Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 66: Ôn tập học kì II - Lê Hoàng Phương
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu TNKT châu Mĩ
- GV: So sánh cấu trúc địa hình Bắc Mĩ với Nam Mĩ?
* Thảo luận nhóm
- GV: Chia 4 nhóm
- Câu hỏi: Em hãy giải thích nguyên nhân tại sao ở miền Bắc và phía Tây của Bắc Mĩ dân cư tập trung thưa thớt, còn phía Đông Hoa Kì có dân cư tập trung đông đúc?
- HS:
+ Miền Bắc của Bắc Mĩ gồm bán đảo Alasca và phía Bắc Canada nằm ở vĩ độ cao nên khí hậu lạnh giá khắc nghiệt dân cư thưa thớt nhất Bắc Mĩ
+ Phía Tây trong khu vực hệ thống núi Cooc-đi-e, chủ yếu là vùng núi và cao nguyên địa hình hiểm trở, khí hậu hoang mạc khắc nghiệt nên ít người sinh sống
+ Phía Đông Hoa Kì đặc biệt là Phía Nam Hồ Lớn và duyên hải Đông Bắc Hoa Kì do công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao nên tập trung đông dân nhất Bắc Mĩ
- GV: Em hãy trình bày đặc điểm các ngành nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
Bài ôn tập - Tiết: 66 Tuần 34 ÔN TẬP HỌC KÌ II 1. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức - HS biết: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế của châu Mĩ,châu Âu, Châu Đại Dương và Châu Nam Cực - HS hiểu: Nguyên nhân tại sao ở miền Bắc và phía Tây của Bắc Mĩ dân cư tập trung thưa thớt, còn phía Đông Hoa Kì có dân cư tập trung đông đúc. Kinh tế đạt hiệu quả cao, công nghiệp đạt trình độ sản xuất cao, dịch vụ phát triển. Đặc điểm phân bố khí hậu châu Âu 1.2 Kỹ năng: - HS thực hiện được: Củng cố kĩ năng, phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê - HS thực hiện thành thạo: Tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức đã học 1.3 Thái độ - Thói quen: Trình bày kiến thức trong kiểm tra, thi cử - Tính cách: Bồi dưỡng thái độ yêu thích bộ môn 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - TN và KT châu Mĩ,châu Âu,châu Đại Dương và châu Nam Cực 3. CHUẨN BỊ - GV: Bản đồ TN châu Mĩ - HS: SGK, tập ghi, viết, thước 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình ôn tập 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động 1 : Châu Mĩ 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Đặc điểm địa hình,dân cư và kinh tế của Châu Mĩ - Kĩ năng : Đọc, phân tích và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Mĩ 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm -Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế Châu Mĩ 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1 ( 1 phút ) Giới thiệu bài: GV kiểm tra đề cương HKII ôn tập của học sinh. Nêu nhiệm vụ giờ ôn tập, hệ thống hóa kiến thức. Bước 2 ( 20 phút ) Tìm hiểu TNKT châu Mĩ - GV: So sánh cấu trúc địa hình Bắc Mĩ với Nam Mĩ? * Thảo luận nhóm - GV: Chia 4 nhóm - Câu hỏi: Em hãy giải thích nguyên nhân tại sao ở miền Bắc và phía Tây của Bắc Mĩ dân cư tập trung thưa thớt, còn phía Đông Hoa Kì có dân cư tập trung đông đúc? - HS: + Miền Bắc của Bắc Mĩ gồm bán đảo Alasca và phía Bắc Canada nằm ở vĩ độ cao nên khí hậu lạnh giá khắc nghiệt dân cư thưa thớt nhất Bắc Mĩ + Phía Tây trong khu vực hệ thống núi Cooc-đi-e, chủ yếu là vùng núi và cao nguyên địa hình hiểm trở, khí hậu hoang mạc khắc nghiệt nên ít người sinh sống + Phía Đông Hoa Kì đặc biệt là Phía Nam Hồ Lớn và duyên hải Đông Bắc Hoa Kì do công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao nên tập trung đông dân nhất Bắc Mĩ - GV: Em hãy trình bày đặc điểm các ngành nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ? Bước 2 ( 15 phút ) Tìm hiểu TNKT châu Âu - GV: Nêu đặc điểm các kiểu khí hậu chủ yếu ở châu Âu? - HS: + Vùng ven biển Tây Âu và phía Tây của Bắc Âu có khí hậu ôn đới hải dương + Vùng ven biển Địa Trung Hải từ Bồ Đào Nha sang tận Hy Lạp có khí hậu Địa Trung Hải + Toàn bộ vùng Trung và Đông Âu, phía Đông dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu ôn đới lục địa + Vùng phía Bắc của châu Âu có một phận nhỏ nằm trong vòng cực có khí hậu địa cực - GV: Trình bày đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thực vật của châu Âu? - GV: Trình bày nền kinh tế châu Âu? 1/ Châu Mĩ a/ Tự nhiên * Nam Mĩ - Phía Tây: là miền núi trẻ An - đét cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình 3.000 – 5.000m - Ở giữa: là hệ thống các đồng bằng ( tiêu biểu là đồng bằng Amadon rộng nhất thế giới ) - Phía Đông: là các sơn nguyên Bra-xin và Guy-a-na. * Bắc Mĩ - Phía Tây: là miền núi trẻ Cooc – đi – e cao trung bình 3000m – 4000m, đồ sộ và hiểm trở. Có nhiều khoáng sản quý: vàng, uranium - Ở giữa: là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài - Phía Đông: là miền núi già A-pa-lát thấp, rất giàu khoáng sản và các sơn nguyên trên bán đảo La – bra – đo b/ Kinh tế + Ngành trồng trọt: Mang tính độc canh, mỗi quốc gia chỉ trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả. Nguyên nhân: do lệ thuộc vào nước ngoài + Ngành chăn nuôi: Braxin và Achentina là những nước có ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa phát triển với quy mô lớn + Ngành đánh cá: Phát triển nhất ở Peru với sản lượng cá bậc nhất thế giới 2/ Châu Âu a/ Tự nhiên - Khí hậu: phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ 1 bộ phận nhỏ ở phía Bắc là có khí hậu hàn đới và phần phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Một số sông quan trọng như: Đa - nuyp, Von - ga, Rai - nơ - Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa Hoạt động 2 : Châu Âu 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Đặc điểm địa hình,dân cư và kinh tế của Châu Mĩ - Kĩ năng : Đọc, phân tích và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Mĩ 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm -Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế Châu Mĩ 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 2 ( 15 phút ) Tìm hiểu TNKT châu Âu - GV: Nêu đặc điểm các kiểu khí hậu chủ yếu ở châu Âu? - HS: + Vùng ven biển Tây Âu và phía Tây của Bắc Âu có khí hậu ôn đới hải dương + Vùng ven biển Địa Trung Hải từ Bồ Đào Nha sang tận Hy Lạp có khí hậu Địa Trung Hải + Toàn bộ vùng Trung và Đông Âu, phía Đông dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu ôn đới lục địa + Vùng phía Bắc của châu Âu có một phận nhỏ nằm trong vòng cực có khí hậu địa cực - GV: Trình bày đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thực vật của châu Âu? - GV: Trình bày nền kinh tế châu Âu? 2/ Châu Âu a/ Tự nhiên - Khí hậu: phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ 1 bộ phận nhỏ ở phía Bắc là có khí hậu hàn đới và phần phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Một số sông quan trọng như: Đa - nuyp, Von - ga, Rai - nơ - Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa b/ Kinh tế * Nông nghiệp: Đạt hiệu quả cao do: + Áp dụng KHKT hiện đại + Gắn với nông nghiệp chế biến * Công nghiệp - Phát triển rất sớm - Nhiều sản phẩm nổi tiếng và chất lượng - Công nghiệp truyền thống gặp khó khăn về công nghiệp, cơ cấu cần phải thay đổi. -Các ngành mới mũi nhọn: điện từ-cơ khí - tự động hóa. * Dịch vụ - Là ngành phát triển nhất -P hát triển đa dạng, rộng rãi, phục vụ mọi ngành kinh tế - Là nguồn thu ngoại tệ Hoạt động 3 : Châu Đại Dương và Châu Nam Cực 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Đặc điểm địa hình,dân cư và kinh tế của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực - Kĩ năng : Đọc, phân tích và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương và một số hình ảnh về Châu Nam Cực 2. Phương pháp,phương tiện dạy học: -Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm -Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế Châu Đại Dương và tranh ảnh về Châu Nam Cực 3. Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 3 ( 15 phút ) Tìm hiểu đặc điểm địa hình và dân cư Châu Đại Dương - GV: Châu Đại Dương chia làm mấy khu vực ? - HS: - GV: Đặc điểm dân cư ? - HS : GV : Đặc điểm khí hậu của Châu Nam Cực ? HS : GV : Vấn đề băng tan ở Châu Nam Cực ảnh hưởng đến con người và sinh vật trên Trái Đất như thế nào? HS: - Mực nước biển dâng cao làm cho diện tích lục địa bị thu hẹp lại, đe dọa cuộc sống của người dân ở các vùng thấp, trên các đảo hoặc ở các vùng ven biển. - Nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật trước giờ chỉ quen sống trong khí hậu lạnh giá. 2/ Châu Âu a/ Tự nhiên - Châu Đại Dương bao gồm : Lục địa Ô-xtrây-li-a và các quần đảo : Mêlanêdiêng, Pôlinêdiêng, Micrônêdiêng và Niudilen - Dân số ít : 31 triệu người - Mật độ trung bình thấp dưới 3,6 người/km2 - Phân bố không đồng đều + Đông nhất: Đông và Đông Nam Ô-xtrây-Li-a, Niu-Di-Len. + Thưa : Các đảo - Tỉ lệ dân thành thị cao trung bình 69% (2001) - Thành phần dân cư: Chủ yếu là người nhập cư, có sự đa dạng về ngôn nghữ và văn hóa. + Người bản địa: (20% ) Người Ô-xtrâ-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a.Người Pô-Li-Nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương và người Mê-La-Nê-diêng sống trên các đảo Tây Thái Bình Dương. + Người nhập cư: (80%) Người gốc Âu (đông nhất), người gốc Á - Khí hậu rất khắc nghiệt, giá lạnh nhiệt độ quanh năm < 00C, bị băng tuyết bao phủ quanh năm.Có nhiều bão nhất trên thế giới với tốc độ gió thường trên 60km/giờ. - Do khí hậu khắc nghiệt vì vậy không có con người sinh sống thường xuyên ở nơi đây. 5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1/ Tổng kết - Câu 1: Xác định vị trí giới hạn và các kiểu khí hậu ở châu Âu? - Đáp án câu 1: HS xác định trên bản đồ TN châu Âu 5.2/ Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết này + Học bài - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo + Thi HKII nghiêm túc 6./ PHỤ LỤC
File đính kèm:
- T 66 - BAI ON TAP.docx