Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 47, Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tt) - Lê Hoàng Phươn

* Bắc Mĩ:

+ Miền núi trẻ Cooc – đi – e ở phía Tây cao cao trung bình 3000m – 4000m, đồ sộ và hiểm trở

+ Đồng bằng rộng lớn ở giữa, hình lòng máng, nhiều hồ rộng ( hệ thống Hồ Lớn ) và sông dài ( Mixixipi )

+ Miền núi già A-pa-lát thấp ở phía Đông, hướng Đông Bắc - Tây Nam, rất giàu

- Câu 2 ( 2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS

 Trung và N.Mĩ có những kiểu khí hậu nào?

- Đáp án câu 2: Có gần đầy đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất do lãnh thổ trải dài từ vùng chí tuyến Bắc – vòng cực Nam

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 47, Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tt) - Lê Hoàng Phươn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 42 - Tiết: 47
Tuần 25
THIÊN NHIÊN 
TRUNG VÀ NAM MĨ ( tt )
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức 
	- HS biết: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm khí hậu của Trung và Nam Mĩ. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm thiên nhiên của Trung và Nam Mĩ
	- HS hiểu: Nắm vững vị trí, hình dạng Trung và Nam Mĩ có ảnh hưởng đến sự phân hoá môi trường khí hậu ở Trung và Nam Mỹ
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: KNS như tư duy và giao tiếp, đọc lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ để thấy được khí hậu đa dạng
- HS thực hiện thành thạo: Phân tích lược đồ TN để thấy được các mối quan hệ địa hình – khí hậu .
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy:
+ Thu thập và xử lí thông tin qua lược đồ và bài viết về khí hậu và đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ.
+ Phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: GD ý thức học bộ môn
- Tính cách: Nhận thức được ảnh hưởng của khí hậu đến môi trường tự nhiên 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Sự phân hóa khí hậu ở Trung và Nam Mĩ
- Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
3. CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ TN châu Mĩ 
- HS: SGK, tập ghi, viết, thước
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: 
- Câu 1 ( 8đ ): So sánh địa hình N.Mĩ – B.Mĩ 
- Đáp án câu 1: 
* Nam Mĩ:
+ Phía Tây là miền núi trẻ An - đet cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình 3.000 – 5.000m
	+ Ở giữa là đồng bằng ( tiêu biểu là đồng bằng Amadon rộng nhất thế giới)
 	+ Phía Đông là các sơn nguyên Bra-xin và Guy-a-na.
* Bắc Mĩ:
+ Miền núi trẻ Cooc – đi – e ở phía Tây cao cao trung bình 3000m – 4000m, đồ sộ và hiểm trở
+ Đồng bằng rộng lớn ở giữa, hình lòng máng, nhiều hồ rộng ( hệ thống Hồ Lớn ) và sông dài ( Mixixipi )
+ Miền núi già A-pa-lát thấp ở phía Đông, hướng Đông Bắc - Tây Nam, rất giàu 
- Câu 2 ( 2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
 Trung và N.Mĩ có những kiểu khí hậu nào?
- Đáp án câu 2: Có gần đầy đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất do lãnh thổ trải dài từ vùng chí tuyến Bắc – vòng cực Nam
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Sự phân hóa thiên nhiên
1. Mục tiêu:
- Kiến thức Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm khí hậu của Trung và Nam Mĩ.Hiểu nắm vững vị trí, hình dạng Trung và Nam Mĩ có ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu ở Trung và Nam Mĩ 
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Do vị trí trải dài trên nhiều vĩ độ nên các yếu tố trong tự nhiên có sự phân bố rất phức tạp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm những nét đặc trưng của thiên nhiên Trung và Nam Mĩ.
Bước 2 ( 15 phút )
Tìm hiểu khí hậu Trung và Nam Mĩ
- GV: Xác định lại vị trí của Trung và Nam Mĩ? 
- HS: Từ khoảng CTB – gần vòng cực Nam
- GV: Từ Bắc xuống Nam Trung và Nam Mỹ có các kiểu khí hậu nào ?
- HS: Quan sát H.42.1 trả lời
- GV: Em có nhận xét gì về khí hậu của KV? Giải thích nguyên nhân ?
- Những kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất?
- HS: 
 + Kiểu khí hậu xích đạo và nhiệt đới chiếm diện tích lớn.
 + Phần lớn diện tích Nam Mĩ nằm trong môi trường đới nóng. à giống lục địa Phi
- GV: Sự khác nhau giữa vùng khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng – ti
- HS: 
 + Khí hậu lục địa Nam Mĩ có sự phân hoá phức tạp và đa dạng hơn khí hậu eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti (Bắc-Nam, Đông-Tây, từ thấp lên cao)
 + Do Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti địa hình đơn giản lãnh thổ hẹp ngang 
 + Địa hình có sự phân hóa theo chiều Đông-Tây,
và do chịu ảnh hưởng của 2 dòng biển nóng lạnh khác nhau ở phía Đông và phía Tây.
2. Sự phân hóa thiên nhiên
 a. Khí hậu
- Khí hậu: Có gần đầy đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam
Hoạt động 2 : Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm thiên nhiên của Trung và Nam Mĩ. Hiểu nắm vững vị trí, hình dạng Trung và Nam Mĩ có ảnh hưởng đến sự phân hoá các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ 
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 20 phút )
Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
* Thảo luận nhóm ( 5 phút )
- GV: Chia HS 4 nhóm thảo luận
- Câu hỏi: Trung và Nam Mĩ có các môi trường chính nào? Phân bố ở đâu và có đặc điểm gì? 
Môi trường
Phân bố
Đặc điểm
- GV: Dựa hình 42.1 giải thích vì sao giải đất duyên hải phía Tây An đét lại có hoang mạc ? 
- HS: Ven biển Tây An đét có dòng biển Pê Ru chảy rất mạnh và sát ven bờ làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đất liền mất hơi nước, trở nên khô ít cho mưa nên hoang mạc phát triển
 b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
- Cảnh quan tự nhiên đa dạng, phong phú, phân hóa từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao
 + Rừng xích đạo xanh quanh năm.
 + Rừng rậm nhiệt đới.
 + Rừng thưa và xa-van.
 + Thảo nguyên.
 + Hoang mạc và bán hoang mạc
 + Cảnh quan núi cao
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
 	- Câu 1: Nêu tên các kiểu khí hậu? 
- Đáp án câu 1: Có đủ các kiểu khí hậu: Cận xích đạo – xích đạo - nhiệt đới -cận nhiệt đới - ôn đới
 	- Câu 2: Tự nhiên của lục địa Nam Mĩ và Châu Phi giống nhau ở điểm gì? 
 	- Đáp án câu 2: Đại bộ phận lãnh thổ hai lục địa nằm trong đới nóng 
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
 	- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài
	+ Trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK trang 130
	+ Làm bài tập bản đồ
 	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Chuẩn bị bài 43 DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ 
 	+ Đô thị hóa ở B.Mĩ khác Nam Mĩ như thế nào?
 	+ Vì sao dân cư thưa thớt ở 1 số vùng ở Nam Mĩ
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT 47 - BAI 42.docx