: viết phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm) + phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm để phát cho các nhóm + Hình 6, 7 trang 97 (Phóng to). Học sinh:+Chuẩn bị theo nhóm:Một cục pin,dây đồng vỏ bọc bằng nhựa,bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng,nhôm,sắt) và một số vật khác bằng nhựa,cao su, + Dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bảng tấp lô bằng nhựa, ốc vít, ghim giấy Các hoạt động dạy học chủ yếu. Kiểm tra bài cũ: (3p) HS 1:Nêu những điều em biết về pin? ( Đáp án: Pin là nguồn cung cấp năng lượng điện làm đèn sáng.Mỗi pin có 2 cực là cực dương và cực âm) HS 2: Nêu điều kiện để đèn sáng? ( Đèn sáng khi có dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin,qua bóng đèn đến cực âm của pin). Giáo viên nhận xét,đánh giá: từng em và nhận xét chung. Giới thiệu bài(1p) Ở tiết khoa học trước, các em đã thực hành lắp mạch điện đơn giản và biết được điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn. Trong tiết học này, cô sẽ giúp các em làm thí nghiệm để phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện; biết được cái ngắt điện nó có vai trò gì và thực hành làm cái ngắt điện. Hoạt động dạy Hoạt động học 2. Phần hoạt động: a) HĐ1: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện(16p) * Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Yêu cầu HS đọc hướng dẫn thực hành trang 96, SGK. - Làm việc theo nhóm: Chia 4 nhóm, kiểm tra dụng cụ để lắp mạch điện từng nhóm. - Phát phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm cho từng nhóm. - Hướng dẫn làm thí nghiệm: + Bước 1: Lắp mạch điện đúng để sáng đèn. -GV nhận xét. + Bước 2: Tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn như hình 6. - Gv nhận xét. + Bước 3: +Chèn nhôm vào chỗ hở của mạch điện và quan sát hiện tượng .-Gv nhận xét + Bước 4:Lần lượt chèn vào chỗ hở của mạch các vật liệu khác như nhựa,đồng, sắt,cao su,thủy tinh, bìa.. - Hướng dẫn các nhóm tự thực hành và ghi kết quả vào phiếu thực hành. GV đi hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. -Đại diện 2 nhóm lên trình bày và thực hành lại minh họa các nhóm khác quan sát và giải thích hiện tượng.Đồng thời các nhóm điền các thông tin vào phiếu học tập - Kết luận: + Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên đèn sáng. + Các vật bằng cao su, sứ, nhựa: Không cho dòng điện chạy qua nên đèn không sáng. Bước 2: Làm việc cả lớp - Từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm -GV nhận xét lại.Treo bảng phụ đáp án - Kết luận + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? b).Liên hệ thực tế (5p) - GV cho HS quan sát cái phích cắm điện, sau đó hỏi: + Ở phích cắm bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện ? - GV cho HS quan sát dây điện, sau đó hỏi: + Ở dây điện bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện ? +Kể tên một số vậy liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. - Kết luận: Chúng ta phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện, không được chạm tay vào lõi dây điện và các bộ phận dẫn điện. c) HĐ 3: Tập làm cái ngắt điện. (12p) * Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện, cách điện - HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa, hình 7, SGK trang 97 đã được phóng to). - GV yêu cầu HS mô tả cấu tạo của cái ngắt điện: + Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì? (từ vật dẫn điện hay vật cách điện) + Nó ở vị trí nào trong mạch điện ?(nằm trên đường dẫn điện hay nằm ngoài đường dẫn điện) + Dự đoán tác động của nó đến mạch điện khi nó chuyển động(Khi mở hoặc đóng cái ngắt điện thì mạch điện như thế nào?) - GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời của HS cho đúng. - Như vậy cái ngắt điện có vai trò gì ? - GV nêu: Chúng ta cùng làm một cái ngắt điện đơn giản để hiểu thêm về tác dụng của nó. - GV hướng dẫn HS các nhóm làm. - Kiểm tra sản phẩm của HS, sau đó yêu cầu đóng, mở, ngắt điện. - (?) Em biết những cái ngắt điện nào trong cuộc sống. IV.Củng cố dặn dò(3p) - Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?cho ví dụ? - Các vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?cho ví dụ? - Gọi 1 HS nhắc lại mục Bạn cần biết SGK trang 97). * Giáo dục: Khi sử dụng các thiết bị điện phải hết sức cẩn thận để phòng tránh điện giật. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV. - Các nhóm nhận phiếu. -Thực hành, báo cáo miệng +Lắp mạch điện và đèn sáng + HS quan sát hình 6 và làm thí nghiệm: bóng đèn không sáng. + Hs thực hành chèn nhôm vào chỗ hở của mạch điện: bóng đèn phát sáng. +HS lần lượt thực hành và ghi kết quả vào phiếu. - HS tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. -Đại diện nhóm 1và nhóm 3 lên trình bày.Các nhóm quan sát và giải thích hiện tượng đồng thời điền các thông tin vàophiếu học tập + Khi dùng một số vật bằng cao su, sứ, nhựa chèn vào chỗ hở của mạch điện-bóng đèn pin không phát sáng.Vì các vật này không dẫn điện. - HS lắng nghe. -1 nhóm đại diện báo cáo, các nhóm có ý kiến khác bổ sung. + Gọi là vật dẫn điện. + Gọi là vật cách điện. - HS quan sát phích cắm điện. + Ở phích cắm điện: Nhựa bọc, núm cầm là bộ phận cách điện, hai mảnh kim loại đầu phích cắm là bộ phận dẫn điện. - HS quan sát dây điện. + Ở dây điện: Vỏ dây điện là bộ phận cách điện, lõi dây điện là bộ phận dẫn điện. +Một số vật liệu dẫn điện như là :đồng nhôm sắt +Một số vật liệu cách điện như :nhựa, sứ, cao su.. - HS lắng nghe. - HS quan sát hình minh họa. - HS nêu ý kiến: + Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu dẫn điện. + Nằm trên đường dẫn điện. + Sự chuyển động của nó có thể làm cho mạch điện kín hoặc hở. + Khi mở cái ngắt điện, mạch hở và không cho dòng điện chạy qua. Khi đóng cái ngắt điện mạch kín và dòng điện chạy qua được. - Cái ngắt điện dùng để đóng hoặc mở dòng điện khi cần thiết. (Cái ngắt điện dùng để ngắt dòng điện khi cần thiết). - Làm việc theo nhóm dùng cái ghim giấy làm cái ngắt điện cho mạch điện đơn giản. - Công tắc đèn, công tắc điện, cầu dao, cầu chì,... -vật dẫn điện.(sắt,đồng..) - vật cách điện.(giấy,túi ni lông,xốp,cao su...) - HS thực hiện. -HS lắng nghe. Phiếu học tập Vật liệu Kết quả Kết luận Đèn sáng Đèn không sáng Nhựa Đồng . Bảng phụ Vật liệu Kết quả Kết luận Đèn sáng Đèn không sáng Nhựa x Không cho dòng điện chạy qua Đồng x Cho dòng điện chạy qua Sắt x Cho dòng điện chạy qua Cao su x Không cho dòng điện chạy qua Thủy tinh x Không cho dòng điện chạy qua Bìa x Không cho dòng điện chạy qua Gỗ x Không cho dòng điện chạy qua
File đính kèm:
- bai_47_Lap_mach_dien_don_gian_tiet_2.docx