Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 59, Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tt) - Lê Hoàng Phương

Bươc 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Trải dài theo hướng vĩ tuyến trong đới khí hậu ôn hòa, Châu Au gồm nhiều kiểu môi trường tự nhiên. Con người đã nổ lực rất nhiều để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi kinh tế, kết hợp với cải tạo và bảo vệ thiên nhiên

Bước 2 ( 5 phút )

Tìm hiểu các môi trường tự nhiên

- GV: Quan sát bản đồ tự nhiên Châu Âu. Châu Âu có những kiểu môi trường tự nhiên nào ?

- HS: Môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải, môi trường núi cao.

Bước 3 ( 15 phút )

Thảo luận nhóm

- Nhóm 1: Quan sát bản đồ tự nhiên Châu Âu + phân tích H.52.1 từ đó nêu đặc điểm môi trường ôn đới hải dương?

- HS:

 + Nhiệt độ cao nhất: tháng 7 khoảng 180C

 + Nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 khoảng 80C

 + Biên độ nhiệt khoảng 100C

 + Mưa nhiều từ tháng 10 – 1

 + Mưa ít hơn từ tháng 2 – 9

 + Lượng mưa tb 820 mm

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 59, Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tt) - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 52 - Tiết: 59
Tuần 31
THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU ( tt )
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức 
- HS biết: Nêu được đặc điểm của các môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường ĐTH, môi trường núi cao ở châu Âu
- HS hiểu: Giải thích được nguyên nhân phân bố của các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Âu
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Phân tích được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa và sơ đồ phân bố thực vật theo độ cao
 - HS thực hiện thành thạo: Xác định được vị trí của các môi trường trên bản đồ tự nhiên châu Âu
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: GD ý thức học bộ môn
- Tính cách: Nhận thức được khí hậu có ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên của châu Âu
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Môi trường ôn đới hải dương
- Môi trường ôn đới lục địa
- Môi trường Địa Trung Hải
- Môi trường núi cao
3. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng đồ TN châu Âu
- HS: SGK, tập ghi, viết, thướt
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: 
- Câu 1 ( 8đ ): Trình bày khí hậu, sông ngòi và thực vật châu Âu
- Đáp án câu 1:
+ Khí hậu: phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ 1 bộ phận nhỏ ở phía Bắc là có khí hậu hàn đới và phần phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải 
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Một số sông quan trọng như: Đa-nuyp, Von-ga
+ Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi
của nhiệt độ và lượng mưa
 	- Câu 2 ( 2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
 	Yếu tố nào có vai trò lớn trong môi trường ôn đới hải dương?
	- Đáp án câu 2: Dòng hải lưu nóng Bắc ĐTD và gió Tây ôn đới
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Các môi trường tự nhiên 
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Đặc điểm địa hình Ô-xtrây- li-a.Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu 
- Kĩ năng : Đọc, phân tích và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bươc 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Trải dài theo hướng vĩ tuyến trong đới khí hậu ôn hòa, Châu Au gồm nhiều kiểu môi trường tự nhiên. Con người đã nổ lực rất nhiều để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi kinh tế, kết hợp với cải tạo và bảo vệ thiên nhiên
Bước 2 ( 5 phút )
Tìm hiểu các môi trường tự nhiên
- GV: Quan sát bản đồ tự nhiên Châu Âu. Châu Âu có những kiểu môi trường tự nhiên nào ?
- HS: Môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải, môi trường núi cao.
Bước 3 ( 15 phút )
Thảo luận nhóm
- Nhóm 1: Quan sát bản đồ tự nhiên Châu Âu + phân tích H.52.1 từ đó nêu đặc điểm môi trường ôn đới hải dương? 
- HS:
 + Nhiệt độ cao nhất: tháng 7 khoảng 180C
 + Nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 khoảng 80C
 + Biên độ nhiệt khoảng 100C
 + Mưa nhiều từ tháng 10 – 1
 + Mưa ít hơn từ tháng 2 – 9
 + Lượng mưa tb 820 mm
- Nhóm 2: Quan sát bản đồ tự nhiên Châu Âu + phân tích H.52.2 từ đó nêu đặc điểm môi trường ôn đới lục địa
- HS:
 + Nhiệt độ cao nhất: tháng 7 khoảng 200C
 + Nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 khoảng -120C
 + Biên độ nhiệt khoảng 320C
 + Mùa mưa từ tháng 5 – 10
 + Mùa khô từ tháng 11 – 4
 + Lượng mưa tb 443 mm
- Nhóm 3: Quan sát bản đồ tự nhiên Châu Âu + phân tích H.52.3 từ đó nêu đặc điểm môi trường địa trung hải
- HS
 + Nhiệt độ cao nhất: tháng 7 khoảng 250C
 + Nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 khoảng 100C
 + Biên độ nhiệt khoảng 150C
 + Mùa mưa từ tháng 10 – 3
 + Mùa khô từ tháng 4 – 9
 + Lượng mưa tb 711 mm
- Nhóm 4: Quan sát bản đồ tự nhiên Châu Âu + phân tích H.52.4 từ đó nêu đặc điểm môi trường núi cao
- HS
 + Dưới 800m: đồng ruộng và làng mạc
 + 800 – 1800m: Rừng hỗn giao
 + 1800 – 2200m: Rừng lá kim
 + 2200 – 3000m: đồng cỏ núi cao
 + Trên 3000m: băng tuyết vĩnh viễn 
- GV: Tại sao các đai thực vật phát triển khác nhau theo độ cao ?
- HS: Do độ ẩm , nhiệt độ thay đổi 
-HS : Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận
- GV : Chuẩn kiến thức
3/ Các môi trường tự nhiên 
 a/ Môi trường ôn đới hải dương
- Phân bố ở vùng ven biển Tây Âu
- Đặc điểm: 
 + Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm
 + Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn ( 800 – 1000mm/năm )
 + Sông ngòi nhiều nước, rừng sồi, dẻ phổ biến
b. Môi trường ôn đới lục địa
- Phân bố ở khu vực Đông Âu
- Đặc điểm
 + Mùa đông lạnh khô, có tuyết rơi, mùa hè nóng có mưa.
 + Sông ngòi: nhiều nước vào mùa xuân – hạ (băng tuyết tan), mùa đông đóng băng.
 + Thực vật: rừng lá kim và thảo nguyên
c. Môi trường Địa Trung Hải
- Phân bố ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải
- Đặc điểm
 + Mùa thu – đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa. Mùa hạ nóng khô
 + Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu- đông có nhiều nước
 + Thực vật: rừng cây lá cứng và xanh quanh năm
d/ Môi trường núi cao
- Là môi trường thuộc dãy An - Pơ
- Đặc điểm
 + Mưa nhiều ở sườn Tây
 + Thảm thực vật thay đổi theo độ cao
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
* Các môi trường tự nhiên ở châu Âu
- Môi trường ôn đới hải dương
+ Phân bố
+ Đặc điểm
- Môi trường ôn đới lục địa
+ Phân bố
+ Đặc điểm
 - Môi trường DTH
+ Phân bố
+ Đặc điểm
- Môi trường núi cao
+ Phân bố
+ Đặc điểm
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài
	+ Trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK trang 158
	+ Làm bài tập bản đồ
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Chuẩn bị bài 53 tiết 60 THỰC HÀNH ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU
+ Chuẩn bị các câu hỏi trong SGK
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT 59 - BAI 52.docx